TRAN XUAN AN - TIEU SU BN. PCDT. NGUYEN VAN TUONG [ 1 ]

Cuốn sách này, tác giả biên soạn để làm sách dẫn, phục vụ việc nghiên cứu "Đại Nam thực lục chính biên (IV, V, VI)"; đồng thời, đây cũng là đề cương chi tiết của bộ truyện - sử kí - khảo cứu tư liệu lịch sử của tác giả: "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886)" (NXB. Văn Nghệ TP. HCM., 2004). Trần Xuân An.

4.2.06

TIỂU SỬ BIÊN NIÊN KÌ VĨ PCĐT. NGUYỄN VĂN TƯỜNG (tệp 4)

TRẦN XUÂN AN
(biên soạn)

TIỂU SỬ BIÊN NIÊN
KÌ VĨ PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN
NGUYỄN VĂN TƯỜNG
(1824 – 1886)

(tiếp theo)
(Tệp 4)

D. CHƯƠNG NĂM

X. THỜI LÀM PHÓ SỨ BỘ 1873, KÍ “HÒA” ƯỚC GIÁP TUẤT 1874.


+++ Tháng năm âl. (Quý dậu, 1873).
++ Triệu tập Lê Tuấn (kinh lược), Nguyễn Văn Tường (tán lí), Trần Hy Tăng (đang ở nhà nuôi mẹ già ốm, tạm xin nghỉ) về kinh đô. Nguyên do: tướng nước Pháp ở Gia Định đưa thư yêu cầu ta nhượng hẳn cho chúng 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ bằng “hòa” ước, mặc dù chúng đã chiếm từ 1867 (thư gửi từ tháng giêng âl. năm này). Đình thần sợ rằng đó là ý tướng Pháp ở Gia Định, không phải ý quốc trưởng Pháp, xin đưa sứ bộ sang Ba Lê (Paris) hỏi, về báo cáo, rồi tính liệu sau. Vua cho là phải, nên có lệnh dụ triệu tập trên.
(ĐNTL.CB., tập 32, sđd., tr. 293).
+++ Tháng sáu âl..
++ Vua ngự ở Điện Văn Minh, triệu Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường vào, từng người một, để hỏi tình hình biên giới phía Bắc.
Lê Tuấn được hỏi về việc biên giới ở Hải Dương, Quảng Yên.
Lê Tuấn trình bày về 3 tổng: 1 ở bãi cát biển, 2 ở hải đảo. Ba nơi ấy tàu thuyền đi đến để đánh giặc đã khó, giặc lại dễ trốn. Hải Dương lại quá nhiều đường sông; cách Quảng Yên, Nam Định chỉ một ngày đường, lại có đến 7, 8 cửa biển…
Nguyễn Văn Tường được hỏi: Việc biên giới Bắc Kỳ sao lâu rồi vẫn không xong? Nguyễn Văn Tường trình bày: Thượng du nước độc, lam chướng nhiều; quân nhiễm bệnh lắm. Vua: Kĩ nghệ quân sự của quân Thanh có hơn gì ta, sao giặc lại sợ? Nguyễn Văn Tường: Quân Thanh phần lớn là người thượng du, đã quen sơn lam chướng khí. Vua: Không nên dùng quân quá 3 năm, mà nay đã 4, 5 năm; làm sao xong việc dẹp giặc phỉ? Nguyễn Văn Tường: Đã hết lòng hết sức, nhưng thế và lực không thể sớm xong được. Vua: Mong yên phía Bắc để tính việc khác, không ngờ kéo dài đến thế…
Vua bảo Bộ Binh (Trần Tiễn Thành): Giặc có súng thần công kiểu mới, súng lục kiểu Tây, vỏ đồng, bắn nhanh; hỏi mua ở đâu, để kịp mua dùng?
Vua lại triệu Lê Tuấn vào, hỏi về Hoàng Tá Viêm và Lê Hữu Thường. Lê Tuấn tâu nhận xét. Vua lại hỏi về vùng Cát Bà. Lê Tuấn đáp: Đó là nơi giặc giấu của cải cướp được và người Thanh ở đấy tiêu thụ giúp.
(sđd., tr. 300 – 303).
++ Sứ bộ sang Tây: Lê Tuấn (thượng thư), Nguyễn Văn Tường (tạm mang hàm tham tri), Nguyễn Tăng Doãn (hồng lô tự khanh, sung làm tham biện). Sứ bộ sẽ vào Gia Định hội đàm với toàn quyền đại thần Pháp Du Bi Lê (Dupré) để định “hòa” ước trước (*), rồi sau đó sẽ sang Pháp.
(sđd., tr. 304).
---- (*) Ngày 16 tháng 6 nhuận, âl., sứ bộ về cửa biển Thuận An. Hôm sau, ngày 17, lên tàu khởi hành vào Gia Định. ----
+++ Tháng sáu nhuận âl..
++ Đoàn thuyền Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) đậu mãi ở Hà Nội, quyết mở việc kinh doanh thương nghiệp. Mặc dù ta đã gửi thư cho tướng Pháp tại Phủ súy Gia Định, Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) vẫn không chịu rút. Y bảo, nếu Du Bi Lê (Dupré) cản y, y sẽ không còn là người Pháp nữa, và sẽ rủ người nước khác đến Bắc Kỳ. Nguyễn Tri Phương cho là lời nói của Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) có ý hăm dọa, tâu vào triều đình. Bỗng tuần vũ Nghệ An Tôn Thất Triệt bắt được thư Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) liên lạc về việc góp vốn để “buôn” từ Bắc Kỳ lên Vân Nam (thư Đồ Phổ Nghĩa [Jean Dupuis] trả lời)! Người y gửi thư là giám mục Ngô Gia Hậu (Gauthier) ở Nghệ An! Vua sai gửi thư cho tướng Pháp và sai sao bức thư Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) cho Nguyễn Tri Phương và các quan tỉnh Bắc Kỳ (bản dịch của tỉnh Nghệ An), để phòng bị.
(sđd., tr. 305 – 307).
++ Tổng đốc Hoàng Văn Tuyển (tỉnh Bình Định) xin mở lò đúc tiền. Vua cho. Người buôn thuộc nước Thanh liền chở tiền giả thông đồng với Hoàng Đình Quan (chủ lò). Lập tức bãi bỏ.
(sđd., tr. 306 – 307).
++ Đồ Phổ Nghĩa (Dupuis) thông đồng ngầm với giặc Cờ vàng Hoàng [Sùng] Anh khi y lên Hưng Hóa.
(sđd., tr. 306).
++ Khâm phái Phan Khắc Kiệm đến 9 châu ở huyện Thành Hóa, Quảng Trị cấp vải, muối (Lào đã chiếm mất 3 châu vào năm trước).
(sđd., tr. 309).
++ Ông Ích Khiêm, Trương Văn Đễ bị bắt trói đưa về kinh nghị xử. Nay phát đi quân thứ Tuyên Quang.
(sđd., tr. 309 – 310).
++ Ngụy Khắc Đản chết.
(sđd., tr. 312).
+++ Tháng bảy âl..
++ Đồ Phổ Nghĩa (J. Dupuis) vẫn tiếp tục gây hấn: Câu kết với bọn người Hoa gian thương (Bành Lợi Ký, Quan Tá Đình), câu kết với giặc Cờ vàng Hoàng Anh, đánh nguyên đốc học Lê Đình Diên, bắn chết lí trưởng ở Kim Liên; chở muối gạo, vận tải súng đạn lên Vân Nam. Cơ mật viện tâu xin bắt giam Bành Lợi Ký, Quan Tá Đình ở Sơn Tây. Vua dè dặt, sợ khích biến, nên giao cho Nguyễn Tri Phương xét kĩ.
(sđd., tr. 321).
+++ Tháng tám âl..
++ Thư tổng đốc Quảng Đông (Trung Hoa) và thư triều đình Đại Nam bàn luận về Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis)…
(sđd., tr. 322 – 324).
++ Nguyễn Tri Phương ủy nhiệm bố chính Vũ Đường mời Đồ Phổ Nghĩa (J. Dupuis) đến Sứ quán Hà Nội. Hai thuộc viên của y (Uông Sư Đa [?], Hà Sằn [George Vlavianos?]) đi thay.
(sđd., tr. 324).
++ Binh bộ hữu tham tri Phan Đình Bình sung làm khâm sai ra Bắc, để cùng Nguyễn Tri Phương xử trí vụ Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis). Vua dặn, ý rất dè dặt, sợ sinh biến.
(sđd., tr. 325).
++ Nguyễn Tri Phương tâu: Đồ Phổ Nghĩa (J. Dupuis) gây hấn bằng cách làm càn, khiêu khích ở Sơn Tây (nơi hộ đốc Trần Bình trấn nhậm). Vua dặn, chớ sa vào mưu kế của hắn.
(sđd., tr. 327 – 328).
++ An Nghiệp Ngạc Nhe (Françis Garnier) đến Đà Nẵng, Nguyễn Khoa Luận, Trần Văn Quỳnh, Nguyễn Văn Thi được lệnh vua đón tiếp, và theo y ra Bắc, ngỡ là để giải quyết vụ Đồ Phổ Nghĩa (J. Dupuis), như trước đó, Đồ Phổ Nghĩa (J. Dupuis) đã gửi thư báo. Khi Ngạc Nhe (Françis Garnier) đã đến Hà Nội, y đợi Nguyễn Tri Phương, bố chính Hà Nội Vũ Đường và lãnh binh quan Nguyễn Đăng Nghiễm ra khỏi thành đón tiếp y tại quán trọ, y liền dẫn quân xông thẳng vào thành, rất ngang ngược. Quyền suất đội Nguyễn Đăng Viên phải bị cách chức, về quê. Dẫu thế, An Nghiệp (Françis Garnier) vẫn được trú ở trường thi Hà Nội!
(sđd., tr. 328 – 329).
