TRAN XUAN AN - TIEU SU BN. PCDT. NGUYEN VAN TUONG [ 1 ]

Cuốn sách này, tác giả biên soạn để làm sách dẫn, phục vụ việc nghiên cứu "Đại Nam thực lục chính biên (IV, V, VI)"; đồng thời, đây cũng là đề cương chi tiết của bộ truyện - sử kí - khảo cứu tư liệu lịch sử của tác giả: "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886)" (NXB. Văn Nghệ TP. HCM., 2004). Trần Xuân An.

10.2.06

TIỂU SỬ BIÊN NIÊN KÌ VĨ PCĐT. NGUYỄN VĂN TƯỜNG (tệp 6)

TRẦN XUÂN AN
(biên soạn)

TIỂU SỬ BIÊN NIÊN
KÌ VĨ PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN
NGUYỄN VĂN TƯỜNG
(1824 – 1886)

(tiếp theo)
(Tệp 6)
(chương sáu / tiếp theo / phần 2)


E. CHƯƠNG SÁU (phần 2)


38) Tự Đức năm thứ 34, Tân tị (1881): 58 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
++ Tạm thuê thuyền nước Thanh ra Bắc tải gạo.
(ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 5).

XVI. THỜI THÔI GIỮ CHỨC ĐẠI THẦN QUẢN LÍ SỰ VỤ NHA THƯƠNG BẠC; VẪN ĐẢM NHIỆM VÀ KIÊM QUẢN CÁC CHỨC VỤ CŨ: THƯỢNG THƯ BỘ HỘ, ĐẠI THẦN VIỆN CƠ MẬT – THƯƠNG BẠC, ĐẠI THẦN KIÊM QUẢN CỤC THUYỀN CHÍNH (VẪN VỚI HÀM HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SĨ, TƯỚC HIỆU KÌ VĨ BÁ)

++ Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Văn Tường thôi làm quản lí Thương bạc sự vụ. Bùi Ân Niên (Bùi Dị) thay thế.
(sđd., tr. 6).
---- (*) Có lẽ cũng nên trích dẫn một đoạn báo cáo của De Champeaux gửi Phủ súy Pháp tại Gia Định: “Hôm qua tôi đã tiếp kiến quan Thương bạc. Ông đến báo cho tôi biết là ông đã từ chức thượng thư Ngoại giao… Tôi không ngờ việc vận động nhỏ của tôi chống thượng thư đó lại có kết quả nhanh đến thế… Vì thấy rằng không thể mở rộng các mối quan hệ chính trị nếu cứ phải giao thiệp với quan Thương bạc mãi, tôi đã nghĩ phải buộc ông ta từ chức và [buộc] thay ông ta bằng một người ít chống đối ảnh hưởng của ta hơn… Quan Thương bạc vẫn còn là thượng thư Bộ Hộ và thứ trưởng Viện Cơ mật. Với tư cách sau, ông vẫn còn có thể chống đối chúng ta. Muốn thoát nạn, ta còn phải đập ông tan tành cả ở phía ấy” (De Champeaux, gửi thống đốc Nam Kì, từ Huế, 06.02.1881 [mùng tám Tết Nguyên đán Tân tị], AOM. Aix, Amiraux 12923, dẫn theo Yoshiharu Tsuboi, NĐNĐDVP. & TH., UB. KHXH.TU. Tp. HCM. xb., sđd., 1993, tr. 270). Xin khảo chứng, đối chiếu với bài dụ của Tự Đức, ngày 19.5 âl., TĐ. 34 [1881] (trích từ: Thơ văn Tự Đức, tập II, “Ngự chế văn tam tập”, bài “Đuổi viên hành nhân Nguyễn Hoằng” (linh mục), Nxb. Thuận Hóa, 1996, tr. 176 – 177).
Tuy vậy, với chức năng Cơ mật viện đại thần, gọi đầy đủ từ ngữ là đại thần Viện Cơ mật – Thương bạc hay gọi tắt là quan Viện – Bạc (một nhóm người, thường là tứ trụ triều đình), Nguyễn Văn Tường vẫn tiếp tục góp phần chỉ đạo về công tác đối ngoại (xem: ĐNTL.CB. ,tập 35, sđd., tr. 39). ----

