TIỂU SỬ BIÊN NIÊN KÌ VĨ PCĐT. NGUYỄN VĂN TƯỜNG (tệp 6)
(biên soạn)
TIỂU SỬ BIÊN NIÊN
KÌ VĨ PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN
NGUYỄN VĂN TƯỜNG
(1824 – 1886)
(tiếp theo)
(Tệp 6)
(chương sáu / tiếp theo / phần 2)
E. CHƯƠNG SÁU (phần 2)
38) Tự Đức năm thứ 34, Tân tị (1881): 58 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
++ Tạm thuê thuyền nước Thanh ra Bắc tải gạo.
(ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 5).
XVI. THỜI THÔI GIỮ CHỨC ĐẠI THẦN QUẢN LÍ SỰ VỤ NHA THƯƠNG BẠC; VẪN ĐẢM NHIỆM VÀ KIÊM QUẢN CÁC CHỨC VỤ CŨ: THƯỢNG THƯ BỘ HỘ, ĐẠI THẦN VIỆN CƠ MẬT – THƯƠNG BẠC, ĐẠI THẦN KIÊM QUẢN CỤC THUYỀN CHÍNH (VẪN VỚI HÀM HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SĨ, TƯỚC HIỆU KÌ VĨ BÁ)
++ Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Văn Tường thôi làm quản lí Thương bạc sự vụ. Bùi Ân Niên (Bùi Dị) thay thế.
(sđd., tr. 6).
---- (*) Có lẽ cũng nên trích dẫn một đoạn báo cáo của De Champeaux gửi Phủ súy Pháp tại Gia Định: “Hôm qua tôi đã tiếp kiến quan Thương bạc. Ông đến báo cho tôi biết là ông đã từ chức thượng thư Ngoại giao… Tôi không ngờ việc vận động nhỏ của tôi chống thượng thư đó lại có kết quả nhanh đến thế… Vì thấy rằng không thể mở rộng các mối quan hệ chính trị nếu cứ phải giao thiệp với quan Thương bạc mãi, tôi đã nghĩ phải buộc ông ta từ chức và [buộc] thay ông ta bằng một người ít chống đối ảnh hưởng của ta hơn… Quan Thương bạc vẫn còn là thượng thư Bộ Hộ và thứ trưởng Viện Cơ mật. Với tư cách sau, ông vẫn còn có thể chống đối chúng ta. Muốn thoát nạn, ta còn phải đập ông tan tành cả ở phía ấy” (De Champeaux, gửi thống đốc Nam Kì, từ Huế, 06.02.1881 [mùng tám Tết Nguyên đán Tân tị], AOM. Aix, Amiraux 12923, dẫn theo Yoshiharu Tsuboi, NĐNĐDVP. & TH., UB. KHXH.TU. Tp. HCM. xb., sđd., 1993, tr. 270). Xin khảo chứng, đối chiếu với bài dụ của Tự Đức, ngày 19.5 âl., TĐ. 34 [1881] (trích từ: Thơ văn Tự Đức, tập II, “Ngự chế văn tam tập”, bài “Đuổi viên hành nhân Nguyễn Hoằng” (linh mục), Nxb. Thuận Hóa, 1996, tr. 176 – 177).
Tuy vậy, với chức năng Cơ mật viện đại thần, gọi đầy đủ từ ngữ là đại thần Viện Cơ mật – Thương bạc hay gọi tắt là quan Viện – Bạc (một nhóm người, thường là tứ trụ triều đình), Nguyễn Văn Tường vẫn tiếp tục góp phần chỉ đạo về công tác đối ngoại (xem: ĐNTL.CB. ,tập 35, sđd., tr. 39). ----
++ Nhờ Pháp thử nghiệm quặng và than mỏ. Tự Đức bảo quan Cơ mật viện – Thương bạc: “Mọi việc mượn [nhờ] người [Pháp], tóm lại như giấc mơ mộng, không có kì nào được nên việc” (nguyên văn); phải tự trù tính làm việc.
(sđd., tr. 6).
++ Việc vận tải, quan Thuyền chính (Nguyễn Văn Tường) tâu: Độ sâu của sông ở cửa Thuận An (Huế) chỉ 6 thước ta, tàu bọc đồng không vào ra được; xin làm thuyền nhỏ để san tải. Vua bảo, nếu mua của dân, đừng cưỡng ép giá (vì quan tỉnh Quảng Nam, quan Bộ Công tâu mua thuyền nhỏ của dân cho tiện).
(sđd., tr. 8).
++ Thông báo cho các sơn phòng, doanh điền, điển nông phải canh phòng cẩn mật vì thầy thuốc Pháp định đi du khảo bác vật, thực ra là đi dụ dỗ dân Thượng du (Bắc Kỳ…).
(sđd., tr. 9).
++ Viện Cơ mật – Thương bạc xét định lời tâu của Nguyễn Thông về dân Nam Kỳ ra ở tại Bình Thuận.
(sđd., tr. 9 – 10).
+++ Tháng hai âl..
++ Khâm sai Pháp Lơ Cờ Lô (?) đến thương thuyết việc buôn bán ở Hải Dương.
(sđd., tr. 11).
++ Hàn lâm viện tu soạn Phan Liêm mật tâu các khoản: Mở rộng việc buôn bán, góp vốn đi buôn, khai mỏ, học ngoại ngữ, cơ khí. Quan ở Viện Cơ mật xét định: Chỉ có việc mở rộng buôn bán, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, xem ra có phần không thuận tiên; các khoản khác, xin tư cho các tỉnh xét chọn người. Vua bảo phải tính kĩ nhưng không tiến là lùi.
(sđd., tr. 12 – 13).
++ Phạm Phú Thứ, Lê Tiến Thông bị giáng chức hàm. Phạm Phú Thứ: lãnh tả tham tri Bộ Binh; Lê Tiến Thông: làm việc ở Bộ Hộ. Án đã thành sau khi tra xét; nhưng được ân giảm; cả hai đều được làm việc tại triều.
(sđd., tr. 13).
++ Xét số thuế cả nước và 3 sở thương chính, vua bảo Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) rằng: Chưa dư dả, vì nguồn lợi tự nhiên còn bỏ, không nên “bóp nặn” ở thuế (mặc dù thuế thu được còn thiếu hụt cho việc chi dùng).
(sđd., tr. 14).
(xem lại: tập 31, sđd., tr. 104 và tr. 221).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) tâu xin thông báo cho các tỉnh kiểm xét ruộng đất ẩn lậu.
(sđd., tr. 15).
++ Vua bảo quan Viện Cơ mật – Thương bạc: Linh mục Nguyễn Hoằng dịch thiên vị, thêm vào, làm hỏng việc; thông tư cho Pháp thay cả kí lục Hinh (dịch chữ Hán sai nhiều).
(sđd., tr. 15).
++ Quan Thuyền chính Nguyễn Văn Tường xin đình thần nghị bàn về tình trạng thuyền của dân không chịu vận tải. Đình thần: Vì giá cả thấp; thuyền đi không được bảo hiểm. Biện pháp: khuyến khích bằng thưởng hàm.
(sđd., tr. 17 – 18).
+++ Tháng ba âl..
++ Quan chức Pháp đến các cửa biển kiểm xét thuế lệ.
(sđd., tr. 18).
++ Trừ thuế sắt cho 3 mỏ sắt ở Bắc Ninh.
(sđd., tr. 19).
++ Quan Cục Chiêu thương nước Thanh (Trung Hoa) Đường Đình Canh đến kinh đô, tâu xin làm giúp việc vận tải. Nước Thanh lập Cục Chiêu thương là nhằm cạnh tranh với người Tây. Tổng đốc Trực lệ làm khâm sai thự lí thông thương đại thần Lý Hồng Chương phái Đường Đình Canh đến gặp, đưa thư cho tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Thụ Thanh, rồi mới đến Huế. Nay đã đến Huế, Đường Đình Canh muốn bàn cùng ta việc ra sức tiến lên giàu mạnh cho hai nước. Quan Viện Cơ mật – Thương bạc cùng bàn định chương trình vận tải và giá cả.
(sđd., tr. 20 – 21).
(xem thêm: tr. 54 – 55, tr. 59 – 62, tr. 89 – 01, tr. 163, tr. 170).
++ Bùi Ân Niên được đổi bổ thự hữu tham tri Bộ Hộ, vẫn quản lí Thương bạc sự vụ đại thần.
(sđd., tr. 22).
++ Thuyền buôn nước Thanh buôn người, bị Pháp bắt được.
(sđd., tr. 23).
++ Trần Hữu Viết cùng 20 lính đến Gia Định học bắn súng Tây.
(sđd., tr. 23).
(xem thêm: sđd., tr. 160).
++ Tôn Thất Thuyết về kinh đô (vốn nghỉ bệnh ở Thanh Hóa), xin chiêu bái. Vua Tự Đức cho là thác bệnh để tránh, không cho gặp, và phê bình Tôn Thất Thuyết: Kiêu căng, hẹp hòi, đa nghi, nóng nảy, lệch lạc, tính khí bất thường và khuyên cố gắng điều dưỡng, nên học hỏi thêm. Tôn Thất Thuyết xin nghỉ thêm một năm nữa.
(sđd., tr. 23).
++ Trần Nhượng: tuần phủ Nam – Ngãi.
(sđd., tr. 23).
+++ Tháng tư âl..
++ Nguyễn Trọng Hợp: tả tham tri Bộ Lại.
(sđd., tr. 24).
++ Dân tranh chấp ruộng, quan tỉnh chậm xử, để ruộng hoang hóa, vì thế dân thêm khó, lại thiếu thuế. Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) tâu xin phải có lệ định buộc quan tỉnh bồi thường.
(sđd., tr. 25).
++ Phan Liêm được cấp ấn “kinh phái quan phòng” đi khám xét mỏ than Quảng Yên. Vua bảo Cơ Mật viện – Thương bạc: Đó là việc quan trọng, Phan Liêm không được nói “không”.
(sđd., tr. 26).
++ Phạm Bính đưa 12 người đi sang Hương Cảng (Hồng Kông) học ngoại ngữ và kĩ nghệ. Nguyễn Hàm Quang: phó lãnh sự ở Gia Định.
(sđd., tr. 26 – 27).
++ Đắp thành đạo Mỹ Đức (Hà Nội). Quan Cơ mật viện: Xin đưa dân 2 huyện Sơn Minh, Thanh Oai làm phụ.
(sđd., tr. 29).
+++ Tháng năm âl..
++ Bộ Hộ (thượng thư Nguyễn Văn Tường) nhân lúc gạo Bắc Kỳ xuống giá rẻ, xin cho các tỉnh mua để cất trữ.
(sđd., tr. 31).
++ Tự Đức cho lãnh trưng thuế thuốc phiện (!). Vua bảo Bộ Hộ, phải xem chừng người lãnh trưng nhũng nhiễu. Mặt khác, Tự Đức lại cho lãnh trưng với giá cao hơn, để thuốc phiện khó tiêu thụ, đỡ khốn cho xã hội.
(sđd., tr. 31).
(xem lại: ĐNTL.CB., tập 33, sđd., tr. 353).
++ Hành nhân (thông dịch viên) Nguyễn Hoằng bị cách chức, phải chịu giải giao về Hà Tĩnh để bị quản thúc. Lí do: khâm sứ Sâm Bô (Tham Bô [De Champeaux]) xin vào chầu tâu việc; quan Cơ mật viện – Thương bạc bảo không đúng thể lệ; Nguyễn Hoằng bẩm kín với quan Cơ mật viện – Thương bạc: Nếu không cho khâm sứ Pháp vào chầu, Pháp sẽ đem tàu binh đến ức hiếp. Vua Tự Đức cho người hỏi, Tham Bô (De Champeaux) chối.
(sđd., tr. 32 – 33).
++ Tha giảm thuế ruộng cho các nơi bị thất thu mùa hạ.
(sđd., tr. 33).
+++ Tháng sáu âl..
++ Tạm bỏ lệnh cấm mua gạo để buôn gạo ra nước ngoài. Súy và sứ Pháp nói mãi, nên vua bảo Cơ mật viện – Thương bạc cho bỏ lệnh cấm chỉ một tháng.
(sđd., tr. 37).
++ Nguyễn Trọng Hợp: quản lí Thương bạc đại thần.
(sđd., tr. 38).
++ Việc giao thiệp nhiều, khâm sứ Pháp cho là Nha Thương bạc chậm trễ. Nguyễn Trọng Hợp tâu: Các việc giao thiệp đều do các quan đại thần ở Viện Cơ mật hội đồng xét định, tâu xin cho thi hành… Vua bảo: Biết nói tất biết làm, cứ làm cho có hiệu quả; các quan đại thần cũng thể tất cho.
(sđd., tr. 38 – 39).
+++ Tháng bảy âl..
++ Nguyễn Thành Ý tâu, và Phan Trung lại tâu ra, cùng nội dung, mới biết chắc Pháp dụ ngầm người Thượng (ở Tây Nguyên…).