++ Một viên quan năm Pháp, chỉ huy 5 chiếc thuyền, y cùng thuyền tiếp tục đến Đồ Sơn. Quyền tổng đốc Hải Dương Đặng Xuân Bảng ủy nhiệm phái viên đến thăm hỏi, và tâu vào triều. Nhóm Trần Tiễn Thành bàn với vua: Chẳng qua bè lũ chúng dùng cách thức hăm dọa để cho điều ước chóng thành. Nhóm Trần Tiễn Thành cũng chỉ mong cho ổn thỏa!
(sđd., tr. 330 – 331).
+++ Tháng chín âl..
++ Hà Nội, Nam Định hoãn kì thi hương văn, võ.
(sđd., tr. 331).
++ Lê Tuấn ốm, ở lại Gia Định. Vua sai thầy thuốc đến chữa, sai trung sứ (*) mang thuốc vào. Tập tâu của Lê Tuấn: Xin đổi người làm chánh sứ. Thư Du Bi Lê (Dupré): Không muốn đổi người. Vua cũng không cho đổi, lục chỉ bảo sứ thần phải tuân theo lệnh dụ trước đây.
---- (*) Trung sứ: người đi lại giao liên giữa triều đình và sứ bộ. ----
(sđd., tr. 333).
++ Thự tả tham tri Bộ Lại Nguyễn Chính (Chánh): Thương bạc đại thần. Tự Đức ra dụ về quyền hạn và chức năng (phải hội bàn với các đại thần, mặc dù Thương bạc đại thần cũng như “tổng lí”, theo danh từ nhà Thanh sử dụng để gọi cơ quan tương tự ở nước Thanh).
(sđd., tr. 335).
+++ Tháng mười âl..
++ Phạm Phú Thứ trước đây (tháng năm âl.) bị giáng chức, nay được trả lại: thượng thư Bộ Hộ.
(sđd., tr. 335).
(xem lại: sđd., tr. 296 – 297).
++ Phái viên nước Pháp An Nghiệp (Françis Garnier) đánh phá thành Hà Nội (ngày mùng 1 tháng 10 âl., Quý dậu, Tự Đức năm thứ 26 [1873]): An Nghiệp (F. Garnier) tự thị làm điều ước, giao quan Hà Nội niêm yết. Các quan bảo chưa có lệnh. An Nghiệp (F. Garnier) tấn công. Nguyễn Lâm, con trai Nguyễn Tri Phương, chết. Bản thân Nguyễn Tri Phương bị thương và bị giặc bắt. Tổng đốc Bùi Thức Kiên, án sát Tôn Thất Trắc trốn thoát. Cai tổng Đức bắt Bùi Thức Kiên đem nộp, lãnh 100 quan tiền thưởng! Pháp bắt Phan Đình Bình (khâm Phái), Vũ Đường (bố chính), Đặng Siêu (đề đốc), Nguyễn Đăng Nghiễm (lãnh binh) đưa về Gia Định. (Về sau, Nguyễn Văn Tường hết sức cứu gỡ, mới được tha, về Huế cùng chuyến tàu thủy với Nguyễn Văn Tường). Tự Đức biết là do Du Bi Lê (Dupré) chỉ đạo cho An Nghiệp (F. Garnier); bảo triều thần thông báo cho Nguyễn Văn Tường, nói với Du Bi Lê (Dupré): Hãy trả thành Hà Nội rồi định điều ước. Và vua phái một số quan đến Hà Nội tổ chức phòng bị, chiêu tập binh dõng. An Nghiệp (F. Garnier) bấy giờ tự tiện đặt quan chức theo sự lựa chọn của y. Đó là bọn tay sai, cơ hội. Vua liền chọn người của triều đình, phái đến: Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp, Đặng Văn Huấn, Trương Gia Hội, Phan Đề, Hoàng Đôn Điển, Nguyễn Đức Thực. Ngoài ra, Trương Gia Hội phải đưa đi theo giám mục Bình (Bohier), linh mục Đăng (Dangelzer) (2 người này ở nhà thờ Kim Long, Huế). Cả ba cùng ra tới Thanh Hóa, rồi cùng Trần Đình Túc ra Hà Nội. Pháp lại chiếm phủ Lý Nhân, 2 huyện Hoài Đức, Gia Lâm. Hồ Uy, Nguyễn Chính được phái ra Tam Điệp (Thanh Hóa – Ninh Bình). An Nghiệp (F. Garnier) ngày càng ngang ngược, đặt quan chức một cách bừa bãi để làm tay sai cho Pháp.
(sđd., tr. 336 – 339).
++ Tàu của Pháp đến Hưng Yên (nơi tuần phủ Nguyễn Đức Đạt, án sát Tôn Thất Phiên [Phan] trấn nhậm)…
(sđd., tr. 339).
++ Ngày 14-10 âl., tàu thủy Pháp đến Hải Dương. Tình thế cũng như ở Hà Nội. Pháp đánh ngay. Ngày 15 âl., Pháp chiếm tỉnh thành. Lê Hữu Thường, Đặng Xuân Bảng, Nguyễn Hữu Chính, Nguyễn Đại trốn thoát!
(sđd., tr. 339 – 340).
++ Ngày 16-10 âl., tàu Pháp đến Ninh Bình. Nguyễn Thứ ra đón tiếp. Pháp dắt tay Thứ vào thành! Đến cửa thành, giặc bắn vào quan binh trong thành. Và thành mất!
(sđd., tr. 340).
++ Đường trạm Nam – Bắc bị chặn, bị cướp công văn.
(sđd., tr. 340).
++ Từ Ninh Bình, tàu thủy Pháp đến Nam Định. Nguyễn Hiên, Phạm Văn Nghị, Nguyễn Văn Lợi chận đánh ở đồn Độc Bộ, nhưng không thắng, phải rút. Ngày 21, sáng sớm, tàu Pháp chạy trên sông Vị Hoàng, bắn vào thành. Thành Nam Định mất.
(sđd., tr. 340).
++ Vua mật sai Hoàng Tá Viêm và Tôn Thất Thuyết chọn 1.000 quân, kéo về Từ Sơn (Bắc Ninh).
(sđd., tr. 341).
++ Trần Đình Túc ngẫu nhiên bị bệnh. Nguyễn Chính thay làm khâm sai phỏng định thương ước toàn quyền.
(sđd., tr. 341 – 342).
++ Tự Đức sai Cơ mật viện – Thương bạc viết thư trách Du Bi Lê (Dupré). Đình thần bàn: Thâm tâm Du Bi Lê (Dupré) muốn sinh sự để làm sức ép, buộc ta kí “hòa” ước. Khi sứ bộ lên đường, có chỉ dụ phải đấu tranh buộc Pháp trả lại ba tỉnh Miền Tây Nam Kỳ (An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long) mới định “hòa” ước, hoặc ít ra Pháp cũng phải trả lại cho ta 1, 2 tỉnh. Sứ bộ đến nay vẫn chưa được giao ấn và sắc toàn quyền (khác với sứ bộ Phan Thanh Giản, hồi 1862). Đình thần xin vua thuận theo ý Du Bi Lê (Dupré).
(sđd., tr. 342).
++ Nghe tin Lê Tuấn được cấp ấn và sắc toàn quyền, Nguyễn Văn Tường làm phó, Du Bi Lê đến chỗ sứ bộ tạm trú để tỏ ý chúc mừng (xã giao!). Sứ bộ yêu cầu trả 4 tỉnh Bắc Kỳ và An Nghiệp (F. Garnier) phải rút ngay khỏi đất Bắc Kỳ, mới định “hòa” ước. Du Bi Lê (Dupré) viết thư ra (2 bản: 1 bản phát đi theo đường bộ, 1 bản giao cho Nguyễn Văn Tường mang về trình Tự Đức). Nguyễn Văn Tường cùng Hoắc Đạo Sinh (Philastre) và 4 quan chức (khâm phái, quan tỉnh Hà Nội) cùng đi tàu thủy ra Đà Nẵng, rồi theo đường bộ ra Huế. Bốn viên quan đó là Phan Đình Bình, Vũ Đường, Đặng Siêu, Nguyễn Đăng Nghiễm, vốn bị Pháp bắt ở Hà Nội, lúc Hà Nội thất thủ, đưa vào Gia Định trước đây.
(sđd., tr. 342 – 343).
++ Phan Đình Bình ra Huế trước, tâu bày: Mặc dù đang bị bắt, Phan Đình Bình cũng đã cùng các sứ thần (Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Tăng Doãn) thuyết phục, biện bác với Du Bi Lê (Dupré). Do đó, Du Bi Lê (Dupré) chịu trả Hà Nội, và y đã gửi thư cho An Nghiệp Ngạc Nhe (Garnier) rút quân. Khi xuống tàu, lại được tin 3 tỉnh kế tiếp nhau mất! Nguyễn Văn Tường yêu cầu Pháp phải trả cả 4 tỉnh . Du Bi Lê (Dupré) đồng ý. Và tiếp đó, sau khi Phan Đình Bình tâu bày, Hoắc Đạo Sinh (Philastre) cùng Nguyễn Văn Tường và các quan khác đến Huế. Hoắc Đạo Sinh (Philastre) chỉ được lệnh Du Bi Lê (Dupré) ra đến Huế rồi lại vào Gia Định cùng Nguyễn Văn Tường, để định “hòa” ước. Bị thuyết phục (kể cả viên trưởng tàu thủy người Pháp), Hoắc Đạo Sinh (Philastre) đồng ý và cùng Nguyễn Văn Tường ra Hà Nội. Vua muốn Phan Đình Bình đi theo. Nguyễn Văn Tường ngại là An Nghiệp (F. Garnier) vốn có ác cảm với Phan Đình Bình (vì y ngờ Phan Đình Bình, khi bị giải giao vào Gia Định, đã chỉ trích y trước mặt Du Bi Lê [Dupré]). Khi An Nghiệp (F. Garnier) có ác cảm như thế, sẽ đâm ra hỏng việc. Và Phan Đình Bình được lệnh dụ ở lại Huế. Vua lại sai Thương bạc viết thư cho Du Bi Lê (Dupré) để y biết; đồng thời cũng sai viết thư cho Hoắc Đạo Sinh (Philastre) để y theo kế hoạch đã bàn mà tiến hành.
(sđd., tr. 343 – 344).
++ Tăng cường phòng thủ Thuận An, Tư Hiền (Thừa Thiên) và các nơi khác.
(sđd., tr. 344 – 345, tr. 346).