++ Nhờ Pháp thử nghiệm quặng và than mỏ. Tự Đức bảo quan Cơ mật viện – Thương bạc: “Mọi việc mượn [nhờ] người [Pháp], tóm lại như giấc mơ mộng, không có kì nào được nên việc” (nguyên văn); phải tự trù tính làm việc.
(sđd., tr. 6).
++ Việc vận tải, quan Thuyền chính (Nguyễn Văn Tường) tâu: Độ sâu của sông ở cửa Thuận An (Huế) chỉ 6 thước ta, tàu bọc đồng không vào ra được; xin làm thuyền nhỏ để san tải. Vua bảo, nếu mua của dân, đừng cưỡng ép giá (vì quan tỉnh Quảng Nam, quan Bộ Công tâu mua thuyền nhỏ của dân cho tiện).
(sđd., tr. 8).
++ Thông báo cho các sơn phòng, doanh điền, điển nông phải canh phòng cẩn mật vì thầy thuốc Pháp định đi du khảo bác vật, thực ra là đi dụ dỗ dân Thượng du (Bắc Kỳ…).
(sđd., tr. 9).
++ Viện Cơ mật – Thương bạc xét định lời tâu của Nguyễn Thông về dân Nam Kỳ ra ở tại Bình Thuận.
(sđd., tr. 9 – 10).
+++ Tháng hai âl..
++ Khâm sai Pháp Lơ Cờ Lô (?) đến thương thuyết việc buôn bán ở Hải Dương.
(sđd., tr. 11).
++ Hàn lâm viện tu soạn Phan Liêm mật tâu các khoản: Mở rộng việc buôn bán, góp vốn đi buôn, khai mỏ, học ngoại ngữ, cơ khí. Quan ở Viện Cơ mật xét định: Chỉ có việc mở rộng buôn bán, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, xem ra có phần không thuận tiên; các khoản khác, xin tư cho các tỉnh xét chọn người. Vua bảo phải tính kĩ nhưng không tiến là lùi.
(sđd., tr. 12 – 13).
++ Phạm Phú Thứ, Lê Tiến Thông bị giáng chức hàm. Phạm Phú Thứ: lãnh tả tham tri Bộ Binh; Lê Tiến Thông: làm việc ở Bộ Hộ. Án đã thành sau khi tra xét; nhưng được ân giảm; cả hai đều được làm việc tại triều.
(sđd., tr. 13).
++ Xét số thuế cả nước và 3 sở thương chính, vua bảo Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) rằng: Chưa dư dả, vì nguồn lợi tự nhiên còn bỏ, không nên “bóp nặn” ở thuế (mặc dù thuế thu được còn thiếu hụt cho việc chi dùng).
(sđd., tr. 14).
(xem lại: tập 31, sđd., tr. 104 và tr. 221).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) tâu xin thông báo cho các tỉnh kiểm xét ruộng đất ẩn lậu.
(sđd., tr. 15).
++ Vua bảo quan Viện Cơ mật – Thương bạc: Linh mục Nguyễn Hoằng dịch thiên vị, thêm vào, làm hỏng việc; thông tư cho Pháp thay cả kí lục Hinh (dịch chữ Hán sai nhiều).
(sđd., tr. 15).
++ Quan Thuyền chính Nguyễn Văn Tường xin đình thần nghị bàn về tình trạng thuyền của dân không chịu vận tải. Đình thần: Vì giá cả thấp; thuyền đi không được bảo hiểm. Biện pháp: khuyến khích bằng thưởng hàm.
(sđd., tr. 17 – 18).
+++ Tháng ba âl..
++ Quan chức Pháp đến các cửa biển kiểm xét thuế lệ.
(sđd., tr. 18).
++ Trừ thuế sắt cho 3 mỏ sắt ở Bắc Ninh.
(sđd., tr. 19).
++ Quan Cục Chiêu thương nước Thanh (Trung Hoa) Đường Đình Canh đến kinh đô, tâu xin làm giúp việc vận tải. Nước Thanh lập Cục Chiêu thương là nhằm cạnh tranh với người Tây. Tổng đốc Trực lệ làm khâm sai thự lí thông thương đại thần Lý Hồng Chương phái Đường Đình Canh đến gặp, đưa thư cho tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Thụ Thanh, rồi mới đến Huế. Nay đã đến Huế, Đường Đình Canh muốn bàn cùng ta việc ra sức tiến lên giàu mạnh cho hai nước. Quan Viện Cơ mật – Thương bạc cùng bàn định chương trình vận tải và giá cả.
(sđd., tr. 20 – 21).
(xem thêm: tr. 54 – 55, tr. 59 – 62, tr. 89 – 01, tr. 163, tr. 170).
++ Bùi Ân Niên được đổi bổ thự hữu tham tri Bộ Hộ, vẫn quản lí Thương bạc sự vụ đại thần.
(sđd., tr. 22).
++ Thuyền buôn nước Thanh buôn người, bị Pháp bắt được.
(sđd., tr. 23).
++ Trần Hữu Viết cùng 20 lính đến Gia Định học bắn súng Tây.
(sđd., tr. 23).
(xem thêm: sđd., tr. 160).
++ Tôn Thất Thuyết về kinh đô (vốn nghỉ bệnh ở Thanh Hóa), xin chiêu bái. Vua Tự Đức cho là thác bệnh để tránh, không cho gặp, và phê bình Tôn Thất Thuyết: Kiêu căng, hẹp hòi, đa nghi, nóng nảy, lệch lạc, tính khí bất thường và khuyên cố gắng điều dưỡng, nên học hỏi thêm. Tôn Thất Thuyết xin nghỉ thêm một năm nữa.
(sđd., tr. 23).
++ Trần Nhượng: tuần phủ Nam – Ngãi.
(sđd., tr. 23).
+++ Tháng tư âl..
++ Nguyễn Trọng Hợp: tả tham tri Bộ Lại.
(sđd., tr. 24).
++ Dân tranh chấp ruộng, quan tỉnh chậm xử, để ruộng hoang hóa, vì thế dân thêm khó, lại thiếu thuế. Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) tâu xin phải có lệ định buộc quan tỉnh bồi thường.
(sđd., tr. 25).
++ Phan Liêm được cấp ấn “kinh phái quan phòng” đi khám xét mỏ than Quảng Yên. Vua bảo Cơ Mật viện – Thương bạc: Đó là việc quan trọng, Phan Liêm không được nói “không”.
(sđd., tr. 26).
++ Phạm Bính đưa 12 người đi sang Hương Cảng (Hồng Kông) học ngoại ngữ và kĩ nghệ. Nguyễn Hàm Quang: phó lãnh sự ở Gia Định.
(sđd., tr. 26 – 27).
++ Đắp thành đạo Mỹ Đức (Hà Nội). Quan Cơ mật viện: Xin đưa dân 2 huyện Sơn Minh, Thanh Oai làm phụ.
(sđd., tr. 29).
+++ Tháng năm âl..
++ Bộ Hộ (thượng thư Nguyễn Văn Tường) nhân lúc gạo Bắc Kỳ xuống giá rẻ, xin cho các tỉnh mua để cất trữ.
(sđd., tr. 31).
++ Tự Đức cho lãnh trưng thuế thuốc phiện (!). Vua bảo Bộ Hộ, phải xem chừng người lãnh trưng nhũng nhiễu. Mặt khác, Tự Đức lại cho lãnh trưng với giá cao hơn, để thuốc phiện khó tiêu thụ, đỡ khốn cho xã hội.
(sđd., tr. 31).
(xem lại: ĐNTL.CB., tập 33, sđd., tr. 353).
++ Hành nhân (thông dịch viên) Nguyễn Hoằng bị cách chức, phải chịu giải giao về Hà Tĩnh để bị quản thúc. Lí do: khâm sứ Sâm Bô (Tham Bô [De Champeaux]) xin vào chầu tâu việc; quan Cơ mật viện – Thương bạc bảo không đúng thể lệ; Nguyễn Hoằng bẩm kín với quan Cơ mật viện – Thương bạc: Nếu không cho khâm sứ Pháp vào chầu, Pháp sẽ đem tàu binh đến ức hiếp. Vua Tự Đức cho người hỏi, Tham Bô (De Champeaux) chối.