(sđd., tr. 42).
++ Đỗ Đệ về hưu. Đoàn Văn Hội thay: thư thượng thư Bộ Lễ.
(sđd., tr. 42 – 43).
++ Tha hoãn thuế cho Bắc Ninh.
(sđd., tr. 43).
++ Nước Tây Ban Nha (Y) đưa thư cho Thương bạc đại thần về tiền “bồi thường chiến phí” (!) và thương ước: Chờ Bộ Bách tính công đồng nước Tây ban Nha nghị định lại, sẽ gửi thư sau.
(sđd., tr. 44).
++ Tham Bô (De Champeaux): đổi làm lãnh sự Ninh Hải (Hải Dương); Lê Na (Rheinart) thay. Nguyễn Trọng Hợp đến thăm. Vua gợi ý thuyết phục Lê Na (Rheinart), y nên cố gắng có thiện chí để được tiếng thơm ở cả hai nước như Hoắc Đạo Sinh (Philastre).
(sđd., tr. 44).
++ Pháp che chở cho kẻ chuyên chở tiền đồng dị dạng (tiền đồng giả có dạng bất thường) ở Bình Định, lại còn đánh nhân viên được phái đi bắt.
(sđd., tr. 44 – 46).
+++ Tháng bảy nhuận âl..
++ Điển nông phó sứ Nguyễn Thông tâu: Người buôn Thanh đem tiền đồng dị dạng (tiền giả) chứa ở Gia Định, thông đồng với dân Bình Thuận, Khánh Hòa. Do đó, phải gửi thư cho cả 3 nơi về việc này: tổng đốc Lưỡng Quảng, sứ Anh ở Hương Cảng, súy Pháp ở Gia Định.
(sđd., tr. 47 – 48).
++ Tổng thống thủy sư Pháp Đa Phù Cô (?) du thám một loạt tỉnh Bắc Kỳ. Ô Mốt (?) (thương biện Pháp) đến Lạng Sơn.
(sđd., tr. 48).
++ Cho phép quan chính khanh đi lại thăm viếng sứ Pháp [tất nhiên có hộ tống theo quy cách].
(sđd., tr. 48).
++ Thượng thư Bộ Công Hồ Trọng Đỉnh [Liễn (?)] xin nghỉ.
(sđd., tr. 49).
++ Tỉnh Hải Dương được lệnh in 4 bộ sách Tây (“Vạn quốc công pháp”, “Hàng hải kim châm”, “Bác vật tân biên”, “Khai môi yếu pháp”) .
(sđd., tr. 49).
++ Thượng thư Bộ Hình Phạm Thận Duật mật tâu 4 việc:
1. Xin đặt thêm đồn ở chỗ hiểm: các nha sơn phòng.
2. Xin chưa sẵn đá ở thuyền để kịp khi có việc, đánh chìm thuyền, ngăn tàu giặc Pháp.
3. Xin đem quân cứu viện cho chóng.
4. Xin xét cơ hội, điều kiện (lưu ý tấn công lúc Pháp chưa uống rượu để xông trận hoặc lúc chúng đã dã rượu; chú trọng các vũ khí quen dùng vì quân ta dùng súng chưa giỏi; chiến thuật phục kích, đánh úp).
Cơ mật viện đại thần bàn thêm:
1. Giữ ở biển khó vững, bởi súng đạn, tàu thủy là chỗ mạnh của Pháp. Tu sửa ngay các đồn lũy ở miền núi: làm kho chứa, thành trì, vững và đủ.
2. Việc giữ ở sông rất cần. Nhưng lấp ngay sẽ ngăn cản sự vận tải. Nên khám xét, đi đo thước tấc về độ sâu, bề rộng của sông… Đóng thêm thuyền để vận chuyển, có việc thì đánh chìm với đá…
3. Cứu viện nhanh, rất cần. Các tỉnh mật ghi để tiến hành…
4. Không thể không dùng súng dù chưa giỏi.
Vua Tự Đức bảo cần tuyệt đối bí mật, và mật dụ cho các tỉnh thi hành, nhưng cũng đừng để lộ tiếng tăm, dấu vết.
(sđd., tr. 50 – 52).
Phòng thủ theo chiến thuật hư binh, chứ không phải phòng thủ theo lối thị uy.
++ Bộ Hộ (thượng thư Nguyễn Văn Tường): định lệ thưởng người phát hiện tiền giả.
(sđd., tr. 53).
+++ Tháng tám âl..
++ Vũ Trọng Bình tâu xin cho Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) phái người thu thuế phù sa. Nguyễn Văn Tường khen Vũ Trọng Bình vốn thanh liêm, xin chuyển cho tỉnh thần Vũ Trọng Bình ủy phái người.
(sđd., tr. 54).
++ Làm phao gỗ nổi ở mặt sông (trước đây Trần Tiễn Thành dâng mẫu).
(sđd., tr. 54).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) dự định việc sẽ gặp Đường Đình Canh (nước Thanh) để bàn tính về vận tải.
(sđd., tr. 54 – 55).
++ Tha thuế thiếu cho 3 huyện ở Thành Hóa.
(sđd., tr. 57).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) định lại lệ cấm tiền đồng giả nhập cảng, cấm vàng bạc xuất cảng.
(sđd., tr. 57).
++ Các quan chính khanh hội bàn tìm người thay Hồ Đăng Phong (hộ lí tổng đốc Bình – Phú, đang ốm, nghỉ): Đề cử Phạm Thận Duật, Phạm Phú Thứ, Lê Đình Tuấn. Vua: Nguyễn Hiệp (tên khác: Nguyễn Trọng Biện).
(sđd., tr. 58).
++ Lê Na (Rheinart) nói với Nguyễn Trọng Hợp, đại ý: “Hòa” ước Giáp tuất (1874) tuy không viết hẳn ra là “bảo hộ”, nhưng đã ngụ ý ấy (*).
---- (*) Đây là câu nói xuyên tạc và áp đặt. ----
Lê Na (Rheinart) còn nói: Nay Pháp muốn buộc ta không được giao thiệp với nước nào khác. Chính phủ Pháp đã quyết buộc nước ta phải chấp nhận, mặc dù ta không chịu.
Triều đình lo lắng. Quan Cơ mật viện – Thương bạc tâu:
1. Không tranh luận với tướng súy Pháp, khâm sứ Pháp, vì chúng mưu tính việc ấy đã lâu, nay sắp sửa đạt cho được mưu đồ ấy.
2. Phái Nguyễn Lập thay làm lãnh sự, cho Nguyễn Thành Ý về kinh, để hỏi tình hình Pháp.
3. Bàn về hai khoản: đặt sứ ta ở Pháp và sai sứ bộ đi Pháp với danh nghĩa khác, nhưng thực chất là cho chính phủ Pháp hiểu rõ quan điểm của ta và để công lí được sáng tỏ.
4. Nhất định cử sứ bộ ngay, kẻo lỡ việc.
Vua Tự Đức bảo: Phải tính việc trước.
Quan Cơ mật viện – Thương bạc lại tâu:
1. Pháp đã âm mưu từ rất lâu. Pháp cố buộc ta không giao thiệp với nước nào. Đó là sự xảo quyệt của Pháp.
2. “Hòa” ước 1874 có câu: “Nước ta muốn định thương ước với nước nào đều được tùy tiện” . Pháp không thể trái ước. Tuy vậy, Pháp vẫn ngấm ngầm cản ta từ sáu, bảy năm nay.
3. Sáu, bảy năm nay, ta chỉ sợ khích biến.
4. Nay không thể không theo lí mà làm; làm sáng tỏ cho chúng biết. Ta không trái ước.
5. Nay xin sửa soạn tàu của ta, chọn người đi du học đến các nước Y (Tây Ban Nha), Anh, Phổ (Đức), Mỹ, cho các nước biết ta tự chủ. Nhân đó, vận động các nước ủng hộ ta, nếu Pháp bắt ức.
6. Việc cần kíp là sang Yên Kinh (Trung Hoa). Sứ thần các nước ở đấy.
7. Đường Đình Canh (quan Thanh, Trung Hoa) sắp đến. Xin để chúng tôi thương thuyết, nhờ Lý Hồng Chương (đại thần Trung Hoa) thông thuyết với Anh, Mỹ, Phổ (Đức) và Y (Tây Ban Nha)…
8. Nước Thanh gần đây tranh nước Lưu Cầu (Riu Kiu) với Nhật Bản mà không được (*).
---- (*) Để chia chác quyền lợi, chính tổng thống Mỹ Gơ Răng (Grant) đã đến Trung Hoa điều đình vào lúc bấy giờ để nước Lưu Cầu (Riu Kiu) mất hẳn vào tay Nhật, thành đảo Ô Ki Na Goa (Okinawa). Trung Hoa muốn tranh giành Lưu Cầu (Riu Kiu) để làm rào giậu phía biển đông. ----
Nay hẳn nước Thanh sẽ giúp ta, cũng là tự giúp. Đã có một nhật báo viết như thế. Nước Thanh hẳn cũng lo, nếu nước ta có bề gì, bởi nước ta là rào giậu phía nam của nước Thanh.
(sđd., tr. 59 – 62).
(xem thêm: Ghi chú ở cuối mục tháng mười âm lịch, Tân tị [1881], ngay ở một, hai trang kế tiếp trang này).
(xem thêm: sđd., tr. 89 – 91 và ĐNTL.CB., tập 36, sđd., tr. 40, 91: trung lập, ngoại giao đối trọng, “tọa sơn quan song hổ đấu” [ngồi trên núi, xem hai con cọp đấu nhau]).
++ Bắc Kỳ bị bão to. Phan Đình Phùng, Đặng Trần Hanh đi xét hỏi và phát chẩn. Tổng đốc Bắc Ninh Nguyễn Huy Kỷ khác với các quan tỉnh khác (vì các hào phú trong tỉnh đã giúp chấn tế): Xin đình việc phát chẩn. Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường): Tin lời Nguyễn Huy Kỷ (nổi tiếng là Phật sống); vả lại, tiền phát chẩn 10 phần xuống đến dân chỉ còn một, hai; xin như tỉnh Bắc Ninh, giúp nhau làm nhà, khuyên bảo hào phú tương trợ dân nghèo; tiền của Triều đình đợi khi thật ngặt, sẽ cấp tận tay. Vua bảo, chỉ chút đỉnh, chẳng đủ vào đâu, nhưng là lòng vua; và nghiêm cấm lại dịch tham ô.
(sđd., tr. 62 – 63).
(xem thêm: sđd., tr. 74, tr. 87).
+++ Tháng chín âl..
++ Giảm và tha thuế cho các huyện châu thuộc tình Tuyên Quang.
(sđd., tr. 65).
++ Đặt chức tuần kiểm ở các cửa biển Bình Thuận; lệnh cho khâm phái Gia Định xét kĩ thuyền buôn chở tiền giả.
(sđd., tr. 65).
++ Người buôn Tây lên Vân Nam (Trung Hoa); trên đường đi, bọn ấy khiêu khích Lưu Vĩnh Phúc rồi về. Lãnh sự Pháp lại trách ta!
(sđd., tr. 66).
++ Quan Thuyền chính (Nguyễn Văn Tường) xin cấp tiền tuất cho dân lặn xuống nước tìm thuyền đắm, chẳng may bị chết.
(sđd., tr. 66 – 67).
++ Đóng 15 chiếc thuyền kiểu “Thanh hương trường độ”, nhẹ và nhanh, san tải tốt.
(sđd., tr. 67).
+++ Tháng mười âl..
++ Nhân tên đỏ, thuộc hạ Sứ quán, sinh sự kiểu du côn, khâm sứ Lê Na (Rheinart) lại ăn nói bất tốn và tỏ ra trịch thượng với Nha Thương bạc. Nha Thương bặc phải bất đắc dĩ theo như chúng yêu cầu…
(sđd., tr. 69).
++ Phái viên tỉnh Quảng Yên Phan Liêm đem phép thí nghiệm than mỏ trình Cơ mật viện.
(sđd., tr. 71 – 72).
++ Vì việc Lê Na (Rheinart) cố chấp ngang ngược, và người buôn Tây khiêu khích Lưu Vĩnh Phúc, nên Trần Thúc Nhẫn đi Gia Định thương thuyết.
(sđd., tr. 73).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) theo lệnh vua hỏi han tình hình bão ở Bắc Kỳ.
(sđd., tr. 74).
++ Quan Cơ mật viện – Thương bạc xin cho quan 2 tỉnh Hải Dương, Hà Nội thương thuyết để ngăn phái viên Pháp đi xem các mỏ than.
(sđd., tr. 75).
++ Tha thuế quan tấn (thuế cửa biển) cho Bắc Kỳ bị bão: 2 phần 10.
(sđd., tr. 75).
++ Tăng lương cho tham biện, thương biện… thuộc Viện Cơ mật.