++ Thự Binh bộ hữu tham tri Nguyễn Hữu Lập: Thương bạc đại thần.
(sđd., tr. 345).
+++ Tháng mười một âl..
++ Khi bọn Pháp đón tổng đốc Hà – Ninh Trần Đình Túc, tuần phủ Hà Nội Nguyễn Trọng Hợp, án sát Trương Gia Hội, lãnh binh Hoàng Đôn Điển và Bình (Bohier, giám mục), Đăng (Dangelzer, linh mục) vào thành Hà Nội, bấy giờ, bọn Hán gian được An Nghiệp (F. Garnier) sử dụng toan gây biến.
(sđd., tr. 348 – 349).
++ Nguyễn Tri Phương tử tiết.
(sđd., tr. 349).
++ Hoàng Tá Viêm, Tôn Thất Thuyết đưa quân Lưu Vĩnh Phúc về đóng ở Hương Canh (Từ Liêm, Hà Nội). Ngày 02-11 âl., Lưu Vĩnh Phúc khiêu chiến. An Nghiệp (F. Garnier) đang bàn định điều ước thương mại với Trần Đình Túc, vội mang quân ra nghênh chiến. Lưu Vĩnh Phúc vờ bỏ chạy. An Nghiệp (F. Garnier) thúc ngựa đuổi theo. Đến Ô Cầu Giấy, Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy quân đánh phục kích. An Nghiệp (F. Garnier) và 4 tên Pháp chết tại trận.
(sđd., tr. 349 – 350).
++ Vua Tự Đức vui mừng khi nghe tin, nhưng vẫn chỉ dụ Hoàng Tá Viêm, Tôn Thất Thuyết cho Lưu Vĩnh Phúc rút quân. Bọn Pháp hết hồn phách, vẫn cứ ngoan cố.
(sđd., tr. 351).
++ Trần Đình Túc sợ Hoàng Tá Viêm, Tôn Thất Thuyết quá hăng hái, hỏng việc, bảo Nguyễn Trọng Hợp, Trương Gia Hội ra gặp, bàn chuyện.
(sđd., tr. 351).
++ E Mi (Esmez) được Du Bi Lê (Dupré) cử thay An Nghiệp (Françis Garnier), vào ngày 06-11 âl..
(sđd., tr. 351).
++ Theo phép ngoại giao, vua tặng khánh vàng cho Du Bi Lê (Dupré).
(sđd., tr. 352).
++ Khi Trần Đình Túc ốm, vua định thay bằng Nguyễn Chính (*). Nay vẫn như dụ trước. Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp sẽ cùng Nguyễn Văn Tường định điều ước tạm tại Hà Nội. Nguyễn Chính vẫn đóng quân tại Thanh Hóa để trấn áp.
(sđd., tr. 352).
---- (*) Nguyễn Chánh – người Bình Dương, Nam Kỳ. ----
++ Quân gian tặc Thiên Chúa giáo cướp đồ thờ ở đền Sùng Sơn (núi Tam Điệp, Thanh Hóa). Quan quân ở đấy không đánh dẹp ngay, liền bị giáng cấp.
(sđd., tr. 353 – 354).
++ Sau hai ngày đi trên biển, từ Đà Nẵng, Nguyễn Văn Tường, Hoắc Đạo Sinh (Philastre) và tùy tùng đã đến cửa sông Cấm (hải Dương). Tàu mắc cạn, phải thuê thuyền nhỏ đến Hải Phòng, nhưng bị giặc biển chặn đường, phải trở về. Chợt nghe tin An Nghiệp Ngạc Nhe (Françis Garnier) bị giết, Hoắc Đạo Sinh (Philastre) và bọn Pháp đập tay xuống bàn, tức giận. Nguyễn Văn Tường bình tĩnh, thong thả, ung dung biện thuyết, cho là An Nghiệp (Garnier) chết không phải do quân của triều đình Đại Nam. Cuối cùng, theo tính toán của Nguyễn Văn Tường, Pháp cho tàu thủy Đề Ta Di (Decrès) đi đánh hải tặc, và tàu thủy Đát Tờ Di (D’Estrées) đến Hải Dương, định niêm yết cáo thị: Pháp đã thuận ý trả thành. Ngày 08-11 âl., phái đoàn hai bên đến Hải Phòng. Ngụy tổng đốc Trương mưu tính bắt cóc Nguyễn Văn Tường để phá hỏng việc (Trương là thợ rèn, theo Thiên Chúa giáo, đích thực là Việt gian). Nguyễn Văn Tường nghe tin do thám, biết sự thể, bàn với Hoắc Đạo Sinh (Philastre) bắt tên Trương, giải xuống tàu thủy giam lại. Nguyễn Văn Tường thông báo cho Bắc Ninh, Hưng Yên đem quân ta đến.
(sđd., tr. 355 – 356).
++ Ngày 12-11 âl., Pháp trả thành Hải Dương.
(sđd., tr. 356, tr. 357).
++ ngày 15-11 âl., khi đến Hà Nội, Nguyễn Văn Tường bàn với Hoắc Đạo Sinh (Philastre) để Pháp trả luôn Nam Định, Ninh Bình. Hoắc Đạo Sinh (Philastre) cũng thuận theo. Trần Đình Túc, Trương Gia Hội đi nhận lại các tỉnh. Vua khen Nguyễn Văn Tường, giao việc định thương ước cho ông. Du Bi Lê (Dupré) đưa thư: Sẽ định thương ước tại Gia Định.
(sđd., tr. 357 – 358).
++ Nguyễn Chính về Hà Nội để trấn áp.
(sđd., tr. 358).
++ Vua thưởng bọn Pháp để khích lệ chúng chóng trả tỉnh, thành (theo phép ngoại giao!).
(sđd., tr. 358).
++ Bọn Pháp thuộc quân An Nghiệp (F. Garnier) ngờ Hoắc Đạo Sinh (Philastre) nhận của hối lộ từ triều đình Đại Nam.
(sđd., tr. 359).
++ Sau 3 ngày, phái đoàn hai bên bàn định các tạm ước mới xong. Ngay sau đó, Hoắc Đạo Sinh (Philastre) liền giải tán một vạn hai (12.000) quan lính ngụy Bắc Kỳ, cả giáo lẫn lương (tất nhiên đa số là tín đồ Thiên Chúa giáo do Puginier cung ứng), làm tay sai cho An Nghiệp (Garnier).
(sđd., tr. 359).
++ Ngày 25-11 âl., ta nhận thành Hà Nội. Quân Pháp rút về Sở Hải phòng tại Hải Dương, kể cả đoàn tàu thủy của Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis).
(sđd., tr. 359).
++ Lê Na (Rheinart) đến Hà Nội, thay Hoắc Đạo Sinh (Philastre).
(sđd., tr. 359).
++ Bốn tỉnh Bắc Kỳ, Pháp đã trả xong. Tình trạng lương, giáo thù nhau lại bùng lên gay gắt, trộm cướp nổi dậy…
(sđd., tr. 359 – 360).
++ Quan cũ bốn tỉnh Bắc Kỳ có lệnh chịu trói, bị giải về kinh đô Huế.
(sđd., tr. 359).
+++ Tháng mười hai âl..
++ Thưởng cho tán tương Trương Quang Đản và các quan đánh dẹp được bọn Việt gian và giặc Pháp (200 tên Việt gian bị chém; 6 tên Pháp cũng bị bắn hoặc bị chém chết).
(sđd., tr. 361 – 362).
++ Cơ mật viện tâu: Lê Tuấn, Nguyễn Tăng Doãn ở Gia Định gửi công văn về, giục Nguyễn Văn Tường vào cùng Hoắc Đạo Sinh (Philastre) để kịp định ước, bởi Du Bi Lê (Dupré) sắp về Pháp. Vua bảo Cơ mật viện: Nguyễn Văn Tường giải quyết việc nào xong, việc nào còn lại, bàn giao cho ổn thỏa; khi Nguyễn Văn Tường và Hoắc Đạo Sinh (Philastre) vào, phải ghé Đà Nẵng, đi đường bộ ra Huế; Nguyễn Văn Tường trả và nhận lệnh rồi mới vào Gia Định. Vua mật dụ thêm cho Nguyễn Văn Tường: Vấn đề xung đột lương – giáo; vấn đề Pháp sử dụng, cất đặt bọn Việt gian Bắc Kỳ làm quan (phải loại bỏ hết, nếu được; còn nếu đành nhân nhượng bọn Pháp, cũng chỉ chấp nhận cho tay sai của chúng ở chức quan nhỏ, và chỉ một vài tên).
(sđd., tr. 362 – 363).
++ Dụ cho Nguyễn Chính về việc xử trí lương – giáo, vấn đề bọn Việt gian Bắc Kỳ, cũng như đã dụ cho Nguyễn Văn Tường.
(sđd., tr. 363 – 364).
++ Dụ từ kinh đô Huế: Cử người hiền tài bỏ sót.
(sđd., tr. 364 – 365).
++ Xét nghĩ về Nguyễn Tri Phương và phò mã Nguyễn Lâm (công, tội, tình…).
(sđd., tr. 367 – 368).
++ Nguyễn Văn Tường đã hẹn ngày về (ngày 26 – 27-12 âl.,) nhưng vẫn còn vấn đề lương – giáo, phải xử trí. Nguyễn Văn Tường lại ngã bệnh, nên công việc đành chậm lại. Vua dụ cho Lê Tuấn, Nguyễn Tăng Doãn, gồm các khoản:
- Nếu cần, sứ bộ cứ sang Tây;
- Việc ở Bắc Kỳ, bàn giao cho Lê Na (Rheinart) và Nguyễn Chính, Trần Đình Túc;
- Phải đợi Nguyễn Văn Tường vào Gia Định mới kí “hòa” ước;
- Cố gắng định liệu “hòa” ước cho lâu dài;
- Xem xét việc Pháp đền bù cho ta về những thiệt hại gần đây.
Nói chung, Tự Đức đã dụ rõ: Điều ước đã chuẩn cho tiến hành kí kết, xong hay không, đi Pháp hay khỏi đi, là tùy Du Bi Lê (Dupré) và sứ bộ Đại Nam; riêng khoản chấp nhận có sự hiện diện thường trú của viên khâm sứ Pháp tại kinh đô Huế, phải đợi 1, 2 năm, sau khi đã mở văn phòng lãnh sự Pháp ở cửa biển Bắc Kỳ.
(sđd., tr. 368 – 370).