(sđd., tr. 32 – 33).
++ Tha giảm thuế ruộng cho các nơi bị thất thu mùa hạ.
(sđd., tr. 33).
+++ Tháng sáu âl..
++ Tạm bỏ lệnh cấm mua gạo để buôn gạo ra nước ngoài. Súy và sứ Pháp nói mãi, nên vua bảo Cơ mật viện – Thương bạc cho bỏ lệnh cấm chỉ một tháng.
(sđd., tr. 37).
++ Nguyễn Trọng Hợp: quản lí Thương bạc đại thần.
(sđd., tr. 38).
++ Việc giao thiệp nhiều, khâm sứ Pháp cho là Nha Thương bạc chậm trễ. Nguyễn Trọng Hợp tâu: Các việc giao thiệp đều do các quan đại thần ở Viện Cơ mật hội đồng xét định, tâu xin cho thi hành… Vua bảo: Biết nói tất biết làm, cứ làm cho có hiệu quả; các quan đại thần cũng thể tất cho.
(sđd., tr. 38 – 39).
+++ Tháng bảy âl..
++ Nguyễn Thành Ý tâu, và Phan Trung lại tâu ra, cùng nội dung, mới biết chắc Pháp dụ ngầm người Thượng (ở Tây Nguyên…).
(sđd., tr. 42).
++ Đỗ Đệ về hưu. Đoàn Văn Hội thay: thư thượng thư Bộ Lễ.
(sđd., tr. 42 – 43).
++ Tha hoãn thuế cho Bắc Ninh.
(sđd., tr. 43).
++ Nước Tây Ban Nha (Y) đưa thư cho Thương bạc đại thần về tiền “bồi thường chiến phí” (!) và thương ước: Chờ Bộ Bách tính công đồng nước Tây ban Nha nghị định lại, sẽ gửi thư sau.
(sđd., tr. 44).
++ Tham Bô (De Champeaux): đổi làm lãnh sự Ninh Hải (Hải Dương); Lê Na (Rheinart) thay. Nguyễn Trọng Hợp đến thăm. Vua gợi ý thuyết phục Lê Na (Rheinart), y nên cố gắng có thiện chí để được tiếng thơm ở cả hai nước như Hoắc Đạo Sinh (Philastre).
(sđd., tr. 44).
++ Pháp che chở cho kẻ chuyên chở tiền đồng dị dạng (tiền đồng giả có dạng bất thường) ở Bình Định, lại còn đánh nhân viên được phái đi bắt.
(sđd., tr. 44 – 46).
+++ Tháng bảy nhuận âl..
++ Điển nông phó sứ Nguyễn Thông tâu: Người buôn Thanh đem tiền đồng dị dạng (tiền giả) chứa ở Gia Định, thông đồng với dân Bình Thuận, Khánh Hòa. Do đó, phải gửi thư cho cả 3 nơi về việc này: tổng đốc Lưỡng Quảng, sứ Anh ở Hương Cảng, súy Pháp ở Gia Định.
(sđd., tr. 47 – 48).
++ Tổng thống thủy sư Pháp Đa Phù Cô (?) du thám một loạt tỉnh Bắc Kỳ. Ô Mốt (?) (thương biện Pháp) đến Lạng Sơn.
(sđd., tr. 48).
++ Cho phép quan chính khanh đi lại thăm viếng sứ Pháp [tất nhiên có hộ tống theo quy cách].
(sđd., tr. 48).
++ Thượng thư Bộ Công Hồ Trọng Đỉnh [Liễn (?)] xin nghỉ.
(sđd., tr. 49).
++ Tỉnh Hải Dương được lệnh in 4 bộ sách Tây (“Vạn quốc công pháp”, “Hàng hải kim châm”, “Bác vật tân biên”, “Khai môi yếu pháp”) .
(sđd., tr. 49).
++ Thượng thư Bộ Hình Phạm Thận Duật mật tâu 4 việc:
1. Xin đặt thêm đồn ở chỗ hiểm: các nha sơn phòng.
2. Xin chưa sẵn đá ở thuyền để kịp khi có việc, đánh chìm thuyền, ngăn tàu giặc Pháp.
3. Xin đem quân cứu viện cho chóng.
4. Xin xét cơ hội, điều kiện (lưu ý tấn công lúc Pháp chưa uống rượu để xông trận hoặc lúc chúng đã dã rượu; chú trọng các vũ khí quen dùng vì quân ta dùng súng chưa giỏi; chiến thuật phục kích, đánh úp).
Cơ mật viện đại thần bàn thêm:
1. Giữ ở biển khó vững, bởi súng đạn, tàu thủy là chỗ mạnh của Pháp. Tu sửa ngay các đồn lũy ở miền núi: làm kho chứa, thành trì, vững và đủ.
2. Việc giữ ở sông rất cần. Nhưng lấp ngay sẽ ngăn cản sự vận tải. Nên khám xét, đi đo thước tấc về độ sâu, bề rộng của sông… Đóng thêm thuyền để vận chuyển, có việc thì đánh chìm với đá…
3. Cứu viện nhanh, rất cần. Các tỉnh mật ghi để tiến hành…
4. Không thể không dùng súng dù chưa giỏi.
Vua Tự Đức bảo cần tuyệt đối bí mật, và mật dụ cho các tỉnh thi hành, nhưng cũng đừng để lộ tiếng tăm, dấu vết.
(sđd., tr. 50 – 52).
Phòng thủ theo chiến thuật hư binh, chứ không phải phòng thủ theo lối thị uy.
++ Bộ Hộ (thượng thư Nguyễn Văn Tường): định lệ thưởng người phát hiện tiền giả.
(sđd., tr. 53).
+++ Tháng tám âl..
++ Vũ Trọng Bình tâu xin cho Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) phái người thu thuế phù sa. Nguyễn Văn Tường khen Vũ Trọng Bình vốn thanh liêm, xin chuyển cho tỉnh thần Vũ Trọng Bình ủy phái người.
(sđd., tr. 54).
++ Làm phao gỗ nổi ở mặt sông (trước đây Trần Tiễn Thành dâng mẫu).
(sđd., tr. 54).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) dự định việc sẽ gặp Đường Đình Canh (nước Thanh) để bàn tính về vận tải.
(sđd., tr. 54 – 55).
++ Tha thuế thiếu cho 3 huyện ở Thành Hóa.
(sđd., tr. 57).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) định lại lệ cấm tiền đồng giả nhập cảng, cấm vàng bạc xuất cảng.
(sđd., tr. 57).
++ Các quan chính khanh hội bàn tìm người thay Hồ Đăng Phong (hộ lí tổng đốc Bình – Phú, đang ốm, nghỉ): Đề cử Phạm Thận Duật, Phạm Phú Thứ, Lê Đình Tuấn. Vua: Nguyễn Hiệp (tên khác: Nguyễn Trọng Biện).
(sđd., tr. 58).
++ Lê Na (Rheinart) nói với Nguyễn Trọng Hợp, đại ý: “Hòa” ước Giáp tuất (1874) tuy không viết hẳn ra là “bảo hộ”, nhưng đã ngụ ý ấy (*).
---- (*) Đây là câu nói xuyên tạc và áp đặt. ----
Lê Na (Rheinart) còn nói: Nay Pháp muốn buộc ta không được giao thiệp với nước nào khác. Chính phủ Pháp đã quyết buộc nước ta phải chấp nhận, mặc dù ta không chịu.
Triều đình lo lắng. Quan Cơ mật viện – Thương bạc tâu:
1. Không tranh luận với tướng súy Pháp, khâm sứ Pháp, vì chúng mưu tính việc ấy đã lâu, nay sắp sửa đạt cho được mưu đồ ấy.
2. Phái Nguyễn Lập thay làm lãnh sự, cho Nguyễn Thành Ý về kinh, để hỏi tình hình Pháp.