(sđd., tr. 76).
++ Giảm văn thư cho Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường).
---- (*) Vào ngày 30-11-1881 (tức là ngày mùng 09 tháng 10 âl. này, thuộc năm Tân tị), Lê Na (Rheinart), khâm sứ Pháp tại Huế, phúc trình (báo cáo trả lời) cho Phủ súy Pháp tại Gia Định: “Khi trở thành đứng đầu phe cứng rắn, chính [Nguyễn Văn] Tường đã xúi Tự Đức xem thường hiệp ước 1874...” . Dẫn theo Yoshiharu Tsuboi, NĐNĐDVP. & TH., sđd., tr. 270: trích dẫn tư liệu lưu trữ của Pháp (Rheinart, 30. 11. 1881, AOM. Aix, Amiraux 12940) và theo Taboulet.
Người biên soạn (Trần Xuân An) nghĩ và có thể xác định chắc chắn rằng: Bản phúc trình của Rheinart ghi trên, là nhằm vào bản tấu tháng 08 âm lịch vừa qua của Cơ mật viện – Thương bạc (sđd., tr. 59 – 62). Tất nhiên là Rheinart suy nghĩ và diễn đạt theo quan điểm của một tên thực dân. Đúng ra Nguyễn Văn Tường không xem thường “hòa” ước Giáp tuất 1874, mà vin vào đó để đấu tranh chống sự xuyên tạc, áp đặt của Pháp vào “hòa” ước ấy (xem lại: ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 59 – 62). ----
+++ Tháng mười một âl..
++ Pháp lại yêu sách đòi đuổi Lưu Vĩnh Phúc. Quan Cơ mật viện – Thương bạc cho rằng, phải nhân nhượng. Vua nghe theo.
(sđd., tr. 79).
---- (*) Quan Cơ mật viện – Thương bạc thường là bốn đại quan, tứ trụ triều đình (người đứng đầu là Trần Tiễn Thành, người có vị trí thứ hai là Nguyễn Văn Tường; hai người ngày càng có quan điểm khác biệt nhau). Theo phương pháp loại suy: Có lẽ quan điểm nhân nhượng Pháp này là của Trần Tiễn Thành. ----
++ Lê Đình Tuấn chết.
(sđd., tr. 82 – 83).
++ Quan tỉnh Nghệ An Trần Văn Chuẩn xin hoãn việc đóng thuyền. Đình thần cho rằng không thể nương nhờ nước Thanh việc vận tải mãi; không có thuyền, không cách gì khác.
(sđd., tr. 82 – 83).
++ Lưu Vĩnh Phúc về châu Khâm (Trung Hoa) thăm mồ mả tổ tiên.
(sđd., tr. 83).
++ Tha thuế cho hai tổng ở Tuyên Quang.
(sđd., tr. 83).
++ Nguyên hiệp đốc Tôn Thất Thuyết: thự thượng thư Bộ Binh. Lê Hữu Tá: đổi bổ thự thượng thư Bộ Công.
(sđd., tr. 83).
Xin lưu ý: Đến thời điểm này (tháng 11 âl., Tân tị [1881 ---> “82]) Tôn Thất Thuyết mới bắt đầu vào nhận chức ở triều đình. Xác định về ngày tháng rõ hơn một chút, như sau:
Đơn cử một ngày âm lịch / dương lịch để so sánh: 01 tháng 12, Tân tị = 20 tháng 01-1882.
Như vậy đã có 20 ngày tháng giêng thuộc năm dương lịch 1882 ở trong tháng 11 âm lịch, năm Tân tị.
++ Quan Cơ mật viện – Thương bạc dâng kế hoạch vâng phái sứ bộ sang Pháp. Nguyễn Trọng Hợp: chánh sứ; Nguyễn Thành Ý: phó sứ; Vũ Ngọc Tuân, Phạm Như Xương: tham biện. Vua khen Nguyễn Trọng Hợp. Nhưng rồi không đi được vì nhiều sự biến xảy ra.
(sđd., tr. 84).
+++ Tháng mười hai âl..
++ Nước Y Pha Nho (Espagnol) tặng kim khánh đến vua và các đại thần (Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Đỗ Đệ, Phạm Phú Thứ và Hoàng Diệu), theo nghi lễ ngoại giao (thương ước giữa hai nước).
(sđd., tr. 85 – 86).
++ Quan khoa đạo Lê Đĩnh từ Hương Cảng (Hồng Kông) trở về. Trước đây, Lê Đĩnh đi cùng Phạm Bính, Hà Văn Quan.
Vua hỏi tình hình và dư luận bên ấy về nước ta. Lê Đĩnh tâu:
1. Quân đội Anh chuyên tập luyện (chuyên nghiệp). Các việc khác không bắt lính làm.
2. Các nước Tây giàu mạnh là nhờ quân đội và thương mại. Tàu binh bảo vệ tàu buôn; tàu buôn nuôi tàu binh.
3. Nhật Bản theo gót các nước Tây. Nước Thanh (Trung Hoa) cũng bắt chước như thế: lập Cục Chiêu thương; sang Anh buôn bán; chọn thanh niên tuấn tú đi học kĩ nghệ; rước thầy ngoại quốc về dạy. Hiện nay, từ làm súng, đóng tàu, đến sản xuất bao diêm, đá lửa đều làm được.
4. Các nước khen nước ta tài nguyên phong phú, người thông minh, duy văn thư [hành chính] phiền phức, làm việc câu nệ, khá trở ngại.
(sđd., tr. 86 – 87).
++ Phan Đình Phùng tâu: Tuần phủ Bắc Ninh Nguyễn Huy Kỷ thiên về Phật giáo; tuần phủ Quảng Yên Trần Văn Tuy (?) say rượu cả ngày, công việc đều do bố chính, án sát làm. Ngô Đôn, Vũ Hữu Liễn (người trong hạt; thuộc hạ của Nguyễn Huy Kỷ) khen Nguyễn Huy Kỷ là Phật sống: gần gũi dân, lại dịch (các thư lại, chức dịch thuộc cấp) sợ uy, dân yên ổn (*). Đình thần bàn: Không chắc Nguyễn Huy Kỷ là Phật sống, nhưng chưa thấy có tì vết gì; và chê trách Trần Văn Tuy.
(sđd., tr. 87).
---- (*) Nguyễn Huy Kỷ từng đi sứ sang Trung Hoa, giữ chức bố chính Nam Định, tuần phủ Hưng Hóa, tham tán đại thần (cùng Nguyễn Văn Tường tiễu phỉ trong những năm trước đây). Tổng đốc Bắc Ninh là chức vụ hiện thời của ông. (Xem lại: ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 62 – 63; xem thêm: sđd., tr. 74). ----
++ Phạm Phú Thứ ốm, về quê; nay chết, được truy phục hàm hiệp biện đại học sĩ.
(sđd., tr. 88).
++ Lê Na (Rheinart) dâng thư chúc Tết, từ chối quà tặng. Vua không vui lòng. Quan Thương bạc (Nguyễn Trọng Hợp) … sợ và áy náy. Vua đành nhận thư.
(sđd., tr. 89).
++ Tổng đốc Lưỡng Quảng đã đưa thư báo trước về việc cho Đường Đình Canh sang nước ta. Nay đến Huế, Đường Đình canh đưa trình thư tổng đốc Quảng Đông (về việc vận tải, đi kinh lí…). Sợ Pháp ngờ vực, Nguyễn Văn Tường được lệnh gặp riêng, bàn kín với Đường Đình Canh.
Đường Đình Canh nói: Từ Tháng 10 âl., năm nay, khâm sai nước Thanh Tăng Kỷ Trạch ở Anh đã báo tin, rằng Pháp đã quyết tâm xâm lược Bắc Kỳ nước Đại Nam (Nghị viện Pháp đã chuẩn y). Pháp nhận định: Lấy Bắc Kỳ dễ như trở bàn tay. Việc đuổi Lưu Vĩnh Phúc chỉ là cái cớ. Và Trung Hoa đã hội bàn, báo tin cho Đại Nam để mưu tính ngay, mong giữ được Bắc Kỳ.
Nguyễn Văn Tường mật dặn Đường Đình Canh 3 việc:
1. Nếu Pháp trái “hòa” ước 1874 (*), thì nước Thanh cứ nhận Đại Nam làm thuộc quốc để đấu tranh giữa công luận các nước. Đại Nam xin đặt quan khâm sai tại kinh đô Trung Hoa để tố cáo trước dư luận thế giới (vì các đại sứ các nước ở đó).
---- (*) Vào năm 1876, sứ bộ nước ta sang nước Thanh (Trung Hoa) do Phan Sĩ Thục làm chánh sứ. Nhà Thanh không chấp nhận “hòa” ước Giáp tuất 1874, kí kết giữa Pháp và Đại Nam. ----
2. Lãnh sự các nước hiện đóng ở Quảng Đông, Đại Nam muốn đặt lãnh sự ở đấy để buôn bán, thông tin, giao du với các nước.
3. Đại Nam muốn nhờ tàu thuỷ nước Thanh (Trung Hoa) để cử người đi Anh, Nga, Phổ (Đức), Pháp, Mỹ, Áo, Nhật, xem xét và học tập.
Và nước ta gửi thư cho Trương Thụ Thanh, Lý Hồng Chương, cùng tặng quà cho họ. Trương Thụ Thanh không dám nhận, sợ Pháp ngờ! Lý Hồng Chương tặng thơ và tờ khải, nói về việc đều phải tự cường (2 nước Đại Thanh và Đại Nam đều phải tự nỗ lực, mỗi nước đều phải giàu mạnh).
(sđd., tr. 89 – 91).
(xem lại: sđd., tr. 59 – 62 và xem thêm: ĐNTL.CB., tập 36, bộ sđd., tr. 40, tr, 91).
Chính đường lối ngoại giao này đã dẫn đến cuộc chiến tranh Hoa – Pháp (1883 – 1885). Đại Nam trung lập trong cuộc chiến tranh đó. Cuộc chiến tranh Hoa – Pháp (1883 – 1885) có tác dụng buộc Pháp phải sửa lại “hòa” ước Quý mùi (Harmand – Trần Đình Túc) [1883] (*) thành “hòa” ước Giáp thân (Patenôtre – Phạm Thận Duật) [1884] (**).
---- (*) & (**) Vai trò chính trong việc kí kết “hòa” ước 1883 là Nguyễn Trọng Hợp (phó khâm sai). Vai trò dự thương của Nguyễn Văn Tường ở “hòa” ước 1884 vẫn phải là quyết định! ----
39) Tự Đức năm thứ 35, Nhâm ngọ (1882): 59 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
(01- 01, Nhâm ngọ = 18-02-1882)
++ Bàn về việc thanh tra các kho trong kinh đô (Nội vụ, Vũ khố, Thương trường thuộc Bộ Hộ).
(ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 92).
++ Nội các, Quốc sử quán, Cơ mật viện chọn những bài thơ rất hay của bố chính sứ Đặng Tá.
(sđd., tr. 92 – 93).
++ Tàu thủy Pháp tìm thấy than mỏ Hà Lầm (Quảng Yên).
(sđd., tr. 93).
++ Bộ Hộ tâu xin bỏ Nha Doanh điền Thừa Thiên, vì hết đất hoang.
(sđd., tr. 94).
++ Không tặng kim tiền có dây tua cho lãnh sự Y Pha Nho (Tây Ban Nha) vì thương ước đã kí kết, nhưng từ lâu không thi hành, lại không trả lời về khoản tiền “bồi thường” (ngược ngạo!) trong “hòa” ước.
(sđd., tr. 94).
++ Lang trung Bộ Binh đi thực địa để vẽ bản đồ từ Quảng Nam trở vào, và cả Thừa Thiên.
(sđd., tr. 94).
++ Thượng thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết: kiêm cả Hải phòng sứ kinh kì.
(sđd., tr. 95).
++ Tàu thủy Pháp đến Bình Định, Phú Yên đo nước và vẽ bản đồ.
(sđd., tr. 95).
++ Đặt hải đăng ở Thuận Hòa, Quy Lai (Thừa Thiên).
(sđd., tr. 95).
+++ Tháng hai âl..
++ 3 linh mục Pháp đến truyền đạo Thiên Chúa ở nhiều tỉnh.
(sđd., tr. 97).
++ Pháp cố tình ngáng trở Xiêm giao tiếp với Đại Nam. Cơ mật viện phải đấu tranh. Nay sứ Xiêm đến trên tàu Pháp!
(sđd., tr. 98).
++ Tàu thủy Xích Mao (Anh) đo nước, vẽ bản đồ ở Cần Mông (Cầu Mông = Cù Mông ?).
(sđd., tr. 98).