31) Tự Đức năm thứ 27, Giáp tuất (1874): 51 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
++ Thống sát Pháp Hoắc Đạo Sinh (Philastre) cùng khâm sai Nguyễn Văn Tường về đến Sứ quán Huế. Theo lời Nguyễn Văn Tường, Hoắc Đạo Sinh (Philastre) rất có lòng với nước Đại Nam ta. Vua cử người (quan Viện – Bạc) đến thăm hỏi và ban một đạo dụ khen ngợi Hoắc Đạo Sinh (Philastre). Nguyễn Văn Tường cho viên linh mục làm thông ngôn (hành nhân) hỏi ý Hoắc Đạo Sinh (Philastre) để tặng quà đúng ý y. Hoắc Đạo Sinh (Philastre) đáp, đó là sắc dụ khen ngợi chính tay vua Tự Đức viết vào lụa, để làm của báu đời đời cho dòng họ của y. Ngoài ra, triều đình còn tặng y các loại vật phẩm khác.
(ĐNTL.CB., tập 33, sđd., tr. 8).
++ Hoãn kì thi hương văn, võ ở Hà Nội, Nam Định.
(sđd., tr. 8).
++ Nguyễn Văn Tường xin thay người làm phó sứ vào Gia Định, vì bản thân ốm bệnh. Vua rất lo vì “hòa” ước chưa định xong; liền đặc cách ban sâm quế vua dùng và xuống dụ cho thầy thuốc ngự y đến điều trị.
(sđd., tr. 9).
++ Bố chính sứ Bắc ninh Phạm Thận Duật thăng tuần phủ Hà Nội để giúp Trần Đình Túc.
(sđd., tr. 9).
++ Nguyễn Văn Tường và Hoắc Đạo Sinh (Philastre) vào Gia Định. Vua sai quan Viện – Bạc tiễn chân.
(sđd., tr. 9).
++ Vua mật dụ cho kinh lược sứ Nguyễn Chính và các quan tỉnh Bắc Kỳ: Xử trí vấn đề xung đột lương – giáo, và dẹp yên trộm cướp, theo cách Nguyễn Văn Tường vừa rồi.
(sđd., tr. 9 – 10).
++ Nguyễn Văn Tường và Hoắc Đạo Sinh (Philastre) đã đến Gia Định, lại cùng Lê Tuấn, Du Bi Lê (Dupré) định “hòa” ước.
(sđd., tr. 10).
++ Trần Tấn, Đặng Như Mai (quê ở Thanh Chương, Nghệ An, đều là tú tài) nổi dậy sát tả (đánh phá các giáo đường Thiên Chúa giáo [*]). Vua cho rằng “không hiểu việc biến đổi ở đời” (nguyên văn)! Trần Tấn, Đặng Như Mai trước đây đã bị quan quân triều đình bắt giam, và đã tha, nay lại nổi dậy, “bình Tây sát tả” (nhưng “sát tả” là cương lĩnh chủ yếu!). Tổng đốc Tôn Thất Triệt xin quân. Tổng thống Hồ Oai, tham tán Chu Đình Kế đem lính kinh (thuộc Bộ Binh, tức là quân chủ lực) hiện đang ở Thanh Hóa (600 người), lính Nghệ (500 người, đang phái) tiến đến Nghệ An.
(sđd., tr. 10 – 11).
---- [*] Sự kiện Văn thân Nghệ – Tĩnh, người biên soạn (Trần Xuân An) diễn đạt khác với ĐNTL.CB., mặc dù vẫn giữ nguyên vẹn tuyệt đối các chi tiết của sự kiện vốn đã được Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép lại. ----
++ Đặng Văn Kiều (người Hà Tĩnh, quang lộc tự khanh, Sử quán toản tu) sung làm khâm phái ra Nghệ hiểu dụ vấn đề lương – giáo.
(sđd., tr. 11).
++ “Hòa” ước mới định, gồm 22 khoản, thay thế “hòa” ước 1862 (Nhâm tuất, Tự Đức năm thứ 15). Đây là “hòa” ước 1874 (Giáp tuất, Tự Đức năm thứ 27) do Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường và toàn quyền đại thần làm khâm sai cho quốc trưởng Pháp là Du Bi Lê (Dupré) – tổng thống Nam Kỳ thủy lục quân dân đại nguyên soái – cùng bàn định và kí tên, tại Phủ súy Gia Định ngày 27-01 âl., Giáp tuất, Tự Đức năm thứ 27 (15-03-1874). Có một số điều khỏan quan trọng hoặc cần lưu ý:
~x~ […]
~2~ Điều khoản 2: Đại Nam không thần phục nước nào; Pháp giúp Đại Nam tiễu phỉ và đánh ngoại xâm, nếu Đại Nam yêu cầu.
~3~ Điều khoản 3: Pháp can thiệp vàp chính sách ngoại giao của Đại Nam; Đại Nam vẫn có quyền quan hệ ngoại giao với các nước vốn có tình hữu nghị (thông sứ) trước đây, có quyền bàn định thương ước với bất kì nước nào nhưng vẫn bị thương ước với Pháp ràng buộc.
~4~ Điều khoản 4: Pháp tặng Đại Nam tàu chiến, súng đạn…; Pháp sẽ giúp Đại Nam về kĩ thuật quân sự và các công nghệ khác…
~5~ Điều khoản 5: Đại Nam nhượng đứt cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ (*), ngoại trừ phần mộ và ruộng tự điền của hai họ Hồ, Phạm vốn là họ ngoại của vua.
---- (*) Đây chỉ là việc hợp thức hóa sự đã rồi (Pháp chiếm cả Nam Kỳ lục tỉnh từ 1862 [“hòa” ước Nhâm tuất] và 1867 [Phan Thanh Giản nhượng bộ và tự sát]). ----
~6~ Điều khoản 6: Bỏ hết số tiền “bồi thường chiến phí” [!] mà Pháp ép buộc Đại Nam ở “hòa” ướcc 1862 (Nhâm tuất).
~7~ Điều khoản 7: Số tiền Pháp ép buộc bồi thường cho Y Pha Nho (Tây Ban Nha) sẽ khấu trừ dần vào thuế xuất nhập khẩu sau này…
~8~ Điều khoản 8: Bọn Việt gian làm tay sai cho thực dân Pháp, hoặc những người Pháp chống chủ nghĩa thực dân Pháp, giúp Đại Nam, đều được hai nước khoan hồng.
~9~ Điều khoản 9: Giáo sĩ Pháp và Y Pha Nho được tự do truyền đạo Thiên Chúa với các điều kiện rộng rãi (số nhà thờ, số người hội họp, xem lễ…); và giáo dân được đi thi, được làm quan cho triều đình Đại Nam, được bình đẳng và không bị sỉ nhục…
~10~ Điều khoản 10: Đại Nam được mở trường dạy học ở 6 tỉnh Nam Kỳ, nhưng do quan Pháp quản lí; nội dung giảng dạy không được có tư tưởng chống Pháp; sĩ tử có quyền tế tự ở Văn miếu.
~11~ Điều khoản 11: Mở cửa biển Thị Nại ở Bình Định, Ninh Hải ở Hải Dương; thông thương trên sông Hồng từ cửa biển đến Hà Nội, lên đến Vân Nam (Trung Hoa), với thương ước kèm theo “hòa” ước này.
~12~ Điều khoản 12: Đại Nam chỉ định nơi cư trú, buôn bán cho người Pháp, dân thuộc địa của Pháp, các người Âu Tây khác, và cả với người Tân lục địa châu Mỹ; họ được lưu thông buôn bán trên sông Hồng, được quyền thuê sức lao động của người dân Đại Nam.
~13~ Điều khoản 13: Pháp đặt chức lãnh sự Pháp ở các cửa biển đã khai thương với số lính Pháp bảo vệ không quá 100 tên…
~x~ […]
~16~ Điều khoản 16: Lãnh sự Pháp có quyền xét xử ưu tiên người Pháp phạm lỗi trên nước Đại Nam.
~17~ Điều khoản 17: Sự bất bình đẳng trong việc xét xử, do quyền tòa án Pháp được ưu tiên hơn…
~x~ […]
~20~ Điều khoản 20: Đại Nam và Pháp đặt khâm sứ ở kinh đô hai nước, sau một năm kể từ ngày kí kết “hòa” ước này.
(sđd., tr. 12 – 22).
Đó là một cưỡng ước mà Pháp dùng sức mạnh quân sự và tả đạo Thiên Chúa giáo để ép buộc triều đình Đại Nam phải chấp nhận một cách thua thiệt và chua xót.
++ Du Bi Lê (Dupré) về nước Pháp, Kha Răng (Krantz) sang thay.
(sđd., tr. 22).
++ Vua treo thưởng cho việc bắt Trần Tấn, Đặng Như Mai.
(sđd., tr. 23).
++ Theo thủ tục ngoại giao, vua Tự Đức thưởng cho tướng Pháp, các quan lính Pháp và giám mục Bình (Bohier), linh mục Đăng (Dangelzer), giáo sĩ Hoằng (người Hà Tĩnh). Nguyễn Văn Tường xin thưởng cho thuộc viên Nội các Nguyễn Đăng Ngoạn (lãnh trước tác), Đoàn Như Bích (lãnh biên tu), mùa đông năm ngoái, Quý dậu (1873 – đầu năm 1874), được sung làm tùy phái đi ra Bắc Kỳ, làm việc đắc lực. Chức hàm của cả hai đều được lên ngạch thực thụ. Ngoài ra, lính đi theo hộ vệ được thưởng tiền lương một tháng.
(sđd., tr. 24 – 25).
++ Quan ở Cơ mật viện – Thương bạc vẽ bản đồ ranh giới Biên Hòa – Bình Thuận giao cho Pháp.
(sđd., tr. 25).
+++ Tháng hai âl..
++ Theo lời Nguyễn Văn Tường, việc Hoàng Tá Viêm và Tôn Thất Thuyết đốc xuất Lưu Vĩnh Phúc khích chiến, phục kích và giết chết An Nghiệp (F. Garnier) đã giúp Nguyễn Văn Tường thuận lợi khi thương thuyết. Nguyễn Văn Tường kiến nghị phong tước, trả chức quan cho hai tướng ấy. Vua đồng ý. Hoàng Tá Viêm: hiệp biện đại học sĩ, Địch Trung tử, thống đốc đại thần; Tôn Thất Thuyết: Binh bộ hữu tham tri, Vệ Chính nam, tham tán đại thần.
(sđd., tr. 26 – 27).
++ Lưu Vĩnh Phúc được phong chức quan Đại Nam: Phó lãnh binh quan quân thứ…
(sđd., tr. 27).
++ Tự Đức lại xuống dụ về vụ nổi dậy “sát tả” ở Nghệ An.
(sđd., tr. 28 – 30).
++ Cấp lại đồ kí, kiềm ngà cho tỉnh Hải Dương và các tỉnh bị quân Pháp đánh chiếm ở Bắc Kỳ (Pháp và bọn hôi của lấy, theo lời tâu bày của Nguyễn Văn Tường và quan tỉnh Ninh Bình).
(sđd., tr. 30).
++ Lê Tuấn (tiến sĩ, Hà Tĩnh [*]) chết ở Gia Định. Kha Răng (Krantz) đưa tàu thủy hộ tống linh cữu và sứ bộ (Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Tăng Doãn) về Huế.
(sđd., tr. 35).
---- [*] Theo “Đại Nam liệt truyện”, tập 4, tiểu truyện Lê Tuấn, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1993, tr. 325: Lê Tuấn vốn bị bệnh hầu tì từ lâu, trước khi làm chánh sứ sứ bộ (Tổ Phiên dịch Viện Sử học Việt Nam chú thích: chưa rõ bệnh hầu tì là bệnh gì). ----
++ Vua ra dụ thương tiếc, truy tặng chức hàm và sai hoàng tử trưởng Ưng Chân đến tế linh cữu Lê Tuấn.
(sđd., tr. 35).
++ Trần Tấn, Đặng Như Mai chạy trốn lên rừng núi vì quân nổi dậy bị quan quân đánh tan. Vua thông báo cho Pháp và Thiên Chúa giáo biết.
(sđd., tr. 35 – 36).
++ Lê Na (Rheinart) vẫn còn hậm hực, rập rình tàu chiến ở Hà Nội.
(sđd., tr. 36).
+++ Tháng ba âl..
++ Trần Quang cán phối hợp với Trần Tấn, Đặng Như mai, chiếm được 8 phủ, huyện ở Nghệ – Tĩnh; lại liên kết với Nguyễn Huy Điển (tú Khanh, Hà Tĩnh), Trương Quang Thủ (đội Ngọc, Quảng Bình).
(sđd., tr. 37, tr. 39).
+++ Tháng tư âl..
++ Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Tăng Doãn tiến lên vua 20 tập sách chữ Tây.
(sđd., tr. 42).
++ Lê Na (Rheinart) bị Cơ mật viện – Thương Bạc phê phán lấn quyền ở Bắc Kỳ.
(sđd., tr. 54).
++ Lê Bá Thận sung làm khâm sai đại thần ra Nghệ – Tĩnh vì vụ “sát tả”.
(sđd., tr. 55).
++ Tự Đức cho rằng, việc cơ mật phần nhiều bị tiết lộ; giáng dụ để có cơ chế kiểm sát chặt chẽ, giữ bí mật tốt.
(sđd., tr. 56).