3. Bàn về hai khoản: đặt sứ ta ở Pháp và sai sứ bộ đi Pháp với danh nghĩa khác, nhưng thực chất là cho chính phủ Pháp hiểu rõ quan điểm của ta và để công lí được sáng tỏ.
4. Nhất định cử sứ bộ ngay, kẻo lỡ việc.
Vua Tự Đức bảo: Phải tính việc trước.
Quan Cơ mật viện – Thương bạc lại tâu:
1. Pháp đã âm mưu từ rất lâu. Pháp cố buộc ta không giao thiệp với nước nào. Đó là sự xảo quyệt của Pháp.
2. “Hòa” ước 1874 có câu: “Nước ta muốn định thương ước với nước nào đều được tùy tiện” . Pháp không thể trái ước. Tuy vậy, Pháp vẫn ngấm ngầm cản ta từ sáu, bảy năm nay.
3. Sáu, bảy năm nay, ta chỉ sợ khích biến.
4. Nay không thể không theo lí mà làm; làm sáng tỏ cho chúng biết. Ta không trái ước.
5. Nay xin sửa soạn tàu của ta, chọn người đi du học đến các nước Y (Tây Ban Nha), Anh, Phổ (Đức), Mỹ, cho các nước biết ta tự chủ. Nhân đó, vận động các nước ủng hộ ta, nếu Pháp bắt ức.
6. Việc cần kíp là sang Yên Kinh (Trung Hoa). Sứ thần các nước ở đấy.
7. Đường Đình Canh (quan Thanh, Trung Hoa) sắp đến. Xin để chúng tôi thương thuyết, nhờ Lý Hồng Chương (đại thần Trung Hoa) thông thuyết với Anh, Mỹ, Phổ (Đức) và Y (Tây Ban Nha)…
8. Nước Thanh gần đây tranh nước Lưu Cầu (Riu Kiu) với Nhật Bản mà không được (*).
---- (*) Để chia chác quyền lợi, chính tổng thống Mỹ Gơ Răng (Grant) đã đến Trung Hoa điều đình vào lúc bấy giờ để nước Lưu Cầu (Riu Kiu) mất hẳn vào tay Nhật, thành đảo Ô Ki Na Goa (Okinawa). Trung Hoa muốn tranh giành Lưu Cầu (Riu Kiu) để làm rào giậu phía biển đông. ----
Nay hẳn nước Thanh sẽ giúp ta, cũng là tự giúp. Đã có một nhật báo viết như thế. Nước Thanh hẳn cũng lo, nếu nước ta có bề gì, bởi nước ta là rào giậu phía nam của nước Thanh.
(sđd., tr. 59 – 62).
(xem thêm: Ghi chú ở cuối mục tháng mười âm lịch, Tân tị [1881], ngay ở một, hai trang kế tiếp trang này).
(xem thêm: sđd., tr. 89 – 91 và ĐNTL.CB., tập 36, sđd., tr. 40, 91: trung lập, ngoại giao đối trọng, “tọa sơn quan song hổ đấu” [ngồi trên núi, xem hai con cọp đấu nhau]).
++ Bắc Kỳ bị bão to. Phan Đình Phùng, Đặng Trần Hanh đi xét hỏi và phát chẩn. Tổng đốc Bắc Ninh Nguyễn Huy Kỷ khác với các quan tỉnh khác (vì các hào phú trong tỉnh đã giúp chấn tế): Xin đình việc phát chẩn. Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường): Tin lời Nguyễn Huy Kỷ (nổi tiếng là Phật sống); vả lại, tiền phát chẩn 10 phần xuống đến dân chỉ còn một, hai; xin như tỉnh Bắc Ninh, giúp nhau làm nhà, khuyên bảo hào phú tương trợ dân nghèo; tiền của Triều đình đợi khi thật ngặt, sẽ cấp tận tay. Vua bảo, chỉ chút đỉnh, chẳng đủ vào đâu, nhưng là lòng vua; và nghiêm cấm lại dịch tham ô.
(sđd., tr. 62 – 63).
(xem thêm: sđd., tr. 74, tr. 87).
+++ Tháng chín âl..
++ Giảm và tha thuế cho các huyện châu thuộc tình Tuyên Quang.
(sđd., tr. 65).
++ Đặt chức tuần kiểm ở các cửa biển Bình Thuận; lệnh cho khâm phái Gia Định xét kĩ thuyền buôn chở tiền giả.
(sđd., tr. 65).
++ Người buôn Tây lên Vân Nam (Trung Hoa); trên đường đi, bọn ấy khiêu khích Lưu Vĩnh Phúc rồi về. Lãnh sự Pháp lại trách ta!
(sđd., tr. 66).
++ Quan Thuyền chính (Nguyễn Văn Tường) xin cấp tiền tuất cho dân lặn xuống nước tìm thuyền đắm, chẳng may bị chết.
(sđd., tr. 66 – 67).
++ Đóng 15 chiếc thuyền kiểu “Thanh hương trường độ”, nhẹ và nhanh, san tải tốt.
(sđd., tr. 67).
+++ Tháng mười âl..
++ Nhân tên đỏ, thuộc hạ Sứ quán, sinh sự kiểu du côn, khâm sứ Lê Na (Rheinart) lại ăn nói bất tốn và tỏ ra trịch thượng với Nha Thương bạc. Nha Thương bặc phải bất đắc dĩ theo như chúng yêu cầu…
(sđd., tr. 69).
++ Phái viên tỉnh Quảng Yên Phan Liêm đem phép thí nghiệm than mỏ trình Cơ mật viện.
(sđd., tr. 71 – 72).
++ Vì việc Lê Na (Rheinart) cố chấp ngang ngược, và người buôn Tây khiêu khích Lưu Vĩnh Phúc, nên Trần Thúc Nhẫn đi Gia Định thương thuyết.
(sđd., tr. 73).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) theo lệnh vua hỏi han tình hình bão ở Bắc Kỳ.
(sđd., tr. 74).
++ Quan Cơ mật viện – Thương bạc xin cho quan 2 tỉnh Hải Dương, Hà Nội thương thuyết để ngăn phái viên Pháp đi xem các mỏ than.
(sđd., tr. 75).
++ Tha thuế quan tấn (thuế cửa biển) cho Bắc Kỳ bị bão: 2 phần 10.
(sđd., tr. 75).
++ Tăng lương cho tham biện, thương biện… thuộc Viện Cơ mật.
(sđd., tr. 76).
++ Giảm văn thư cho Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường).
---- (*) Vào ngày 30-11-1881 (tức là ngày mùng 09 tháng 10 âl. này, thuộc năm Tân tị), Lê Na (Rheinart), khâm sứ Pháp tại Huế, phúc trình (báo cáo trả lời) cho Phủ súy Pháp tại Gia Định: “Khi trở thành đứng đầu phe cứng rắn, chính [Nguyễn Văn] Tường đã xúi Tự Đức xem thường hiệp ước 1874...” . Dẫn theo Yoshiharu Tsuboi, NĐNĐDVP. & TH., sđd., tr. 270: trích dẫn tư liệu lưu trữ của Pháp (Rheinart, 30. 11. 1881, AOM. Aix, Amiraux 12940) và theo Taboulet.
Người biên soạn (Trần Xuân An) nghĩ và có thể xác định chắc chắn rằng: Bản phúc trình của Rheinart ghi trên, là nhằm vào bản tấu tháng 08 âm lịch vừa qua của Cơ mật viện – Thương bạc (sđd., tr. 59 – 62). Tất nhiên là Rheinart suy nghĩ và diễn đạt theo quan điểm của một tên thực dân. Đúng ra Nguyễn Văn Tường không xem thường “hòa” ước Giáp tuất 1874, mà vin vào đó để đấu tranh chống sự xuyên tạc, áp đặt của Pháp vào “hòa” ước ấy (xem lại: ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 59 – 62). ----