++ Tướng Pháp tại Gia Định phái tàu binh đến Bắc Kỳ để xâm lược, nhưng bề ngoài mượn cớ đuổi Lưu Vĩnh Phúc. Vua biết rõ âm mưu ấy, cho sao thư của khâm phái Gia Định Nguyễn Lập báo cáo về sự việc trên, gửi đến các tỉnh: Phòng bị bí mật, nếu cần, bất đắc dĩ, cứ nổ súng. Mặt khác, dụ cho Hoàng Tá Viêm để Hoàng Tá Viêm bảo Lưu Vĩnh Phúc di chuyển nơi ở; hứa sẽ chu cấp nếu thiếu thốn (có người thu thuế thay cho Lưu Vĩnh Phúc ở Bảo Thắng, thuộc tỉnh Hưng Hóa). Đã thế, Pháp còn gây hấn, thì cho Lưu Vĩnh Phúc chống cự Pháp, ta không can thiệp; nhưng bất đắc dĩ mới vậy. Tự Đức vẫn muốn tình hình yên ổn.
(sđd., tr. 98 – 99).
Đây là thời điểm lịch sử đã bước sang giai đoạn mới: Pháp bắt đầu xâm lược hẳn Bắc Kỳ, xé bỏ “hòa” ước Giáp tuất (1874)!
++ Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Chính (Chánh, người Bình Dương, Nam Kỳ): kinh lược chánh sứ Bắc Kỳ; tham tri Bộ Hộ Bùi Ân Niên (vốn kiêm Đô sát viện): phó sứ. Nguyễn Chính và Bùi Ân Niên ra Bắc, đóng quân ở Sơn Tây, để lo trấn áp giặc Khách (Tàu phỉ) cho Hoàng Tá Viêm rảnh tay đối phó với giặc Pháp, bởi tàu binh Pháp đã đến Hà Nội, khiến lòng dân rúng động, và trong nhân dân, tiếng bàn tán náo động. Vua vẫn lặp lại lời dụ trước: Để cho Lưu Vĩnh Phúc và Pháp tùy sức đánh nhau, ta đứng ngoài; nếu cần, ta cũng phải đánh ngay (“điều quân”, “vận lương”) , kẻo lỡ việc. Mặt khác, Tự Đức cho Nguyễn Thành Ý (tả thị lang Bộ Hộ) vào thương thuyết với tướng Pháp ở Gia Định. Vua biết Nguyễn Thành Ý trong thời điểm này với nhiệm vụ ấy là trở thành con tin trong tay Pháp, “hiến thân cho triều đình” !
(sđd., tr. 99 – 100).
Đại thần Cơ mật viện – Thương bạc ở thời điểm này: Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật: chỉ còn 3 người (Nguyễn Chính đã ra Bắc Kỳ).
++ Quan tỉnh Hà Nội, Sơn Tây (Hoàng Diệu, Nguyễn Đình Nhuận, Hoàng Hữu Xứng) mật tâu kế sách phòng bị: Quyết giữ thượng du để giữ trung châu, vì giặc Pháp mạnh về tàu thủy (sông, biển); lấy Sơn Tây là địa điểm trọng yếu.
(sđd., tr. 100 – 101).
++ Tàu thủy Pháp đỗ ở Ni Sơn (Ninh Bình), cho thuyền nhỏ đến liên hệ với nhà thờ Thiên Chúa giáo. Dân sợ hãi. Phan Đình Bình xin giữ lại quân luân phiên mới đến lượt đổi ở tỉnh.
(sđd., tr. 101).
++ Chu Đình Kế kiêm tả tham tri Bộ Hộ (Bùi Ân Niên vừa ra Bắc, nên khuyết).
(sđd., tr. 101).
+++ Tháng ba âl..
++ Tàu chiến Pháp lại tăng cường ở Hà Nội, bỏ neo đỗ ở Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình. Lòng dân xôn xao. Vua sai quan tỉnh vin vào “hòa” ước (“tín” ước !?!) trách phái viên Pháp; lại sai quan Thương bạc trách Lê Na (Rheinart). Khâm sứ Lê Na (Rheinart) bảo, sợ việc nổ súng ở Hà Nội sẽ không thôi được; y muốn về nước. Vua Tự Đức biết rõ dã tâm độc ác của Pháp, vẫn cứ phòng bị mà không để lộ thanh tích (tiếng tăm, dấu vết).
(sđd., tr. 104 – 105).
++ Quan tỉnh ở Bắc Kỳ hoang mang… Hoàng Tá Viêm muốn đưa quân Thái Nguyên về Hà Nội; Trương Quang Đản muốn điều động quân biên giới về Bắc Ninh. Vua sợ phỉ Tàu nổi lên, giục Nguyễn Chính đi mau đến Sơn Tây hội bàn.
(sđd., tr. 106).
++ Vua hỏi các quan Cơ mật viện – Thương bạc. Thưa rằng: Quan tỉnh 1 đóng trong thành, 1 đóng ngoài thành để trong ngoài hô ứng giúp nhau; trong thành chuẩn bị khí giới, binh lính, ngoài thành mật kết sĩ dân, thân hào; làm nhiều cách đánh lừa giặc. Việc ngăn lấp sông nên thôi, vì Pháp sẽ vin vào để bắt lỗi ta. Vua cho rằng không thể chần chừ, chọn chỗ nông, lấp ngay, vì Pháp vẫn cậy ở đường sông; cắt đường sông kiểu đó, quân Pháp không thể thông vào bên trong đất liền. Việc làm ấy cốt ở người (kín đáo, biết giữ bí mật), cốt hợp thời nghi, không nên vội vàng, lầm lỡ.
(sđd., tr. 106).
Lấp hẳn chỗ nông. Chỗ sâu lấp theo hình ngũ điểm [đá ở thuyền; đục thuyền, cho chìm xuống]:
x x x x x x x x
x x x x x x x
Hạn chế của biện pháp này: Có thể cũng cắt luôn đường thông thương vận tải của dân, gây úng lụt, nếu gặp lũ lớn, nước chảy xiết, rều rác nhiều.
++ Tăng cường ngựa cho đường trạm, tăng cấp thưởng cho phu trạm.
(sđd., tr. 106 – 107).
++ Tha thuế cho 2 tổng ở Tuyên Quang.
(sđd., tr. 107).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) cho lính kinh (quân chủ lực) lãnh trước nủa tháng lương.
(sđd., tr. 107).
++ Bộ Binh rút quân biền binh về để huấn luyện.
(sđd., tr. 107).
++ Ưu đãi trong việc bổ nhiệm người Nam Kỳ (vốn là người mộ nghĩa, phải ra sinh sống tại tị địa ở Bình Thuận, do Phan Trung đề cử).
(sđd., tr. 108).
++ Ngày mùng 8 tháng 3 âl., Nhâm ngọ (1882), Pháp tấn công thành Hà Nội. Trước đó, Pháp khiêu chiến. Hoàng Diệu phòng bị nghiêm ngặt. Pháp muốn ta triệt bỏ súng ống. Hoàng Diệu không nghe. Pháp đưa chiến thư (ngày mùng 8). Tôn Thất Bá mới vừa ra khỏi thành để thương thuyết, Pháp tấn công ngay. Tổng đốc Hoàng Diệu, tuần phủ Hoàng Hữu Xứng chống giữ. Pháp và ta đều có bị thương và chết. Chiến đấu từ giờ mão (5 – 7 giờ sáng) đến giờ mùi (13 – 15 giờ chiều), bỗng kho thuốc súng bị phá! Pháp bắc thang leo lên thành. Thành mất! Hoàng Diệu tự sát ở miếu Quan Công, dưới gốc cây to. Các quan đề đốc, bố chính, lãnh binh… đều chạy thoát. Hoàng Hữu Xứng (người Quảng Trị) đang tìm Hoàng Diệu, bị giặc Pháp bắt. Hoàng Hữu Xứng bất khuất, mắng giặc. Giặc Pháp vẫn không giết, chỉ giam lại. Tôn Thất Bá bị Pháp đón về; chúng hứa sẽ trả thành. Hoàng Hữu Xứng đang tuyệt thực, Tôn Thất Bá gặp, khóc, bàn sự lợi, hại. Hoàng Hữu Xứng bèn nghe lời Tôn Thất Bá, chấp nhận việc Pháp trả thành, nhưng giao cho Tôn Thất Bá nhận một mình, tuy lại kí tên cả hai người vào tờ thông tư gửi cho Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Chính và các quan thuộc những tỉnh gần kề. Trong thư, có câu, đại ý: Nếu Hoàng Tá Viêm và các quan, các tướng thấy đánh được thì cứ đánh, đừng ngại trong thành còn có quan quân ta. Và hai người làm tập tâu nhận tội, tâu về kinh đô. Còn Pháp, chúng vẫn đóng quân ở hành cung trong thành.
(sđd., tr. 108 – 109).
Rõ ràng Tôn Thất Bá đã mắc mưu Pháp (thậm chí, đồng thuận với Pháp!). Và qua Tôn Thất Bá, Pháp đã lợi dụng giây phút yếu lòng của vị quan bất khuất Hoàng Hữu Xứng. Chính các bức thư của Hoàng Hữu Xứng và Tôn Thất Bá, dẫu sao, cũng đã khiến quan quân các quân thứ, các tỉnh và triều đình dao động. Phải chăng lắm người cứ ngỡ tình huống rồi sẽ như mùa đông năm Quý dậu 1873, năm Nguyễn Tri Phương tử tiết!
++ Nguyễn Chính được lệnh về Mỹ Đức hoặc Nho Quan (Hà Nội).
(sđd., tr. 109).
++ Phòng ngự ở Bình Thuận. Mật dụ cho các tỉnh khắp nước bí mật phòng ngự.
(sđd., tr. 109).
++ Quan hưu trí Trần Đình Túc (người Quảng Trị): khâm sai đại thần; đi tàu thủy nước Pháp ra Hà Nội nhận lại thành trì, vì Pháp đã hứa sẽ trả lại. Vốn đang ở Bắc, Nguyễn Hữu Độ (tĩnh biên phó sứ) được dụ làm phó khâm sai. Hoàng Hữu Thường, Vũ Nhự cũng cùng ra Bắc Kỳ để lo việc nhận thành nói trên. Bởi lẽ, Lê Na (Rheinart) đã đưa văn thư nói về việc trả thành Hà Nội cho quan Thương bạc Nguyễn Trọng Hợp.
(sđd., tr. 109 – 110).
++ Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Chính, Bùi Ân Niên dâng sớ xin đánh, sau khi phân tích âm mưu của Pháp là muốn bức ta phải làm “hòa” ước khác; vì vậy, muốn “hòa” thì phải đánh một trận rồi mới “hòa”, để ngăn lòng tham của chúng. Tự Đức cũng nói nước đôi (“hai mang”) .
(sđd., tr. 110 – 112).
++ Trần Đình Túc, Nguyễn Hữu Độ tâu: Hà Nội thất thủ, không có quân ứng cứu; xin đánh ngay, đánh ồ ạt cả nước như đình thần (quan triều đình), các thần (quan Nội các) tâu xin, hoặc gửi sứ bộ qua nước Pháp hỏi cho ra lẽ, hoặc lập “hòa” ước mới. Vua Tự Đức trách: Trút trách nhiệm, đổ lỗi cho triều đình; và vua bảo: Đừng nói nước đôi (“hai mang”!) .
(sđd., tr. 112 – 113).
++ Trước đây, tuần phủ Nam – Ngãi Trần Nhượng đem việc Bộ Hộ (chở tiền, lãnh trưng thuế…) không hợp cách, tâu lên. Vua cho là bất nhất và đùn đẩy; quan ở Bộ Hộ và quan tỉnh bị giáng cấp, lưu dụng.
(sđd., tr. 113 – 114).
Đây là việc xảy ra trước đây, nay lại bị xới lên, trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng này, ngay tại Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường!
Xin lưu ý hai cụm từ nguyên văn: “Quan ở Bộ Lại” , “quan ở Bộ [Hộ]” (không phải là “quan Bộ Hộ” ). Chắc hẳn nhằm chỉ đến Bùi Ân Niên?
++ Bộ Binh: bổ cử nhân võ ở kinh; cử nhân võ có tú tài văn thì chuyển qua ngạch văn giai.
(sđd., tr. 115 – 116).
++ Triệu Ông Ích Khiêm về kinh.
(sđd., tr. 116).
++ Mật dụ cho các tỉnh hữu kì giữ yên vấn đề lương – giáo.
(sđd., tr. 116).
++ Thôi đánh thuế chở gạo về tỉnh cho các tỉnh phía nam.
(sđd., tr. 116 – 117).
++ Thương bạc viết thư cho tướng Pháp ở Gia Định, yêu cầu rút quân khỏi Hà Nội.
(sđd., tr. 117).
++ 13 người Nam Định bỏ đạo Thiên Chúa giáo.
(sđd., tr. 118).
++ Tham tri Bộ Công Lâm Hoành (người Quảng Trị) tâu nói: Đề phòng nạn ngoại xâm 20 năm nay, việc phòng thủ ở cửa Thuận An (Huế) sao vẫn sơ sài đến thế?