XI. THỜI LÀM THƯỢNG THƯ BỘ HÌNH, ĐẠI THẦN VIỆN CƠ MẬT – THƯƠNG BẠC, ĐƯỢC TẤN PHONG BÁ TƯỚC VỚI MĨ HIỆU KÌ VĨ (KÌ VĨ BÁ); LẠI ĐƯỢC CỬ LÀM TOÀN QUYỀN ĐẠI THẦN BÀN ĐỊNH THƯƠNG ƯỚC ĐẠI NAM – PHÁP 1874

+++ Tháng năm âl..
++ Tạm hàm sung như (:đi) Tây phó sứ Nguyễn Văn Tường đến lúc này mới được nhà vua tin cậy, thăng chức, phong tước: Hình bộ thượng thư, Cơ mật viện đại thần, Kì Vĩ bá tước (*). Hiệp biện đại học sĩ Trần Tiễn Thành cũng được thăng hàm: thự Văn Minh đại học sĩ (Trần Tiễn Thành có công tiến cử Nguyễn Văn Tường trong việc lấy lại 4 tỉnh Bắc Kỳ).
(sđd., tr. 58).
---- (*) Người biên soạn (Trần Xuân An) sẽ khảo sát thêm về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường qua danh xưng chức hàm trên trong “Đại Nam thực lục chính biên” các kỉ liên quan, kể từ đây. ----
++ Quan Viện Cơ mật Lê Bá Thận, viên ngoại lang Đồng Sĩ Vịnh… cùng thái giám Nguyễn Túc truyền và phụng sắc sai lầm, bị giáng cấp (việc cố đạo Pháp đến nhà thờ Kim Long, Huế).
(sđd., tr. 59 – 60).
++ Khâm sai Lê Bá Thận và Vũ Lã, Nguyễn Văn Thúy, Trần Văn Chuẩn, Đỗ Đệ hành quân ra đánh dẹp vụ “sát tả” ở Nghệ – Tĩnh.
(sđd., tr. 61).
++ Trần Hy Tăng: tuần phủ Bình – Trị. Vua dụ: Canh phòng, đánh dẹp, lo việc vận lương.
(sđd., tr. 61 – 62).
++ Nguyễn Văn Tường sung làm khâm sai đến Quảng Bình với Lê Bá Thận.
(sđd., tr. 62).
++ Đường giao thông, đường trạm bị nghẽn.
(sđd., tr. 62).
+++ Tháng sáu âl..
++ Nghị xử: án thất thủ Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình và cả vụ thất thủ Lạng Sơn trước đây (trong đó có Vũ Trọng Bình, Ông Ích Khiêm, Nguyễn Văn Tường…).
(sđd., tr. 63 – 68).
(xem lại: ĐNTL.CB., tập 32, sđd., tr. 61 – 62).
++ Tuần phủ Sơn Tây sung tham tán Tôn Thất Thuyết đem quân vào Thanh Hóa, phối hợp với quan tỉnh (hộ đốc Thanh Hóa Tôn Thất Tĩnh, bố chính Hoàng Hữu Xứng, án sát tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến) đánh dẹp phong trào “sát tả” ở Nghệ – Tĩnh, nay đã lan ra đến Nông Cống, Thanh Hóa! Bấy giờ, quân thứ Quảng Bình do Lê Bá Thận chỉ huy cứ chần chừ, chưa tiến đánh. Vua dụ: Tăng cường Nguyễn Đình Thi, Trương Văn Đễ. Tôn Thất Thuyết tiến quân phối hợp, đánh toàn thắng trận, chém đầu “nghĩa binh” nổi dậy rất nhiều!!! Tôn Thất Thuyết tiến quân đánh tận Nghệ An, vào đóng quân ở trường thi xứ Nghệ; lại hội bàn với kinh lược sứ, sung tổng đốc An – Tĩnh, để cùng đánh.
(sđd., tr. 68 – 70).
---- (*) Xin xem kĩ đoạn này trong ĐNTL.CB., tập 33, sđd., tr. [đã ghi trên]. ----
++ Nguyễn Văn Tường theo sắc dụ của vua, đi tàu thủy của Pháp (theo “hòa” ước 1874), cùng đem theo thuyền đánh cá, thuyền công, bắn vào các đồn quân nổi dậy “sát tả” ở Mũi Dao, Thần Đầu, Đèo Con, đốt sạch đồn trại. Quân nổi dậy [nghe bắn dọa] đã chạy tan. Lê Bá Thận cùng quân các đạo tiến đến phối hợp… Lê Bá Thận tố cáo Trần Đình Thức mạo khoe công: Thực ra, khi quan triều đình đến, quân nổi dậy đã bỏ chạy. Vua cho nghị xử; sau đó đình việc tưởng thưởng. Riêng Trần Đình Thức bị cách chức. Tự Đức dụ cho nhóm Lê Bá Thận: Quan quân triều đình được nhân dân ủng hộ, bày tỏ sự hối hận đã tham gia “sát tả”.
(sđd., tr. 77 – 78) (*).
---- (*) Xin xem kĩ đoạn này trong ĐNTL.CB., tập 33, sđd., tr. [đã ghi trên]. ----
Đây là bi kịch của triều đình nhà Nguyễn, một triều đình vốn đã xác định “bình Tây sát tả” là quốc sách, và đồng thời cũng là bi kịch của phong trào Văn thân, một phong trào cũng chủ trương “bình Tây sát tả” (chủ yếu ở Nghệ – Tĩnh là “sát tả”! Sai lầm là ở đấy). Bi kịch này được khảo cứu ở hai góc độ khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, xung đột giữa “sách lược thỏa hiệp tạm thời với Pháp và Thiên Chúa giáo” của Tự Đức, đình thần, quan lại địa phương với cuộc nổi dậy “đánh Thiên Chúa giáo, đánh cả triều đình”, nhưng chủ yếu vẫn chỉ nhắm đến mục đích “sát tả”, vốn đã được xác định là tiên quyết, của các sĩ phu Trần Tấn, Đặng Như Mai… (*)
Mặc dù cuộc nổi dậy của phong trào Văn thân là rất nhiệt huyết, chính nghĩa, nhưng chỉ là liều lĩnh (?)…
Phong trào do Trần Tấn, Đặng Như Mai khởi xướng liệu có đảm dương được nhiệm vụ lịch sử, nếu giả định đánh đổ được triều Nguyễn trong bối cảnh các nước thực dân và Thiên Chúa giáo câu kết với nhau thành một liên minh ma quỷ, đồng loạt và cùng phân chia nhau xâm lược các nước Á – Phi – Mỹ la-tinh? Liệu Trần Tấn, Đặng Như Mai có làm được như Nhật Bản (**)?
---- (*) Xem thêm: Gs. Trần Văn Giàu, “Hệ ý thức phong kiến…”, Nxb. TP. HCM., 1993, tr. 368 – 371.
(**) Nhật Bản là nước duy nhất nhanh chóng vươn lên thành cường quốc trong các quốc gia Á – Phi – Mỹ la-tinh, và trở thành phát-xít, cùng các nước đế quốc Phương Tây xâu xé các nước ở châu Á (…)! Ở đây, chỉ nói đến ý chí sa-mu-rai (võ sĩ đạo), truyền thống về hàng hải của dân quần đảo, biện pháp canh tân của người Nhật; và mặt khác, xin nói thêm, đất nước Nhật không phải là miếng mồi béo bở về các sản phẩm nông nghiệp (lúa, gạo…), về mặt tài nguyên thiên nhiên (quặng mỏ…) trước lòng tham của các nước thực dân Phương Tây… Đất nước Nhật, theo bọn thực dân Phương Tây nhận định, chỉ là cái bàn đạp, để chúng tiến vào châu Á lục địa! Do đó, Nhật thoát cảnh bị xâm lược, trở thành một nước phát-xít hung bạo, cướp bóc để vươn lên cường thịnh. (Xem thêm: Võ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Võ Mai Bạch Tuyết, “Lịch sử cận đại thế giới”, tập 1, Nxb. ĐH. & THCN., 1986, tr. 459 – 490).