+++ Tháng mười một âl..
++ Pháp lại yêu sách đòi đuổi Lưu Vĩnh Phúc. Quan Cơ mật viện – Thương bạc cho rằng, phải nhân nhượng. Vua nghe theo.
(sđd., tr. 79).
---- (*) Quan Cơ mật viện – Thương bạc thường là bốn đại quan, tứ trụ triều đình (người đứng đầu là Trần Tiễn Thành, người có vị trí thứ hai là Nguyễn Văn Tường; hai người ngày càng có quan điểm khác biệt nhau). Theo phương pháp loại suy: Có lẽ quan điểm nhân nhượng Pháp này là của Trần Tiễn Thành. ----
++ Lê Đình Tuấn chết.
(sđd., tr. 82 – 83).
++ Quan tỉnh Nghệ An Trần Văn Chuẩn xin hoãn việc đóng thuyền. Đình thần cho rằng không thể nương nhờ nước Thanh việc vận tải mãi; không có thuyền, không cách gì khác.
(sđd., tr. 82 – 83).
++ Lưu Vĩnh Phúc về châu Khâm (Trung Hoa) thăm mồ mả tổ tiên.
(sđd., tr. 83).
++ Tha thuế cho hai tổng ở Tuyên Quang.
(sđd., tr. 83).
++ Nguyên hiệp đốc Tôn Thất Thuyết: thự thượng thư Bộ Binh. Lê Hữu Tá: đổi bổ thự thượng thư Bộ Công.
(sđd., tr. 83).
Xin lưu ý: Đến thời điểm này (tháng 11 âl., Tân tị [1881 ---> “82]) Tôn Thất Thuyết mới bắt đầu vào nhận chức ở triều đình. Xác định về ngày tháng rõ hơn một chút, như sau:
Đơn cử một ngày âm lịch / dương lịch để so sánh: 01 tháng 12, Tân tị = 20 tháng 01-1882.
Như vậy đã có 20 ngày tháng giêng thuộc năm dương lịch 1882 ở trong tháng 11 âm lịch, năm Tân tị.