(sđd., tr. 118).
++ Lê Na (Rheinart) trách ta lo phòng thủ cửa Thuận An (Huế). Vua bảo: Trước sau Pháp chỉ muốn đem chữ “hòa” để đánh lừa ta chăng? Đồng thời, Tự Đức chỉ dụ: Phải tranh luận với y để vẫn phòng thủ.
(sđd., tr. 118 – 119).
++ Chia cất thuốc súng vì sợ như ở Hà Nội (kho thuốc súng bị phá nổ).
(sđd., tr. 119).
++ Quan Cơ mật viện – Thương bạc là nhóm Trần Tiễn Thành cho rằng so với thời thế, đánh Pháp ngay tức khắc chưa phải là kế sách nên làm; và chỉ nên sửa chữa thường theo lệ ở cửa Thuận An (bè nổi, hòm gỗ), không nên tăng cường, vì chưa chắc phòng thủ ở mặt biển là vững bền, mà thêm bị bắt bẻ; xin đình việc đắp lũy ở Thuận An; rút hết quân biền binh phái thêm về kinh để huấn luyện, lính cũ cũng phải huấn luyện nhiều hơn. Vua nghe theo.
(sđd., tr. 119 – 120).
Quốc sử quán xác định đây là ý kiến của Viện Cơ mật – Thương bạc, nhưng, khác với nhiều trang trước, ở trang này, Quốc sử quán cũng xác định luôn tên Trần Tiễn Thành (đứng tên ở tập tâu) và nhóm (tham biện, tư vụ trong Cơ mật viện), một cách minh xác, nhằm nói rõ ý kiến Trần Tiễn Thành khuynh loát cả Viện Cơ mật – Thương bạc, trong vấn đề tổ chức thực hiện cụ thể vốn thuộc về Bộ Binh này.
Sự phân hóa giữa chủ chiến với chủ hòa đã rất rõ rệt.
++ Nam Định tâu về việc khẩn điền, đào sông để tiêu nước ứ, đón nước ngọt vào ruộng.
(sđd., tr. 120).
++ Quân Thanh (Hoàng Quế Lan chỉ huy) về Bắc Ninh đóng với quân Trương Quang Đản để trấn áp.
(sđd., tr. 120).
++ Trần Tiễn Thành cử Nguyễn Văn Thi (tham biện Hải phòng Thuận An) và Lê Đại (chủ sự, viên ngoại lang Bộ Binh) làm ấn quan. Vua bảo Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Chính, Tôn Thất Thuyết từ trước đến giờ sao chưa đề cử ai.
(sđd., tr. 120 – 121).
Ghi chú bổ sung (2003):
Phải chăng những vị quan này không có ý lôi bè kết cánh? Hay nói với quan điểm đứng đắn hơn, họ không có ý liên kết, tạo thế cho những người chung một chính kiến? Hoặc họ rất dè dặt, cẩn trọng thái quá?
Thật ra, nếu nghiên cứu toàn bộ hành trạng của các vị đại quan này, với cái nhìn biện chứng, chúng ta sẽ thấy chính kiến của Trần Tiễn Thành và Nguyễn Chính là càng ngày càng chủ hòa, đến mức thỏa hiệp với Pháp, khác hẳn với chính kiến của Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là càng lúc càng chủ chiến, chống Pháp quyết liệt và rất mưu trí.
Do đó, riêng về Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, sự đề cử, tiến cử của hai vị này, lúc này, là không phù hợp với quan điểm của Tự Đức.
Xem thêm: Trần Xuân An, “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)” (bản thảo hoàn tất: 2002 & 2003), Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004.
+++ Tháng tư âl..
++ Ngày mùng 1 âl., nhật thực.
(sđd., tr. 121).
++ Tha và giảm thuế cho Lạng Sơn.
(sđd., tr. 121).
++ Đắp thành tỉnh Hà Tĩnh.
(sđd., tr. 121).
++ Đặt đường sông vận tải ở Bắc Ninh.
(sđd., tr. 121).
++ Hồ Trọng Đỉnh chết.
(sđd., tr. 121).
++ Quan khoa đạo Lê Doãn Thành tâu hặc Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Nguyễn Chính: Thiếu dự phòng; không đánh ngay, để lỡ sự cơ; đến lúc Pháp hứa trả thành lại dâng sớ xin đánh; Nguyễn Chính khi đi đường nghe tin báo lại về thẳng Sơn Tây, chưa thấy thi thố gì. Đình thần bàn, xin giáng 4 cấp, lưu dụng. Vua cho là phải.
(sđd., tr. 122).
++ Bộ Hộ tâu về số ruộng Thanh Hóa khai khẩn thêm.
(sđd., tr. 122 – 123).
++ Vua Khen tinh thần tử tiết của Hoàng Diệu và cho tế bài vị thờ ông.
(sđd., tr. 123).
Triều Nguyễn vốn có một khoản quân luật rất nghiêm là phạt rất nặng những quan, những tướng để mất thành, bị thất trận và khen thưởng rất trọng cho những ai tử tiết, nên hầu như phải tự sát, nếu tướng, quan nào rơi vào trường hợp ấy. Điều đó buộc tướng và quan phải có tinh thần trách nhiệm cao độ, phải thể hiện khí tiết. Tuy nhiên, mặt hạn chế cần nhận ra: nhiều tướng cũng như quan có tài năng lớn, trong thế yếu, thất cơ, hoặc bị nội ứng, là phải tự sát. Các tướng và quan cỡ ấy lại khó tìm được người để thay thế! Do đó, trong điều kiện vũ khí quân đội triều Nguyễn quá lạc hậu, tướng tài, quan giỏi lắm khi phải tử tiết một các khá oan uổng và đáng tiếc. Đình thần triều Tự Đức đã nghị xử cẩn thận từng trường hợp một, không phải trường hợp tự sát vì thất trận, để mất thành nào cũng được đề cao, thậm chí còn bị kết án, truy đoạt chức hàm. Và vì mặt tích cực kia (trách nhiệm cao, khí tiết lớn), nên triều đình vẫn tôn vinh những tấm gương tử tiết như Hoàng Diệu.
++ Lê Na (Rheinart) xin bỏ cấm buôn gạo. Không cho.
(sđd., tr. 124).
++ Trần Đình Túc báo cáo tình hình 3 tỉnh Sơn Tây, Nam Định, Bắc Ninh và đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc: Họp quân nghĩa dũng, lấp sông, đem tờ hịch yết thị, cắm chông, mai phục… Nhưng Trần Đình Túc trình bày rằng, dẫu thế nào cũng thua súng đạn tối tân của giặc Pháp (!). Chỉ sợ quân Pháp thấy vậy lại càng tấn công để khống chế như chúng đã làm ở Hà Nội, và vì thế càng khó thương thuyết. Trần Đình Túc xin vua rút về 4 chữ “khâm sai đại thần”, xin chỉ làm việc ở tỉnh Hà Nội. Vua cho Trần Đình Túc tránh trách nhiệm; bèn giáng cấp.
(sđd., tr. 124 – 125).
++ Khách buôn Hùng Tài Lộc gây hấn, đem người đánh phá cửa thành Hải Dương. Tổng đốc Lê Điều bắt chém. Lãnh sự Pháp bảo Hùng Tài Lộc là người của nước Anh. Cơ mật viện đưa thư cho lãnh sự Anh. Nguyễn Lập ở Gia Định cũng biện thuyết. Pháp cho rằng phải bồi thường. Tiền bồi thường, lại do lãnh sự Pháp tự tiện trừ ở thuế thương chính! Sứ thần hỏi lãnh sự Anh, y không hề nhận số tiền đó!
(sđd., tr. 126).
Rõ là một sự khiêu khích gấy rối của Pháp.
++ Phái viên Pháp vận nằng nặc vin cớ Lưu Vĩnh Phúc chưa rút quân để chúng vẫn chiếm đóng ở Hà Nội… Vua dụ Hoàng Tá Viêm giải quyết vấn đề Lưu Vĩnh Phúc. Hoàng Tá Viêm không tuân dụ, dâng sớ:
Pháp chưa thực tâm trả thành, lại nắm được quan khâm sai đại thần (Trần Đình Túc, Nguyễn Hữu Độ) trong tay, tha hồ muốn làm gì thì làm. Pháp muốn ta bỏ sự phòng thủ để chúng dễ tấn công. Ta phòng thủ, chúng lại yêu sách. Xin cho quan Thương bạc tranh luận với Pháp: Pháp rút tàu chiến, ta mới rút quân. Ta bảo đảm không để Sở Thương chính hề hấn gì. Phải có giấy tờ cam đoan để nước Thanh làm chứng. Nếu không, rút quân rồi, chúng tấn công là hết cách cứu viện.
Vua trách Hoàng Tá Viêm trái lệnh vua! Lại dụ Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc phải rút quân ngay.
(sđd., tr. 126 – 128).
Xin lưu ý: Hoàng Tá Viêm cãi lệnh dụ của vua Tự Đức!
+++ Tháng năm âl..
++ Vua ra lệnh trói quan tỉnh Hà Nội, giải về kinh. Nghị án và quyết án.
(sđd., tr. 128).
++ Lệnh cho Nguyễn Chính về Sơn Tây hội bàn. Hoàng Tá Viêm xin tuân lệnh rút đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc và xin giao Sơn Tây cho Nguyễn Chính. Hoàng Tá Viêm cho Sơn Tây là trọng yếu, mất Sơn Tây là rúng động cả Bắc Kỳ.
Vua bảo rút ngay đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc và quân Hoàng Tá Viêm cũng phải rút, có điều, không đùn đẩy cho Nguyễn Chính; nghĩa là không chăm vào giữ một thành Sơn Tây, mà phải ngầm giữ, cả Sơn Tây lẫn Hưng Hóa; ngầm giữ, tiến lui thật khéo, không phương hướng, không ai dòm ngó được, tức là chiến thuật hư binh; xem Pháp giở trò trống gì mà ứng phó.
Hoàng Tá Viêm chia quân Lưu Vĩnh Phúc đi các tỉnh. Lưu Vĩnh Phúc xin về Bảo Thắng sửa soạn việc nhà... (!).
(sđd., tr. 128 – 130).
++ Thưởng cho quan quân Thuận An (Thừa Thiên).
(sđd., tr. 130).
++ Đem 20 cỗ súng về Trấn Hải (Thừa Thiên).
(sđd., tr. 130).
++ Tạ Hiện: chưởng vệ lãnh đề đốc Bắc Ninh.
(sđd., tr. 131).
+++ Tháng sáu âl..
++ Lính Pháp đốt nhà, giết người ở 2 xã tại Hưng Yên. Ta phải cấp tiền gạo cho dân bị hại.
(sđd., tr. 132).
++ “Đại Nam nhất thống chí” đã xong bản thảo.
(sđd., tr. 132 – 133).
++ Đặt 6 cỗ súng và luyện binh ở Tư Hiền (Thừa Thiên).
(sđd., tr. 133).
++ Phạm Thận Duật: Xin khắc in “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” đã duyệt. Vua cho Hải Dương khắc in (nhưng mãi đến triều Kiến Phúc mới thực sự được in).
(sđd., tr. 134).
++ Pháp xin đặt đồn ở Bạch Hạc (Sơn Tây). Không cho.
(sđd., tr. 136).
++ Hồ Đăng Phong: tả tham tri Bộ Binh.
(sđd., tr. 136).
++ Nguyễn Hữu Độ: tĩnh biên phó sứ. Vũ Nhự: quyền sung tuần phủ Hà Nội.
(sđd., tr. 137).
++ Hoàng Tá Viêm tâu xin chấn chỉnh việc quân ở Thanh, Nghệ, Tĩnh.
(sđd., tr. 137 – 138).
++ Tăng cường phòng thủ cửa Thuận An (Huế).
(sđd., tr. 138 – 139).
++ Trần Đình Túc xin nghỉ.
(sđd., tr. 140).
+++ Tháng bảy âl..
++ Quảng Trị bị bão. Bộ Hộ phải thúc giục 2, 3 lần mới có danh sách để chẩn cấp. Quan binh bị cách, lưu dụng.
(sđd., tr. 140).
++ Biển Bình Thuận có tiếng vang như súng, suốt ngày, vang suốt đến Bắc Kỳ.
(sđd., tr. 140).
++ Xuất hiện thần đồng Nguyễn Văn Kỳ (sau Pháp bắt về nước).
(sđd., tr. 140).
++ Nghe Hà Nội thất thủ, quân Thanh ở Lưỡng Quảng và Vân Nam ra trấn sát biên giới. Tạ Kính Bưu (Vân Nam) lại đem trước 3 doanh sang Quán Ty (Hưng Hóa). Dân Bắc Kỳ xôn xao: Quân Thanh chiếm Bắc Kỳ để tự giữ! Vua Tự Đức sai đem thư của tổng đốc Quảng Đông đến các tỉnh Bắc Kỳ để đả thông tư tưởng. Nội dung như kế hoạch Nguyễn Văn Tường đã bàn trước đây với Đường Đình Canh. Vua Tự Đức lại ra lệnh dụ cho tùy nghi khoản tiếp quân Thanh.