++ Thượng thư Bộ Hình Nguyễn Văn Tường, thị lang Bộ Lại Nguyễn Tăng Doãn đều sung toàn quyền đại thần bàn định thương ước, lại đến Gia Định, cùng với toàn quyền đại thần Pháp Kha Răng (Krantz), hội định điều ước buôn bán. Nhân thể, quan Thương bạc tâu: Xin cho 2 sứ thần Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Tăng Doãn bàn định về việc phân xử việc giáo dân Thiên Chúa giáo báo thù, việc đánh dẹp giặc biển Bắc Kỳ quấy nhiễu, theo “hòa” ước mới 1874.
(sđd., tr. 78).
++ Giặc biển Hải Dương (tên là Khách Công), với 40 chiếc thuyền, đánh phá các huyện và vây bức tỉnh thành. Phái viên Pháp La Đăng (Dujardin) không thực tâm đánh giúp theo “hòa” ước, mà chỉ quan tâm đến mỏ than! Vua phái Tôn Thất Thuyết và Lê Bá Thận từ hai tuyến, tiến về Hải Dương cứu viện. Cơ mật viện thương thuyết với Pháp, Pháp phải thực hiện “hòa” ước, đánh giúp, nhưng Pháp vẫn còn có ý nuôi dưỡng bọn giặc này để quấy phá, làm sức ép với triều đình.
(sđd., tr. 78 – 80).
+++ Tháng bảy âl..
++ Tướng Pháp Kha Răng (Krantz) sai Sô Ma Rô (?), và Sô Ma Rô cùng Nguyễn Tăng Doãn đến Huế tâu xin: Mở thêm phố buôn bán và đặt lãnh sự ở Hà Nội; ghi thêm vào thương ước điều khoản đó. Vua đồng ý.
(sđd., tr. 82).
++ Mùa đông năm ngoái (12 âl., Quý dậu [1873 – ‘’74 (*)]),Nguyễn Văn Tường xử trí bọn Việt gian và tả đạo làm tay sai cho Pháp bằng cách tạm cho phép tiếp tục làm quan (vốn do Pháp tuyển dụng, cất nhắc) để yên lòng phản trắc của chúng. Nay Trần Đình Túc xin vua tha cho chúng và tiếp tục dùng. Đó là 4 tên tiêu biểu: Phạm Quang Diêu, Lê Văn Tốn, Nguyễn Tích, Đỗ Đình Huyên. Chúng đã thú tội, cũng tỏ ra có cố gắng chuộc tội. Vua không cho. Cơ mật viện (lúc này Nguyễn Văn Tường đã vào Gia Định, hiện còn lại ở Huế: Trần Tiễn Thành, Nguyễn Tư Giản, Phạm Phú Thứ) xin cứ sử dụng vì bọn Việt gian này có lắm đồ đệ tay chân, sợ sẽ thêm rắc rối. Đằng sau chúng lại có tên Pháp Kê La Đích (Kergaradec) bênh vực! Nhưng cuối cùng, chẳng bao lâu, chúng lại bị can án hoặc tự nghỉ việc (Diệu, Huyên).
(sđd., tr. 83 – 85).
---- (*) Xin đơn cử một ngày: 01-12 âl., năm Quý dậu, tức là ngày 18-01-1874. Như vậy, tháng cuối năm âm lịch lại gần trùng khớp với tháng giêng dương lịch; hay nói cụ thể là, năm Quý dậu vốn gần như song hành với năm 1873 nhưng lại có một tháng cuối năm Quý dậu bước sang năm dương lịch 1874. Trong trường hợp đó, người biên soạn ghi: 12 âl., Quý dậu (1873  ‘’74). ----
++ Pháp đánh giúp giặc biển. Vua trách Phạm Ý ỷ lại Pháp mà không tự đánh dẹp lấy.
(sđd., tr. 85).
++ Củng cố việc giữ bí mật quốc gia ở Cơ mật viện và Nội các; cải cách lề lối làm việc.
(sđd., tr. 86).
++ Thương ước gồm 29 khoản do Hình bộ thượng thư, Kì Vĩ bá, chánh sứ Nguyễn Văn Tường, và Lại bộ thị lang, phó sứ Nguyễn Tăng Doãn, cùng kí kết với khâm sai, tổng thống Nam Kỳ thủy lục quân dân, kiêm thống lãnh Đại Thanh – Nhật Bản lưỡng quốc ngoại dương chư binh thuyền đại nguyên soái Kha Răng (Krantz), hiện là toàn quyền đại thần của Pháp. Có các điều khoản quan trọng hoặc cần lưu ý sau đây:
~1~ Điều khoản 1: Mở cửa biển Ninh Hải (Hải Dương), đường thủy dọc sông Hồng lên Vân Nam (trung Hoa), phố Hà Nội, cửa biển Thị Nại (bình Định) cho thuyền buôn các nước thuộc bất kì quốc tịch nào.
~2~ Điều khoản 2: Định tỉ lệ phần trăm thuế xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với các mặt hàng: muối, gạo, gỗ thiết mộc (lim…), tơ sống; cấm chuyên chở, buôn bán vũ khí, quân dụng.
~3~ Điều khoản 3: Định tỉ lệ phần trăm thuế (thuế suất) về khoản đèn chỉ đường, bỏ neo.
~4~ Điều khoản 4: Thuế suất ưu đãi 50% cho thuyền buôn Nam Kỳ ra Đại Nam và ngược lại.
~5~ Điều khoản 5: Thuế buôn bán đường bộ ở 2 tỉnh Biên Hòa thuộc Pháp và Bình Thuận thuộc Đại Nam.
~6~ Điều khoản 6: Pháp chọn quan người Pháp nhưng những người ấy chịu sự chỉ bảo của thượng thư Bộ Hộ Đại Nam về việc thực thi công tác thuế quan. Người Pháp mới được làm công việc này, không được thuê người Âu Mỹ nào khác, cho đến khi trả xong tiền bồi thường cho Y Pha Nho (Espagnol) và khi quan Đại Nam đã am hiểu công việc thuế quan ngoại thương này.
~7~ Điều khoản 7: Mỗi ti thuế quan đều có một quan Pháp và một quan Đại Nam điều hành. Hai quan này phải được thượng thư Bộ Hộ Đại Nam xét bảo và xét xử, nếu có vấn đề.
~x~ […] Ngoài ra, các điều khoản khác bàn định khá cụ thể, chi tiết về lương bổng, thu chi từ ngân khoản thuế thu được; về chức năng và đối tượng được làm người dẫn độ tàu thuyền ra vào cửa biển; về vai trò của các viên lãnh sự Pháp ở mỗi cửa biển; về sự chế tài bằng luật pháp; về đơn vị cân đo (lấy cân, thước Đại Nam làm chuẩn); về việc cứu hộ tàu thuyền bị nạn…
~25~ Điều khoản 25: Pháp có quyền phái tàu binh đến các cửa biển để đàn áp thủy thủ thuyền buôn, nếu cần thiết, và để tăng thêm uy lực cho viên lãnh sự Pháp.
~x~ […]
~28~ Điều khoản 28: Pháp có bổn phận đánh dẹp giặc biển, giặc đường bộ làm ngăn trở việc buôn bán.
~29~ Điều khoản 29: Thương ước này, kí kết ngày 20-7 âl., Giáp tuất, niên hiệu Tự Đức, năm thứ 27 (31-8-1874), đính kèm với “hòa” ước 1874 (15-3-1874)
(sđd., tr. 87 – 102).
++ Ngoài ra, lại có 2 tục nghị (phụ ước đính kèm thương ước):
1. Về phố Hà Nội, vốn đã cho người Tây (Âu Mỹ) đến buôn bán, phải có thêm một lãnh sự Pháp; về điều kiện lính Pháp bảo vệ lãnh sự; về quyền hạn và điều kiện hạn chế địa bàn cư trú của người Âu Mỹ (diện tích đất ở, mua bán nhà cửa…).
2. Chữa lại khoản 2 của thương ước: Thuế thu được từ thuyền buôn nước Trung Hoa theo thương ước đã kí kết là hoàn toàn thuộc về Đại Nam, nay chữa lại là thuế ấy cũng phải được sử dụng thu chi như số thuế thu được từ tàu buôn Âu Mỹ và từ tàu có nguồn gốc là thuộc địa Nam Kỳ của Pháp.
Lưu ý: Tục ước 1 kí ngày 20-7 âl., Giáp tuất (31-8-1874); tục ước 2 kí ngày 15-10 âl., Giáp tuất (23-11-1874); cách nhau hơn 2 tháng rưỡi.
(sđd., tr. 102 – 104).
Thương ước, tục ước đều là cưỡng ước!
++ Vua bảo tả, hữu tham tri Bộ Hình (lúc này thượng thư Nguyễn Văn Tường còn ở Gia Định): Phải tịch thu gia sản, định các mức tội lây cho thân thuộc các lãnh tụ quân nổi dậy ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình (Trần Tấn, Đặng Như mai…).
(sđd., tr. 104 – 105).
++ Đặng Huy Trứ tự sát ở Hà Nội với di chúc để lại: Đừng đưa di hài về quê nhà.
(sđd., tr. 105).
+++ Tháng tám âl..
++ Nguyễn Tăng Doãn vâng lệnh vua ra Hải Dương bàn với La Đăng (Dujardin) về việc đánh giặc biển và chọn chỗ làm nhà cho Pháp ở Hải Dương và ngoài thành phố Hà Nội.
(sđd., tr. 105 – 106).
++ Nguyễn Văn Tường tâu bàn về điều khoản 20 “hòa” ước 1874: Đặt khâm sứ nước ta ở Ba Lê (Paris), kinh đô Pháp. Nguyễn Văn Tường xét thấy điều ấy là khó khăn, khó khăn về trình độ ngoại ngữ của quan ta, và về thông tin liên lạc (điện báo), ta hoàn toàn phụ thuộc (*). Do đó, Nguyễn Văn Tường đề xuất chỉ đặt khâm phái kiêm lãnh sự (chánh, phó, hai viên) ở Gia Định. Du Bi Lê (Dupré) trước đây cũng bàn như thế, tùy nhà vua chuẩn y hoặc không. Nếu vua chuẩn y, xin giao cho đình thần chọn người.
(sđd., tr. 106 – 107).
---- (*) Sử dụng điện báo của Pháp, không khỏi bị tiết lộ bí mật; nhưng nội dung mật bàn qua thư tín do nhân viên ta qua, về, để giao, nhận, lại quá tốn kém về tiền tàu, xe… ----
Đây rõ ràng là một nhượng bộ bên ngoài “hòa” ước, vì như thế vô hình trung tăng cao quyền hạn của tướng Pháp ở Phủ súy tại Gia Định, điều mà Nguyễn Văn Tường từng tố cáo ở bản tấu tháng 3 âl., Mậu thìn (1868)! Điều này triều đình cũng đã lo ngại, vì trước đó đã nhiều lần gửi hoặc có ý định gửi sứ bộ sang thương thuyết với vua (hay quốc trưởng) Pháp tại Ba Lê (Paris), bởi nghĩ rằng, Phủ súy Pháp tại Gia Định vượt quyền, “lập công vượt chỉ tiêu… xâm lược”!