++ Quan Cơ mật viện – Thương bạc dâng kế hoạch vâng phái sứ bộ sang Pháp. Nguyễn Trọng Hợp: chánh sứ; Nguyễn Thành Ý: phó sứ; Vũ Ngọc Tuân, Phạm Như Xương: tham biện. Vua khen Nguyễn Trọng Hợp. Nhưng rồi không đi được vì nhiều sự biến xảy ra.
(sđd., tr. 84).
+++ Tháng mười hai âl..
++ Nước Y Pha Nho (Espagnol) tặng kim khánh đến vua và các đại thần (Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Đỗ Đệ, Phạm Phú Thứ và Hoàng Diệu), theo nghi lễ ngoại giao (thương ước giữa hai nước).
(sđd., tr. 85 – 86).
++ Quan khoa đạo Lê Đĩnh từ Hương Cảng (Hồng Kông) trở về. Trước đây, Lê Đĩnh đi cùng Phạm Bính, Hà Văn Quan.
Vua hỏi tình hình và dư luận bên ấy về nước ta. Lê Đĩnh tâu:
1. Quân đội Anh chuyên tập luyện (chuyên nghiệp). Các việc khác không bắt lính làm.
2. Các nước Tây giàu mạnh là nhờ quân đội và thương mại. Tàu binh bảo vệ tàu buôn; tàu buôn nuôi tàu binh.
3. Nhật Bản theo gót các nước Tây. Nước Thanh (Trung Hoa) cũng bắt chước như thế: lập Cục Chiêu thương; sang Anh buôn bán; chọn thanh niên tuấn tú đi học kĩ nghệ; rước thầy ngoại quốc về dạy. Hiện nay, từ làm súng, đóng tàu, đến sản xuất bao diêm, đá lửa đều làm được.
4. Các nước khen nước ta tài nguyên phong phú, người thông minh, duy văn thư [hành chính] phiền phức, làm việc câu nệ, khá trở ngại.
(sđd., tr. 86 – 87).
++ Phan Đình Phùng tâu: Tuần phủ Bắc Ninh Nguyễn Huy Kỷ thiên về Phật giáo; tuần phủ Quảng Yên Trần Văn Tuy (?) say rượu cả ngày, công việc đều do bố chính, án sát làm. Ngô Đôn, Vũ Hữu Liễn (người trong hạt; thuộc hạ của Nguyễn Huy Kỷ) khen Nguyễn Huy Kỷ là Phật sống: gần gũi dân, lại dịch (các thư lại, chức dịch thuộc cấp) sợ uy, dân yên ổn (*). Đình thần bàn: Không chắc Nguyễn Huy Kỷ là Phật sống, nhưng chưa thấy có tì vết gì; và chê trách Trần Văn Tuy.
(sđd., tr. 87).
---- (*) Nguyễn Huy Kỷ từng đi sứ sang Trung Hoa, giữ chức bố chính Nam Định, tuần phủ Hưng Hóa, tham tán đại thần (cùng Nguyễn Văn Tường tiễu phỉ trong những năm trước đây). Tổng đốc Bắc Ninh là chức vụ hiện thời của ông. (Xem lại: ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 62 – 63; xem thêm: sđd., tr. 74). ----
++ Phạm Phú Thứ ốm, về quê; nay chết, được truy phục hàm hiệp biện đại học sĩ.
(sđd., tr. 88).
++ Lê Na (Rheinart) dâng thư chúc Tết, từ chối quà tặng. Vua không vui lòng. Quan Thương bạc (Nguyễn Trọng Hợp) … sợ và áy náy. Vua đành nhận thư.
(sđd., tr. 89).
++ Tổng đốc Lưỡng Quảng đã đưa thư báo trước về việc cho Đường Đình Canh sang nước ta. Nay đến Huế, Đường Đình canh đưa trình thư tổng đốc Quảng Đông (về việc vận tải, đi kinh lí…). Sợ Pháp ngờ vực, Nguyễn Văn Tường được lệnh gặp riêng, bàn kín với Đường Đình Canh.
Đường Đình Canh nói: Từ Tháng 10 âl., năm nay, khâm sai nước Thanh Tăng Kỷ Trạch ở Anh đã báo tin, rằng Pháp đã quyết tâm xâm lược Bắc Kỳ nước Đại Nam (Nghị viện Pháp đã chuẩn y). Pháp nhận định: Lấy Bắc Kỳ dễ như trở bàn tay. Việc đuổi Lưu Vĩnh Phúc chỉ là cái cớ. Và Trung Hoa đã hội bàn, báo tin cho Đại Nam để mưu tính ngay, mong giữ được Bắc Kỳ.
Nguyễn Văn Tường mật dặn Đường Đình Canh 3 việc:
1. Nếu Pháp trái “hòa” ước 1874 (*), thì nước Thanh cứ nhận Đại Nam làm thuộc quốc để đấu tranh giữa công luận các nước. Đại Nam xin đặt quan khâm sai tại kinh đô Trung Hoa để tố cáo trước dư luận thế giới (vì các đại sứ các nước ở đó).
---- (*) Vào năm 1876, sứ bộ nước ta sang nước Thanh (Trung Hoa) do Phan Sĩ Thục làm chánh sứ. Nhà Thanh không chấp nhận “hòa” ước Giáp tuất 1874, kí kết giữa Pháp và Đại Nam. ----
2. Lãnh sự các nước hiện đóng ở Quảng Đông, Đại Nam muốn đặt lãnh sự ở đấy để buôn bán, thông tin, giao du với các nước.
3. Đại Nam muốn nhờ tàu thuỷ nước Thanh (Trung Hoa) để cử người đi Anh, Nga, Phổ (Đức), Pháp, Mỹ, Áo, Nhật, xem xét và học tập.
Và nước ta gửi thư cho Trương Thụ Thanh, Lý Hồng Chương, cùng tặng quà cho họ. Trương Thụ Thanh không dám nhận, sợ Pháp ngờ! Lý Hồng Chương tặng thơ và tờ khải, nói về việc đều phải tự cường (2 nước Đại Thanh và Đại Nam đều phải tự nỗ lực, mỗi nước đều phải giàu mạnh).
(sđd., tr. 89 – 91).
(xem lại: sđd., tr. 59 – 62 và xem thêm: ĐNTL.CB., tập 36, bộ sđd., tr. 40, tr, 91).
Chính đường lối ngoại giao này đã dẫn đến cuộc chiến tranh Hoa – Pháp (1883 – 1885). Đại Nam trung lập trong cuộc chiến tranh đó. Cuộc chiến tranh Hoa – Pháp (1883 – 1885) có tác dụng buộc Pháp phải sửa lại “hòa” ước Quý mùi (Harmand – Trần Đình Túc) [1883] (*) thành “hòa” ước Giáp thân (Patenôtre – Phạm Thận Duật) [1884] (**).
---- (*) & (**) Vai trò chính trong việc kí kết “hòa” ước 1883 là Nguyễn Trọng Hợp (phó khâm sai). Vai trò dự thương của Nguyễn Văn Tường ở “hòa” ước 1884 vẫn phải là quyết định! ----