Vua nước Thanh (Trung Hoa) đã có dụ cho quân Thanh về việc phòng giữ biên ải.
Trương Thụ Thanh (nay là tổng đốc Trực lệ) tâu với vua Thanh: Pháp âm mưu xâm lược Bắc Kỳ như chúng đã từng xâm lược Nam Kỳ của Đại Nam trước đây. Pháp tính kế buộc Đại Nam lập “hòa” ước mới. Sự quỷ quyệt của Pháp là lần này đánh thành Hà Nội rồi trao trả ngay. Chưa rõ thế nào, nhưng hẳn là mưu cũ…
Do đó, quân Thanh vẫn mượn tiếng đánh thổ phỉ ở Đại Nam mà thực chất mưu tiến lên, giành giữ Bắc Kỳ, khỏi lo Pháp lấn dần. Đại Nam nay khó lòng tự tính, Trung Hoa không nên bỏ lỡ việc (ý nguyên văn: Ý đồ xâm lược Bắc Kỳ của nhà Thanh!).
Vua Thanh: Cho 3 đạo quân thủy bộ tiến đóng chỗ hiểm yếu, chuẩn bị cứu viện cho Lưu Vĩnh Phúc ở Bảo Thắng (tỉnh Hưng Hóa); và cho rằng không nên chỉ làm kế đóng cửa tự giữ (tức là chiếm Bắc Kỳ để tự giữ thì tốt hơn!) .
Do đó, Pháp càng tăng cường quân đến Hưng Hóa, Sơn Tây, Bạch Hạc, Hoàng Tá Viêm điều Lưu Vĩnh Phúc về Thục Luyện, điều quân Thái Nguyên, Tuyên Quang về Sơn Tây. Vua Tự Đức: Xem quân Pháp và quân nhà Thanh động tĩnh thế nào, quân ta chỉ yên lặng đợi lệnh.
(sđd., tr. 141 – 143).
++ Lê Hữu Tá (thượng thư Bộ Công) chết.
(sđd., tr. 144).
++ Trần Đình Túc nhận dụ bỏ hàm khâm sai. Tự Đức cho là Pháp đã trả thành Hà Nội.
(sđd., tr. 144).
++ Thừa Thiên mưa to dai dẳng.
(sđd., tr. 144).
++ Phạm Thận Duật: Cơ mật viện đại thần (từ năm nào không rõ [*], đến đây được xác định chức danh).
(sđd., tr. 146).
---- (*) Vì cũng như những vị quan chống Pháp hàng đầu (Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, Hoàng Tá Viêm, Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đính), ông không có tiểu truyện riêng trong “Đại Nam liệt truyện” của Quốc sử quán triều Nguyễn! ----
+++ Tháng tám âl..
++ Sao sa, tiếng vang như sấm. Sao phướn: dưới đỏ, trên trắng (hạ tuần tháng 12 âl., mới lặn mất).
(sđd., tr. 146).
++ Đình tiệc Tiết Vạn thọ.
(sđd., tr. 146).
++ Ông Ích Khiêm: hồng lô tự khanh, biện lí Bộ Hộ.
(sđd., tr. 146).
++ Hoàng tử Ưng Đăng ra ở nhà Dưỡng Thiện.
(sđd., tr. 147).
+++ Tháng chín âl..
++ Quan tỉnh Nam Định (Vũ Trọng Bình, Đồng Sĩ Vịnh, Hồ Bá Ôn, Lê Văn Điếm) mộ quân Thanh, tiền thuê đánh quá mức, bị giáng, lưu dụng, bồi thường.
(sđd., tr. 147).
++ Dời Viện Cơ mật đến phòng Thượng Bảo (Nội các), ở bên trái Tả vu (trước đóng bên hữu); làm thêm nhà vuông để quan Cơ mật viện – Thương bạc ngồi bàn, trực đêm.
(sđd., tr. 148).
++ Bắc Kỳ được phép cất trữ tiền gạo.
(sđd., tr. 149).
++ Phủ Ứng Hòa có 2 tên Tư So, Lý Hòa nổi lên làm loạn (đốt phá, thả tù, cướp ấn phủ); quan phủ không chống đánh. Nguyễn Chính, Bùi Ân Niên tìm bắt.
(sđd., tr. 149).
(xem tiếp phần sau của tiểu mục này; vụ việc này còn diễn biến).
++ Tha thuế các xã ở Tuyên Quang…
(sđd., tr. 150).
++ Cho lãnh trưng mỏ than Nông Sơn (Quảng Nam).
(sđd., tr. 150).
++ Quan nhà Thanh Hoàng Quế Lan thống lãnh 12 doanh đóng ở Lạng Sơn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Thái Nguyên; Triệu Ốc thống lãnh 5 doanh, đóng ở Tuyên Quang, Thái Nguyên.
(sđd., tr. 150).
++ Tự Đức dụ: Trách một số quan không hiểu nghĩa lớn, lười nhác thành ra thoái thác, trốn về quê, tìm chỗ lánh việc…; và đồng thời xuống dụ bổ dụng người theo lệ rộng.
(sđd., tr. 151).
+++ Tháng mười âl..
++ Tự Đức dụ quan lại, sĩ nhân, hào mục Bắc Kỳ.
(sđd., tr. 153 – 155).
++ Trần Đình Túc lại về hưu. Nguyễn Hữu Độ: đổi bổ hộ tổng đốc Hà – Ninh. Nguyễn Hữu Độ xin từ chối, sợ Pháp kìm chế hoặc ngờ vực (*). Không cho.
(sđd., tr. 155).
---- (*) Xem tiếp sẽ rõ thực chất của Nguyễn Hữu Độ. ----
++ Nhóm Nguyễn Thông và Pháp khám xét địa giới Bình Thuận – Biên Hòa.
(sđd., tr. 155).
++ Tha thuế cho 7 châu thuộc đạo Tân Hóa (vốn là thượng du tỉnh Hưng Hóa).
(sđd., tr. 156).
++ Lệnh không được bẩm báo với quan Thanh.
(sđd., tr. 156 – 157).
++ Tặng quan Anh ở Hương Cảng một số phẩm vật (vì đã giúp ta trị tội bọn làm tiền giả).
(sđd., tr. 157).
++ Hộ bộ biện lí Ông Ích Khiêm tâu về việc khai mỏ, khai thác lâm thổ sản, mở cục đúc tiền, đặt trường diễn võ, chọn quân khỏe.
(sđd., tr. 157 – 158).
+++ Tháng mười một âl..
++ Bêu đầu tướng phỉ Lục Chi Bình.
(sđd., tr. 157).
++ Sinh nhật Trần Tiễn Thành, Vũ Trọng Bình (70 tuổi).
(sđd., tr. 158 – 159, tr. 159 – 160).
+++ Tháng mười một âl..
++ Cho Trần Hữu Viết đi học bắn súng ở Trung Hoa về.
(sđd., tr. 160).
(xem lại: sđd., tr. 23).
++ Từ khi Hà Nội thất thủ, ta đưa thư cho tổng đốc Quảng Đông Dụ Khoan, Tăng Quốc Thuyên. Nay Đường Đình Canh và một số quan Thanh đến nước ta dò xét (trong đó có tiến sĩ Đường Cảnh Tùng). Nhóm Đường Cảnh Tùng nói: Chưa thể dùng vũ trang vì chưa thừa sức, chỉ nên đấu tranh bằng lí lẽ. Do đó, Nguyễn Thuật được phái sang, nhờ tổng đốc Quảng Đông đưa thư lên vua Thanh. Triều đình lại được điện tín của Lý Hồng Chương; Phạm Thận Duật do đó cũng được lệnh đem quốc thư đi đến Thiên Tân. Nguyên Lý Hồng Chương được tin Hà Nội thất thủ, đã thương thuyết với công sứ Pháp Bảo Hải (Bourrée). Bảo Hải (Bourrée) thuận ý, gửi thư về Pháp. Vì thế Lý Hồng Chương mới điện tín sang, và Phạm Thận Duật đi Thiên Tân (đi đường 2 tháng mới đến).
(ĐNTL.CB. lại lược thuật luôn về diễn biến việc vận động ngoại giao này. Rằng chính phủ Pháp không chịu điều đình, vin vào điều 2 “hòa” ước Giáp tuất 1874: “Đại Nam tự chủ, không thần phục nước nào” . Chính phủ Pháp rút Bảo Hải (Bourrée) về nước, đưa Đức Lý Cố (Tricou) sang thay. Rồi ở Hà Nội sau đó lại xảy ra vụ Lưu Vĩnh Phúc giết Lý Ba Lợi (Henry Rivière), nên không thể đấu tranh lí luận được nữa. Lý Hồng Chương đã gửi văn thư cho Tăng Kỷ Trạch ở Anh vận động công luận các nước Anh, Nga, Phổ (Đức) như Nguyễn Văn Tường đã bàn với Đường Đình Canh năm trước. Vẫn không có nước nào trả lời! Đến tháng 8 âl., Quý mùi (1883), ““hòa” ước mới của Lãng Quốc Công [Hiệp Hòa]” (nguyên văn) lại có khoản “nước Thanh không dự việc nước ta” (nguyên văn), nên Trung Hoa trút trách nhiệm… Ngay cả việc Nguyễn [Thượng] Phiên đóng ở Quảng Đông, tổng đốc Quảng Đông cũng sợ Pháp giận! Nguyễn [Thượng] Phiên nhiều lần xin vào gặp, tổng đốc Quảng Đông đều thác bệnh, từ chối!).
(sđd., tr. 161 – 162).
Diễn biến trên là từ tháng 12 âl., Nhâm ngọ, Tự Đức năm thứ 35 (1882), đến tháng giêng âl., Giáp thân, Kiến Phúc năm thứ 1 (1884), lúc Phạm Thận Duật về đến Huế.
++ Quảng Nam đói. Tha và miễn thuế, tiền vay.
(sđd., tr. 162).
++ Quảng Trị gạo đắt. Trích thóc kho, giảm giá bán ra cho dân.
(sđd., tr. 162).
++ Đường Đình Canh (Cục Chiêu thương, Trung Hoa) xin đóng tàu nhỏ, vào các sông 7 tỉnh Bắc Kỳ chở lương thực. Không cho.
(sđd., tr. 163).
++ Án sát Bắc Ninh Tôn Thất Loan xin thôi đắp đê Văn Giang (đã vỡ đê quá nhiều lần). Vua cho tạm hoãn vài năm, xem sao.
(sđd., tr. 163).
++ Bắt được bọn nổi loạn ở Ứng Hòa (Hà Nội).
(sđd., tr. 163).
++ Ở Nam Định, Hưng Yên, có tàu Pháp đi lại.
(sđd., tr. 163).
++ Bùi Ân Niên dâng sớ: Lập các đội quân lấy danh nghĩa bắt cướp, thực ra là ngầm tiếp ứng nhau để đánh Pháp.
(sđd., tr. 163 – 164).
++ Lệnh dụ về việc bí mật phòng thủ, vì đã 3 mùa mà Pháp chưa chịu rút quân, nên khó tin ở lời chúng; chú ý trấn áp bọn Hán gian, bọn bất lương để Pháp mất hậu thuẫn.
(sđd., tr. 164).
++ Sao chổi mọc.
(sđd., tr. 165).
++ Tự Đức giáng hoàng quý phi Vũ thị (:họ Vũ) xuống trung phi. Tự Đức ốm nặng từ một vài tháng gần đây.
(sđd., tr. 165 – 166).
40) Tự Đức năm thứ 36, Quý mùi (1883): 60 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
++ Tướng Pháp ở Gia Định Lê My (Le Myre de Vilers) về nước, Tam Sung (Thomson) sang thay.
(ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 167).
++ Hà Nội xin đắp đê mới và đào sông để bớt thế nước lũ.
(sđd., tr. 168).
++ Hoàng tử trưởng Ưng Chân: Thụy quốc công; hoàng tử thứ hai Ưng Kỷ: Kiên Giang quận công.
(sđd., tr. 168 – 169).
++ Cấm giết trâu, cấm nấu rượu (định lại lệ đã có).
(sđd., tr. 169 – 170).
++ Bộ Hộ cần bàn với Cục Chiêu thương (Trung Hoa): Chở thóc thay gạo để tồn trữ lâu hơn.
(sđd., tr. 170).
++ Giáng Đoàn Văn Hội: tả tham tri Bộ Lễ.
(sđd., tr. 170).
++ Quảng Trị: dân đói. Giáng Phan Sĩ Thục, Nguyễn Tăng Dược. Đinh Nho Quang: tuần phủ Trị – Bình.