++ Trần Tấn bị bệnh chết ở Cam Môn (Hà Tĩnh). Trần Quang Cán bị quan quân chém chết theo lệnh nghị xử sau khi bắt được (tử hình).
(sđd., tr. 106 – 107).
(xem thêm: tập 33, sđd., tr. 101).
++ Hoàng Sùng Anh (giặc Cờ vàng) xin hàng.
(sđd., tr. 107).
++ 41 người Nam Kỳ bị Pháp sai đi làm việc nặng nhọc trốn ra Bình Thuận, Khánh Hòa. Điển nông sứ Phan Trung sắp xếp cho họ chỗ ở. Pháp đưa thư, bắt ta phải trả lại cho chúng. Các đại thần Cơ mật viện (lúc này Nguyễn Văn Tường ở Gia Định bàn tục ước) tâu xin yết thị truy nã, giao cho Pháp 41 người dân ấy, để Pháp khỏi ngờ vực ta mưu tính gây ra những cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ!
(sđd., tr. 107).
Sách lược thỏa hiệp tạm thời của triều đình nhà Nguyễn vô hình trung đã cùng với tham vọng tàn ác của thực dân Pháp gây ra những cảnh quá đau lòng, đáng phẫn nộ.
++ Bắt sống được Đăng Như Mai. Vua chuẩn cho chém ngay.
(sđd., tr. 107).
++ Điều thống đốc Lê Bá Thận, hiệp đốc Vũ Lã về kinh vì Trần Tấn, Đặng Như Mai đã chết. Giao việc đàn áp còn lại cho quan tỉnh và quan quân thứ (Nghệ An: Nguyễn Chính, Vũ Trọng Bình; Quảng Bình: Trần Văn Chuẩn, Trần Hy Tăng…).
(sđd., tr. 108).
++ Từ Gia Định, Nguyễn Văn Tường gửi tập tâu về: Xin sức chỉ cho dân buôn, nhất là dân buôn người Hoa (nước Thanh) đăng kí làm nhà, mở phố dọc hai bờ sông Cấm tại Ninh Hải, tỉnh Hải Dương; đồng thời chuẩn cho đình thần chọn quan trông coi ở đấy. Đó là yêu cầu của Pháp để Pháp có thị trường (chợ) mua bán. Điều này cũng tiện cho ta trong việc quản lí. Vua cho là phải.
(sđd., tr. 110).
++ Nguyễn Văn Tường từ Gia Định về, đem súng Tây đã mua được cung tiến lên vua (1 khẩu súng lục, 500 viên đạn, giá 180 quan), và đưa về 5 thông dịch viên, 7 người rành máy móc kĩ nghệ để sử dụng (đều là người Gia Định).
(sđd., tr. 111).
+++ Tháng chín âl..
++ Vua cho Lê Bá Thận được thăng thự hiệp biện đại học sĩ (tòng nhất phẩm), lại sung Cơ mật viện đại thần. Lê Bá Thận dâng sớ xin từ, cho rằng dẹp yên các cuộc nổi dậy ở Hà Tĩnh, Nghệ An… là nhờ mưu kế tổ tiên từ xưa. Lê Bá Thận so với các mặt tài năng của Phạm Phú Thứ, Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Văn Tường, tự khiêm tốn nhận là thua kém: “… lâm việc tính kế thường hợp cơ nghi, có tài họat bát ứng biến, thần không bằng Nguyễn Văn Tường …”. Nguyễn Văn Tường được vua và triều đình đánh giá cao từ lâu, nhất là từ lúc đi sứ đến nay, nên Lê Bá Thận nhận xét như thế. Vua vẫn không cho Lê Bá Thận từ chối.
(sđd., tr. 112 – 113).
++ Vua Tự Đức ra dụ lúc phổ biến đến các tỉnh bản sao “hòa” ước và thương ước 1874: “… Từ xưa cũng không phải cậy hòa để dựng nước, mà [cũng] chưa từng không giảng hòa để cho quân nghỉ ngơi; tạm thời làm việc [thỏa hiệp này] phải đều tính toán cho dân…”, và Tự Đức còn viện dẫn lịch sử, phân tích tình hình hiện thời của Trung Hoa nhà Thanh: “… Gần đây triều đình Trung Quốc cùng 4 nước ở biển Tây [Tây dương] giảng “hòa”, cũng cho đặt khâm sứ, lãnh sự, và các người buôn nước Tây buôn bán ở cửa biển Trung Quốc…”.
(sđd., tr. 113 – 114).
++ Thự tổng đốc Hải – Yên Phạm Ý thương thuyết với Pháp, cùng phối hợp đánh thắng giặc biển. Vua sai Nguyễn Tăng Doãn cũng thương thuyết với mục đích ấy.
(sđd., tr. 114).
++ Sứ bộ Phan Sĩ Thục sang Trung Hoa về, bị giặc làm nghẽn đường.
(sđd., tr. 115 – 116).
++ Nguyễn Văn Tường tâu bày về việc mua súng Tây và sai người đến Gia Định học phương pháp sử dụng súng nhỏ đạn chạy.
(sđd., tr. 116).
++ Nguyễn Tăng Doãn vẽ bản đồ Hải Dương cùng 4 phía tỉnh ấy với các thuyết minh về chỗ ở, chỗ đóng trạm của Pháp, đệ trình về kinh đô.
(sđd., tr. 116).
+++ Tháng mười âl. (*).
---- (*) Nguyễn Văn Tường lại vào Gia Định kí tục ước thứ hai (như đã ghi phía trước) vào ngày 15-10 âl., Giáp tuất [1874]. ----
++ Chuẩn cho dân Thiên Chúa giáo được gọi là “giáo dân” (thay từ “dữu dân”, “tả đạo” hoặc “đạo”) và dân lương được gọi là “bình dân” (*).
---- (*) Giáo dân: dân có giáo hóa; bình dân: dân yêu chuộng sự hòa hảo. ----
(sđd., tr. 122 – 123).
++ Phạm Phú Thứ: thự Hải – Yên tổng đốc, kiêm sung tổng lí thương chính đại thần; Nguyễn Tăng Doãn: lãnh tuần phủ Hải Dương; Trần Hy Tăng: lãnh tuần phủ Hà Nội. Phạm Thận Duật trả chức thự tuần phủ Hà Nội, về kinh, đợi bổ.
(sđd., tr. 123 – 124).
++ Nguyễn Thành Ý: khâm phái kiêm lãnh sự ở Gia Định; Phan Kiêm Ích: phó lãnh sự.
(sđd., tr. 125).
++ Trần Bình: thượng thư Bộ Hộ; Phạm Ý: thượng thư Bộ Công kiêm lãnh [đại thần] Quốc tử giám. Bố chính sứ Khánh Hòa Lê Đình Tuấn: thự tuần phủ Thuận – Khánh.
(sđd., tr. 125).