39) Tự Đức năm thứ 35, Nhâm ngọ (1882): 59 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
(01- 01, Nhâm ngọ = 18-02-1882)
++ Bàn về việc thanh tra các kho trong kinh đô (Nội vụ, Vũ khố, Thương trường thuộc Bộ Hộ).
(ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 92).
++ Nội các, Quốc sử quán, Cơ mật viện chọn những bài thơ rất hay của bố chính sứ Đặng Tá.
(sđd., tr. 92 – 93).
++ Tàu thủy Pháp tìm thấy than mỏ Hà Lầm (Quảng Yên).
(sđd., tr. 93).
++ Bộ Hộ tâu xin bỏ Nha Doanh điền Thừa Thiên, vì hết đất hoang.
(sđd., tr. 94).
++ Không tặng kim tiền có dây tua cho lãnh sự Y Pha Nho (Tây Ban Nha) vì thương ước đã kí kết, nhưng từ lâu không thi hành, lại không trả lời về khoản tiền “bồi thường” (ngược ngạo!) trong “hòa” ước.
(sđd., tr. 94).
++ Lang trung Bộ Binh đi thực địa để vẽ bản đồ từ Quảng Nam trở vào, và cả Thừa Thiên.
(sđd., tr. 94).
++ Thượng thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết: kiêm cả Hải phòng sứ kinh kì.
(sđd., tr. 95).
++ Tàu thủy Pháp đến Bình Định, Phú Yên đo nước và vẽ bản đồ.
(sđd., tr. 95).
++ Đặt hải đăng ở Thuận Hòa, Quy Lai (Thừa Thiên).
(sđd., tr. 95).
+++ Tháng hai âl..
++ 3 linh mục Pháp đến truyền đạo Thiên Chúa ở nhiều tỉnh.
(sđd., tr. 97).
++ Pháp cố tình ngáng trở Xiêm giao tiếp với Đại Nam. Cơ mật viện phải đấu tranh. Nay sứ Xiêm đến trên tàu Pháp!
(sđd., tr. 98).
++ Tàu thủy Xích Mao (Anh) đo nước, vẽ bản đồ ở Cần Mông (Cầu Mông = Cù Mông ?).
(sđd., tr. 98).
++ Tướng Pháp tại Gia Định phái tàu binh đến Bắc Kỳ để xâm lược, nhưng bề ngoài mượn cớ đuổi Lưu Vĩnh Phúc. Vua biết rõ âm mưu ấy, cho sao thư của khâm phái Gia Định Nguyễn Lập báo cáo về sự việc trên, gửi đến các tỉnh: Phòng bị bí mật, nếu cần, bất đắc dĩ, cứ nổ súng. Mặt khác, dụ cho Hoàng Tá Viêm để Hoàng Tá Viêm bảo Lưu Vĩnh Phúc di chuyển nơi ở; hứa sẽ chu cấp nếu thiếu thốn (có người thu thuế thay cho Lưu Vĩnh Phúc ở Bảo Thắng, thuộc tỉnh Hưng Hóa). Đã thế, Pháp còn gây hấn, thì cho Lưu Vĩnh Phúc chống cự Pháp, ta không can thiệp; nhưng bất đắc dĩ mới vậy. Tự Đức vẫn muốn tình hình yên ổn.
(sđd., tr. 98 – 99).
Đây là thời điểm lịch sử đã bước sang giai đoạn mới: Pháp bắt đầu xâm lược hẳn Bắc Kỳ, xé bỏ “hòa” ước Giáp tuất (1874)!
++ Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Chính (Chánh, người Bình Dương, Nam Kỳ): kinh lược chánh sứ Bắc Kỳ; tham tri Bộ Hộ Bùi Ân Niên (vốn kiêm Đô sát viện): phó sứ. Nguyễn Chính và Bùi Ân Niên ra Bắc, đóng quân ở Sơn Tây, để lo trấn áp giặc Khách (Tàu phỉ) cho Hoàng Tá Viêm rảnh tay đối phó với giặc Pháp, bởi tàu binh Pháp đã đến Hà Nội, khiến lòng dân rúng động, và trong nhân dân, tiếng bàn tán náo động. Vua vẫn lặp lại lời dụ trước: Để cho Lưu Vĩnh Phúc và Pháp tùy sức đánh nhau, ta đứng ngoài; nếu cần, ta cũng phải đánh ngay (“điều quân”, “vận lương”) , kẻo lỡ việc. Mặt khác, Tự Đức cho Nguyễn Thành Ý (tả thị lang Bộ Hộ) vào thương thuyết với tướng Pháp ở Gia Định. Vua biết Nguyễn Thành Ý trong thời điểm này với nhiệm vụ ấy là trở thành con tin trong tay Pháp, “hiến thân cho triều đình” !
(sđd., tr. 99 – 100).
Đại thần Cơ mật viện – Thương bạc ở thời điểm này: Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật: chỉ còn 3 người (Nguyễn Chính đã ra Bắc Kỳ).
++ Quan tỉnh Hà Nội, Sơn Tây (Hoàng Diệu, Nguyễn Đình Nhuận, Hoàng Hữu Xứng) mật tâu kế sách phòng bị: Quyết giữ thượng du để giữ trung châu, vì giặc Pháp mạnh về tàu thủy (sông, biển); lấy Sơn Tây là địa điểm trọng yếu.
(sđd., tr. 100 – 101).
++ Tàu thủy Pháp đỗ ở Ni Sơn (Ninh Bình), cho thuyền nhỏ đến liên hệ với nhà thờ Thiên Chúa giáo. Dân sợ hãi. Phan Đình Bình xin giữ lại quân luân phiên mới đến lượt đổi ở tỉnh.
(sđd., tr. 101).
++ Chu Đình Kế kiêm tả tham tri Bộ Hộ (Bùi Ân Niên vừa ra Bắc, nên khuyết).
(sđd., tr. 101).
+++ Tháng ba âl..
++ Tàu chiến Pháp lại tăng cường ở Hà Nội, bỏ neo đỗ ở Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình. Lòng dân xôn xao. Vua sai quan tỉnh vin vào “hòa” ước (“tín” ước !?!) trách phái viên Pháp; lại sai quan Thương bạc trách Lê Na (Rheinart). Khâm sứ Lê Na (Rheinart) bảo, sợ việc nổ súng ở Hà Nội sẽ không thôi được; y muốn về nước. Vua Tự Đức biết rõ dã tâm độc ác của Pháp, vẫn cứ phòng bị mà không để lộ thanh tích (tiếng tăm, dấu vết).
(sđd., tr. 104 – 105).
++ Quan tỉnh ở Bắc Kỳ hoang mang… Hoàng Tá Viêm muốn đưa quân Thái Nguyên về Hà Nội; Trương Quang Đản muốn điều động quân biên giới về Bắc Ninh. Vua sợ phỉ Tàu nổi lên, giục Nguyễn Chính đi mau đến Sơn Tây hội bàn.
(sđd., tr. 106).
++ Vua hỏi các quan Cơ mật viện – Thương bạc. Thưa rằng: Quan tỉnh 1 đóng trong thành, 1 đóng ngoài thành để trong ngoài hô ứng giúp nhau; trong thành chuẩn bị khí giới, binh lính, ngoài thành mật kết sĩ dân, thân hào; làm nhiều cách đánh lừa giặc. Việc ngăn lấp sông nên thôi, vì Pháp sẽ vin vào để bắt lỗi ta. Vua cho rằng không thể chần chừ, chọn chỗ nông, lấp ngay, vì Pháp vẫn cậy ở đường sông; cắt đường sông kiểu đó, quân Pháp không thể thông vào bên trong đất liền. Việc làm ấy cốt ở người (kín đáo, biết giữ bí mật), cốt hợp thời nghi, không nên vội vàng, lầm lỡ.
(sđd., tr. 106).
Lấp hẳn chỗ nông. Chỗ sâu lấp theo hình ngũ điểm [đá ở thuyền; đục thuyền, cho chìm xuống]:
x x x x x x x x
x x x x x x x
Hạn chế của biện pháp này: Có thể cũng cắt luôn đường thông thương vận tải của dân, gây úng lụt, nếu gặp lũ lớn, nước chảy xiết, rều rác nhiều.