(sđd., tr. 170).
++ Tàu chở gạo của Cục Chiêu thương (Trung Hoa) bị mắc cạn, hỏng. Cấp tuất hậu.
(sđd., tr. 170).
++ Tự Đức nhọc, ốm.
(sđd., tr. 170).
++ Nam Định mộ thuê thêm quân Thanh.
(sđd., tr. 171).
++ Nguyễn Thuật đi sứ về, tâu trình tình hình biên giới: Kẻ gian, phỉ và quân Thanh dỗ mua, bắt người về nước.
(sđd., tr. 171).
++ Tạ Hiện về kinh đô Huế, nay là quyền quản doanh Hùng Nhuệ. Trước đây, quan tỉnh Bắc Ninh nghi ngờ Tạ Hiện vì ông có vợ là dân Thiên Chúa giáo. Bộ Binh của Tôn Thất Thuyết thanh minh cho Tạ Hiện.
(sđd., tr. 171 – 172).
++ Phái viên Pháp đến động Từ Thức (Thanh Hóa). Lệnh ngăn lại.
(sđd., tr. 172).
++ Tàu binh Pháp đến thêm. Quân Thanh chỉ mới sang 3 doanh. Trương Quang Đản dâng sớ: Xin dụ cho Hoàng Tá Viêm điều động Lưu Vĩnh Phúc về Sơn Tây; Lương Tuấn Tú về giáp ranh Bắc Ninh – Thái Nguyên; Nguyễn Chính chỉ đạo quân Nam Định, Ninh Bình; Bùi Ân Niên hợp sức với Hải Dương; và kỉ luật thật nghiêm. Vua đồng ý với kế họach ấy. Trương Quang Đản, Bùi Ân Niên lại tâu: Bắc Ninh gần Đồn thủy Hà Nội của Pháp; xin bàn với tướng Thanh Hoàng Quế Lan đưa quân về; Lương Quy Chính, Nguyễn Cao, Trần Xuân Soạn cũng dồn quân về Bắc Ninh. Vua lệnh cho Bùi Ân Niên chọn nơi đóng ở Hải Dương.
(sđd., tr. 172 – 173).
++ Một số dân hạt Hải Dương bị xử án về tội truyền đọc ngụy thư, trong đó có con trai Cao Bá Đạt (tức là cháu của Cao Bá Quát).
(sđd., tr. 173).
+++ Tháng hai âl..
++ Quan Hà Nội, một nửa đi đóng chỗ khác, vì ở nội thành Pháp chưa rút, đang khống chế.
(sđd., tr. 173 – 174).
++ Đóng cửa Ti Thuế quan ở sông Trà Lý.
(sđd., tr. 174).
++ Tổng đốc Định – yên Vũ Trọng Bình tâu: Pháp tăng cường quân ở Hải Dương, Hà Nội.
(sđd., tr. 174).
++ Cửa Thuận An (Huế) ngày càng bồi nông tự nhiên. Vua bảo Bộ Hộ (thượng thư Nguyễn Văn Tường): Thế là may mắn; nhưng lại âu lo về việc vận tải; nhắc nhở phải tính trước về lương thực. Trước đây, quan Bộ Hộ định bán bớt gạo kho cho dân, nay đình lại.
(sđd., tr. 174).
++ Bùi Ân Niên chiêu mộ thủ dũng.
(sđd., tr. 175).
++ Thự lí thông thương đại thần Lý Hồng Chương đã điện tín đưa người sang để hỏi bàn về tình hình đối phó với Pháp, nay lại gửi thư tiếp. Vua bảo viết quốc thư gửi Lý Hồng Chương: Đã sai Phạm Thận Duật, Nguyễn Thuật đi; Pháp lần này muốn thông sang Vân Nam (Trung Hoa) và buộc Đại Nam chịu bị “bảo hộ”; mong Trung Hoa tìm cách giúp.
(sđd., tr. 175).
++ Lệnh cho Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình chặn đường nhỏ, lấp sông nhỏ.
(sđd., tr. 175 – 176).
++ Ngày 18 tháng 2 âl., Quý mùi (1883), Pháp tấn công thành Nam Định. Giặc Pháp bắn suốt đêm ngày vẫn không hạ được thành. Ngày 19 âl., Pháp chạy tàu thủy trên sông Vị Hoàng, bắn vào thành. Trong khi đó, bộ binh Pháp sấn vào cửa đông. Vũ Trọng Bình, Đồng Sĩ Vịnh ở trong thành. Lê Văn Điếm, Hồ Bá Ôn ra ngoài thành chiến đấu, từ giờ mão (5 – 7 giờ sáng) đến giờ ngọ (11 – 13 giờ trưa). Nguyễn Chính hèn nhát, tuy đóng ở Đặng Xá (Mỹ Lộc), gần đó, vẫn không đến cứu viện. Thành Nam Định mất sau khi Lê Văn Điếm chết trận, Hồ Bá Ôn bị thương, quân vỡ.
(sđd., tr. 176).
++ Bùi Ân Niên, Trương Quang Đản ở Bắc Ninh dàn quân dọc bờ sông, định đánh hạ Đồn thủy Pháp tại Hà Nội, và đã đem quân cứu Nam Định, nhưng quân chưa tới, thành Nam đã mất. Vua bảo: Dập tắt ngay, nếu chúng dụng đến Bắc Ninh; chớ để chúng đắc chí.
(sđd., tr. 176 – 177).
++ Khâm sứ Pháp Lê Na (Rheinart) hạ cờ, về nước.
(sđd., tr. 177).
++ Tàu binh Pháp đến Quảng Yên; lính Pháp lên núi làm nhà, dựng cờ. Dụ: Thông tư cho quan tỉnh, bảo lãnh sự Pháp nói tàu ấy rút ngay, kẻo trái “hòa” ước.
(sđd., tr. 177).
++ Các đồn Lộ Châu, Triều Sơn ở cửa Thuận (Huế) được tăng cường biền binh.
(sđd., tr. 177).
++ Miễn thuế gạo nhập cho Quảng Nam, Quảng Ngãi.
(sđd., tr. 177).
++ Tăng tiền gạo cho lính trạm (giao liên…).
(sđd., tr. 177).
++ Tha lính và hoãn mộ lính cho huyện Sơn Dương (Sơn Tây).
(sđd., tr. 178).
++ Cơ mật viện – Thương bạc tâu: Nguyễn Chính và Hoàng Tá Viêm nên tùy cơ lấy lại thành Nam Định; nghiêm sức cho thân sĩ đoàn kết xã dân; binh dân cùng canh giữ để cô lập quân Pháp trong thành; không được để Pháp lấn xuống; như thế mới có thể mưu tính lấy lại thành. Vua trách: Đã trễ mất thời cơ; lẽ ra phải đánh chiếm lại ngay, lúc sĩ khí dâng cao; nay sĩ khí đã ngày càng tiêu mất, Pháp lại lan tràn, khó đánh. Lệnh cho Nguyễn Chính phải lấy lại ngay thành Nam Định để chuộc lỗi trước (không ứng cứu, bị giáng 4 cấp).
(sđd., tr. 178).
++ 500 lính kinh đô (chủ lực) tiến ra Thanh Hóa.
(sđd., tr. 178).
++ Cấp thêm lương tháng cho lính kinh (chủ lực).
(sđd., tr. 178 – 179).
++300 quân Thanh Hóa đóng giữ tại núi Tam Điệp, ở 2 đồn Nhân Sơn, Chính Đại.
(sđd., tr. 179).
++ Lấp đường sông để khỏi chia quân.
(sđd., tr. 179).
++ Tạ Hiện nghe tin mất Nam Định, xin về ngay để chiếm lại thành; được đổi lãnh đề đốc Nam Định.
(sđd., tr. 179).
++ Ngày 19 tháng 02 âl., Quý mùi (1883), Trương Quang Đản và Bùi Ân Niên phối hợp với quân thứ đẩy lùi quân Pháp (Pháp khiêu chiến, tấn công Gia Lâm). Pháp lùi về giữ phố Dốc Gạch. Ngày 20 âl., Pháp lại tấn công. Binh dõng, quân thứ Bắc Ninh nấp bắn, lại đẩy lùi quân Pháp. Chiều 20 âl., giờ mùi (13 – 15 giờ chiều), Pháp tiến lên đê. Ta đánh một trận giáp lá cà với Pháp thật dữ dội. Trận này, phó đề đốc Trần Xuân Soạn bị thương nhẹ. Các đạo quân của Trương Quang Đản, Lương Quy Chính, Bùi Ân Niên, Nguyễn Cao, Hồ Văn Phấn đều tiếp nhau đến ứng cứu. Pháp không địch nổi, rút chạy về Đồn thủy Hà Nội.
Vua khen quân ta đã 3 lần giao chiến dũng cảm, thăng thưởng cho binh, tướng. Hoàng Tá Viêm bị khiển trách, cho cách chức, lưu dụng. Lại dụ cho Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình chặn đường sông (đóng cọc, đánh đắm thuyền); Sơn Tây cũng cần hợp lực đánh Pháp và cố đánh cho được.
(sđd., tr. 180 – 182).
+++ Tháng ba âl..
++ Rút biền binh ở các sở thợ để huấn luyện; đặt súng ở phía đông bắc kinh thành.
(sđd., tr. 182).
++ Sắc dụ cho Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Chính: Khiển trách hai đại thần thống lãnh mặt trận (Hoàng Tá Viêm, thống đốc; Nguyễn Chính, kinh lược sứ Bắc Kỳ), rằng chỉ thấy hô hào suông (Hoàng Tá Viêm: “Vạn phần đánh được cả” ; Nguyễn Chính: “Khiến cho giặc không dám trông thẳng” ); khuyên Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Chính phải tính kế, đánh “để hả lòng công phẫn, [cho] lừng lẫy uy thanh của nước” (nguyên văn).
(sđd., tr. 182 – 183).
++ Thân sĩ Quảng Trị mật tâu xin đánh dẹp giặc Pháp. Vua bảo: Để triều đình tính liệu.
(sđd., tr. 183).
++ Đặt thêm 50 khẩu súng (đại bác, quá sơn) ở trước và sau đồn Lộ Châu (cửa Thuận An, tại Thừa Thiên).
(sđd., tr. 183).
++ Cấp dưỡng thân nhân của binh dõng chết trận.
(sđd., tr. 184).
++ Thống đốc Hoàng Tá Viêm tâu: Mộ được ba vạn (30.000) quân, trong đó có 3.400 quân đã luyện tập giỏi. Vua: Cần chọn quân mạnh khỏe và giỏi chiến đấu; quân nhiều mà không tinh nhuệ càng thêm vô ích.
(sđd., tr. 184).
++ Nguyễn Chính phải xét rõ về vụ thất thủ Nam Định, tâu về triều. Và Nguyễn Chính bị giáng xuống quang lộc tự khanh, sung tán lí. Hoàng Tá Viêm cũng bị giáng xuống tổng đốc… và một loạt quan tỉnh đều bị giáng, phạt… Tự Đức biểu dương các quan lính đã anh dũng chiến đấu, hi sinh. Và lại ra dụ: lập các quan tỉnh mới, chọn nơi đóng trụ sở để làm việc (vì thành đã mất).
(sđd., tr. 184 – 185).
++ Bùi Ân Niên xin độc lập chiến đấu, phối hợp với Trương Quang Đản (vì bất đồng ý kiến với Hoàng Tá Viêm), hoặc xin về kinh chịu tội. Hoàng Tá Viêm cũng tâu xin rút Bùi Ân Niên về triều, vì cho rằng Bùi Ân Niên rất am hiểu việc quân; và nên giao quân lại cho Hoàng Tá Viêm thống lĩnh. [Thật ra, đó chỉ là lời nói khéo, do không hợp nhau trong cách cầm quân, đánh trận?]. Bùi Ân Niên dâng sớ phê phán Hoàng Tá Viêm, đến mức chỉ trích gay gắt (điều quân khiển tướng vụng; rút quân, tiện cho mình, để hại cho người; chỉ nghe lời Lưu Vĩnh Phúc; ganh công…). Cuối cùng, Bùi Ân Niên vẫn sung tham tán, phối hợp với Trương Quang Đản như cũ. Nguyễn Chính sung làm tán lí, coi đạo quân khác. Tất cả đều vẫn thuộc quyền thống lĩnh của Hoàng Tá Viêm.
(sđd., tr. 185 – 187).
++ Bố chính Quảng Tây (nước Thanh) Từ Diên Húc đưa quân sang địa đầu nước ta.
(sđd., tr. 187).