E. CHƯƠNG SÁU

XII. THỜI LÀM THƯỢNG THƯ BỘ BINH, ĐẠI THẦN VIỆN CƠ MẬT – THƯƠNG BẠC VỚI TƯỚC HIỆU KÌ VĨ BÁ, ĐỒNG KIÊM SUNG ĐẠI THẦN NHA THƯƠNG BẠC

+++ Tháng mười âl.
(tiếp theo).
++ Nguyễn Tư Giản: kiêm sung Nha Thương bạc. Nguyễn Tư Giản dâng sớ xin từ chối. Vua cho rằng, về khoa ngôn ngữ, Nguyễn Tư Giản hình như chưa giỏi bằng Nguyễn Văn Tường; Nguyễn Văn Tường vốn đã am hiểu, thông thạo (đi sứ, giao tiếp với Tây, với tướng nhà Thanh từ tháng 12 âl., Đinh mão [1867  ‘’68] đến nay), do đó không lãnh chức ở Thương chính cũng lãnh chức của Thương bạc. Vua buộc Nguyễn Văn Tường phải nghe lệnh, Nguyễn Tư Giản cũng không được từ chối, vì cả hai đều muốn khước từ.
(sđd., tr. 126 – 127).


(Hết CHƯƠNG NĂM.
CHƯƠNG SÁU còn tiếp.
Xin xem tiếp tệp 5).


____________________________

Thứ bảy (chủ nhật cũ), ngày 05-02 HB6 [ 2006 ]
(mùng 8 tháng giêng, Bính tuất HB6)

TXA.

0 Comments:

Post a Comment

<< Home