++ Thống lĩnh quân Thanh là Hoàng Quế Lan. Hoàng Quế Lan đưa quân đến đóng phủ Lạng Giang, chia phái các binh tướng trấn giữ các nơi. Quân thứ tỉnh Bắc Ninh đề nghị Hoàng Quế Lan đưa quân sang sông để đóng; Hoàng Quế Lan bảo chưa có công văn từ nước Thanh. Hoàng Quế Lan cũng đề nghị phía ta mộ nhiều quân người Hoa, lại đề nghị nên đưa quân ta đến đóng gần quân Thanh, để nếu Pháp tiến theo sông Nguyệt Đức, quân Thanh sẽ đổi áo quần đánh giúp. Còn mặt khác, quân ta phải lo tính lấy (phía Từ Sơn, Gia Lâm). Vua bảo: Nước Thanh ngại gây hiềm khích, “rốt cuộc, việc ta, ta phải làm là chính”, “chớ chỉ có trông cậy vào người” …
(sđd., tr. 187 – 188).
---- (*) Xem lại: Nhờ Pháp thử nghiệm quặng và than mỏ. Tự Đức bảo quan Cơ mật viện – Thương bạc: “Mọi việc mượn [nhờ] người [Pháp], tóm lại như giấc mơ mộng, không có kì nào được nên việc” (nguyên văn); phải tự trù tính làm việc. (Xem lại: ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 6). ----
++ Phê phán linh mục Trần Lục (Ninh Bình) nịnh hót quân Pháp (xúi giục bãi bỏ tuần ti, khám xét cửa sông ở Thanh Hóa, Ninh Bình).
(sđd., tr. 188).
++ Cho dân huyện, đạo Tân Hóa (vốn là thượng du tỉnh Hưng Hóa) vay tiền.
(sđd., tr. 188).
++ Nâng giá cước cho chủ thuyền vận tải.
(sđd., tr. 188 – 189).
++ Hồ Bá Ôn bị trương trước đây, khi chiến đấu ở thành Nam Định, đến nay chết. Vua khen dũng cảm, truy tặng.
(sđd., tr. 189).
++ Gạo hơi thiếu. Bộ Hộ xin chiểu giá cấp tiền lương thay gạo lương.
(sđd., tr. 189 – 190).
++ Lệnh cho các loại thuyền chở gạo, gỗ, đá… ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh về kinh.
(sđd., tr. 190).
++ Hoàng Tá Viêm tâu: Đường Cảnh Tùng (người cùng làng với Lưu Vĩnh Phúc) có lòng nghĩa phẫn, bàn luận việc quân rất có lí; xin thông tư cho tổng đốc Quảng Đông để giữ Đường Cảnh Tùng ở lại hợp sức với Hoàng Tá Viêm.
(sđd., tr. 190).
+++ Tháng tư âl..
++ Tướng phỉ Bắc Ninh (Khỏa, Câu) bị chém chết.
(sđd., tr. 190).
++ Tha tù Hưng Hóa, cho sung quân.
(sđd., tr. 191).
++ Cơ mật viện tâu: Quan võ xung trận, quan văn trù tính, điều khiển (phản bác quan điểm của khâm phái Gia Định Nguyễn Lập là chỉ dùng quan võ đánh trận…).
(sđd., tr. 191).
Cơ mật viện ở thời điểm này: Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. [Phạm Thận Duật đã đi Thiên Tân [Trung Hoa]).
Lúc này, sự phân hóa chính kiến (chủ hòa [Trần Tiễn Thành] và chủ chiến [Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết] đã rất rõ rệt).
Xin lưu ý thêm: Quốc sử quán không ghi chép nhiều và cụ thể về vai trò của từng đại thần Cơ mật viện một. Ngay cả Tôn Thất Thuyết, với chức năng thượng thư Bộ Binh, trong thời điểm chiến tranh đã nổ ra ở Bắc Kỳ này, lẽ ra ông phải nổi bật, thế nhưng tên họ Tôn Thất Thuyết cũng rất mờ nhạt. Và cả Nguyễn Văn Tường cũng thế. Và nói chung, vai trò của nhóm chủ chiến chỉ thật sự nổi bật (có tính quyết định) ở giai đoạn 1883 – 1885.
++ Vi Ê (Lý Ba Lợi, Henry Rivière) có hành vi ngang ngược (bán gạo kho Cục Chiêu thương ở Hải Dương; thu thuế các loại…).
(sđd., tr. 191).
++ Quân ở tàu binh Pháp đuổi nhân viên thu thuế tại Mễ Sở (Hưng Yên).
(sđd., tr. 192).
++ Nha Hải phòng kinh kì tâu: Xin cắm hàng rào gỗ và lấp sọt đá ở cửa Lộ Châu (Thuận An, Huế). Vua y cho.
(sđd., tr. 192).
++ Hoàng Tá Viêm điều động quân thứ Sơn Tây và đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc về đóng tại Hoài Đức (Hà Nội). Sau đó, lệnh cho Lưu Vĩnh Phúc ra khiêu chiến. Quân Pháp không ra giáp trận, định kế đánh úp nơi đóng quân của quân ta và quân Lưu Vĩnh Phúc. Hoàng Tá Viêm nghe tin quân Pháp kéo tới vào lúc sáng sớm ngày 13 tháng 4 âl. (Quý mùi [1883]), nên ngay lập tức, Lưu Vĩnh Phúc được lệnh mai phục. Khi giặc Pháp đến Cầu Giấy, đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc vùng dậy đánh quyết liệt. Cánh quân tả: Dương Trứ Ân chết trận. Cánh quân hữu: Ngô Phượng Điển bị thương. Đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc hơi lùi. Trước tình huống ấy, Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Thủ Trung xông vào trận đạn, quyết đánh. Quân Pháp thua, bỏ chạy. Quân Lưu Vĩnh Phúc đuổi theo, chém chết Vi Ê (Lý Ba Lợi, Henry Rivière) và 2 sĩ quan Pháp. Ngoài ra, quân Pháp còn chết 20 tên lính, bị thương nặng 60 tên và bị thương nhẹ rất nhiều.
Vua Tự Đức và triều thần rất mừng.
Lưu Vĩnh Phúc: thăng đề đốc (nhị phẩm); Hoàng Thủ Trung: thăng tuyên úy sứ (tòng tứ phẩm), lãnh chức lãnh binh quan; Ngô Phương Điển: thăng phó tuyên úy sứ (tònh lục phẩm), lãnh chức phó lãnh binh quan… Hoàng Tá Viêm: khai phục nguyên hàm. Dương Trứ Ân: truy tặng phó lãnh binh quan…
Lãnh sự Pháp đưa thư xin nhận xác Vi Ê (Lý Ba Lợi, Henry Rivière) và 2 sĩ quan Pháp. Không cho. Quân thứ Sơn Tây tạm chôn xác giặc, đợi xét.
(sđd., tr. 192 – 194).
++ Phát chẩn cho dân đói kém tại Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình.
(sđd., tr. 194).
++ Biết được quân thứ Sơn Tây và quân Lưu Vĩnh Phúc chuyển xuống phố Hà Nội, quân thứ Bắc Ninh (do Bùi Ân Niên, Trương Quang Đản quản lãnh) cũng hội lại, cùng đánh giặc Pháp. Súng lớn đặt trên đê sông Nhị Hà, bắn suốt mấy ngày. Thuyền binh Pháp bị tổn thương. Quân thứ Sơn Tây rút. Quân thứ Bắc Ninh cũng rút. Tự Đức lại động viên, khích lệ tấn công.
(sđd., tr. 194).
++ Bố chính Quảng Tây Từ Diên Húc sang nước ta. Bùi Ân Niên đến gặp. Từ Diên Húc nói: Lần này sang, quyết giúp Đại Nam, nhưng kẹt khoản 2 “hòa” ước Giáp tuất 1874, đành phải giúp ngầm; “nếu quả là cùng xâm phạm [cả Pháp lẫn Hoa đều vi phạm “hòa” ước Giáp tuất 1874] thì tất phải chiến tranh”. Trung Hoa đã giúp cho Lưu Vĩnh Phúc súng ống. Vua sai Bộ Binh viết thư hỏi thăm, động viên.
(sđd., tr. 195).
++ Trần Đình Túc, đã về hưu, thấy việc quân nhu khẩn cấp, xin từ chối nửa lương suốt đời.
(sđd., tr. 195).
++ Nguyễn Lập ở Gia Định về quê chữa bệnh vì ốm; Nguyễn Thành Ý thay.
(sđd., tr. 195).
++ Người Khách (Hoa kiều) mạo làm phái viên Tây dương. Y liền bị lệnh chém.
(sđd., tr. 195).
++ Pháp đã thua, sai người về Gia Định cứu viện. Nguyễn Thành Ý tâu về Huế. Vua dụ: Phải đánh ngay để lấy lại 2 tỉnh Hà Nội, Nam Định; “vả lại, thế cưỡi hổ đã thành; ta không tính (đánh) chúng, chúng cũng tính (đánh) ta; tính (đánh) trước thì thắng; nên cùng lòng hợp sức tính (đánh) ngay” (nguyên văn). Và thông tư cho Phạm Thận Duật ở Thiên Tân (Trung Hoa), Nguyễn [Thượng] Phiên ở Quảng Đông (Trung Hoa), báo với Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Thuyên, phối hợp đánh ngay, để khỏi sinh khó khăn.
(sđd., tr. 197).
++ Giảm thuế cho các nơi mất mùa.
(sđd., tr. 197).
+++ Tháng sáu âl..
++ Thuyền buôn, vì triều đình sợ giúp lương cho giặc, nên có lệnh cấm ra Nam Định.
(sđd., tr. 197).
++ Tàu binh Pháp qua sông Hát đến sông Nhật Chiểu (Sơn Tây), bị quan quân huyện Phúc Thọ chặn bắn (chết 1 lính Pháp). Tàu Pháp rút ngay.
(sđd., tr. 197 – 198).
++ Cấm nhân dân Bắc Kỳ không được bán gạo, chở thuê cho khách buôn ra nước ngoài. Gần đây, Pháp tự tiện thu thuế, cho xuất cảng gạo nhiều. Phải cấm dân, vì sợ dân đói.
(sđd., tr. 198).
++ Pháp trục xuất Nguyễn Thành Ý về kinh đô Huế (cùng với phó lãnh sự Trần Doãn Khanh). Nguyễn Thành Ý: thự hữu tham tri Bộ Binh.
(sđd., tr. 198).
++ Lê Liêm: tuần phủ Thuận – Khánh.
(sđd., tr. 198).
G. CHƯƠNG BẢY
XVII. THỜI LÀM ĐỒNG PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN, VẪN ĐẢM NHIỆM VÀ KIÊM QUẢN CÁC CHỨC VỤ CŨ: THƯỢNG THƯ BỘ HỘ, ĐẠI THẦN VIỆN CƠ MẬT – THƯƠNG BẠC, ĐẠI THẦN KIÊM QUẢN CỤC THUYỀN CHÍNH (HÀM & TƯỚC: THÁI TỬ THÁI PHÓ, THỰ VĂN MINH ĐIỆN ĐẠI HỌC SĨ, KÌ VĨ BÁ)
++ Tư Đức làm sẵn di chiếu và di chúc (*). Ngày 14 tháng 6 âl., Quý mùi (1883), Tự Đức triệu 3 Cơ mật viện đại thần Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết vào cùng chứng kiến chính tay nhà vua phê vào tờ di chiếu: Ưng Chân nối ngôi; Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết làm phụ chính và đồng phụ chính đại thần; Hoàng Tá Viêm: trấn Bắc đại tướng quân (lo việc bình Tây, định Bắc)…
(sđd., tr. 198 – 202).
---- (*) Xin xem toàn văn di chiếu và di chúc của Tự Đức trong ĐNTL.CB., tập 35, sđd., số trang đã ghi trên. ----
++ Ngày 16 tháng 6 âl., Tự Đức mất vào giờ thìn (7 – 8 giờ sáng), tại điện chính Kiền [:Càn] Thành. Di chiếu được mở ở điện Cần Chính, trước bá quan. Ưng Chân khóc lạy, nhận mệnh vào điện Hoàng Phúc cư tang. Ngay sau đó, Ưng Chân lên ngôi, lấy niên hiệu là Dục Đức; nhưng làm vua chỉ được 3 ngày, liền bị truất phế (*).
(sđd., tr. 202).
---- (*) Ưng Chân (Dục Đức) bị truất phế vì có chính kiến thân Pháp, thân tả đạo Thiên Chúa giáo và vì bản thân vi phạm những quy chế về cung cấm [cho “người lạ” vào ra], vi phạm những điển lệ về tang khó…). ----
Hết CHƯƠNG SÁU (phần 2 / trọn chương)
Xin xem tiếp CHƯƠNG BẢY
ở tệp 7:
http://tranxuanantsbnnvt2.blogspot.com/
Xếp chữ xong phần 2 chương sáu (trọn chương), vào lúc 16 giờ 45 phút,
ngày thứ năm (thứ sáu cũ), 10-02 HB6 ( 2006 )
[13 tháng giêng, Bính tuất HB6 ]
tại Tp. HCM., Việt Nam.
Trần Xuân An.