++ Tăng cường ngựa cho đường trạm, tăng cấp thưởng cho phu trạm.
(sđd., tr. 106 – 107).
++ Tha thuế cho 2 tổng ở Tuyên Quang.
(sđd., tr. 107).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) cho lính kinh (quân chủ lực) lãnh trước nủa tháng lương.
(sđd., tr. 107).
++ Bộ Binh rút quân biền binh về để huấn luyện.
(sđd., tr. 107).
++ Ưu đãi trong việc bổ nhiệm người Nam Kỳ (vốn là người mộ nghĩa, phải ra sinh sống tại tị địa ở Bình Thuận, do Phan Trung đề cử).
(sđd., tr. 108).
++ Ngày mùng 8 tháng 3 âl., Nhâm ngọ (1882), Pháp tấn công thành Hà Nội. Trước đó, Pháp khiêu chiến. Hoàng Diệu phòng bị nghiêm ngặt. Pháp muốn ta triệt bỏ súng ống. Hoàng Diệu không nghe. Pháp đưa chiến thư (ngày mùng 8). Tôn Thất Bá mới vừa ra khỏi thành để thương thuyết, Pháp tấn công ngay. Tổng đốc Hoàng Diệu, tuần phủ Hoàng Hữu Xứng chống giữ. Pháp và ta đều có bị thương và chết. Chiến đấu từ giờ mão (5 – 7 giờ sáng) đến giờ mùi (13 – 15 giờ chiều), bỗng kho thuốc súng bị phá! Pháp bắc thang leo lên thành. Thành mất! Hoàng Diệu tự sát ở miếu Quan Công, dưới gốc cây to. Các quan đề đốc, bố chính, lãnh binh… đều chạy thoát. Hoàng Hữu Xứng (người Quảng Trị) đang tìm Hoàng Diệu, bị giặc Pháp bắt. Hoàng Hữu Xứng bất khuất, mắng giặc. Giặc Pháp vẫn không giết, chỉ giam lại. Tôn Thất Bá bị Pháp đón về; chúng hứa sẽ trả thành. Hoàng Hữu Xứng đang tuyệt thực, Tôn Thất Bá gặp, khóc, bàn sự lợi, hại. Hoàng Hữu Xứng bèn nghe lời Tôn Thất Bá, chấp nhận việc Pháp trả thành, nhưng giao cho Tôn Thất Bá nhận một mình, tuy lại kí tên cả hai người vào tờ thông tư gửi cho Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Chính và các quan thuộc những tỉnh gần kề. Trong thư, có câu, đại ý: Nếu Hoàng Tá Viêm và các quan, các tướng thấy đánh được thì cứ đánh, đừng ngại trong thành còn có quan quân ta. Và hai người làm tập tâu nhận tội, tâu về kinh đô. Còn Pháp, chúng vẫn đóng quân ở hành cung trong thành.
(sđd., tr. 108 – 109).
Rõ ràng Tôn Thất Bá đã mắc mưu Pháp (thậm chí, đồng thuận với Pháp!). Và qua Tôn Thất Bá, Pháp đã lợi dụng giây phút yếu lòng của vị quan bất khuất Hoàng Hữu Xứng. Chính các bức thư của Hoàng Hữu Xứng và Tôn Thất Bá, dẫu sao, cũng đã khiến quan quân các quân thứ, các tỉnh và triều đình dao động. Phải chăng lắm người cứ ngỡ tình huống rồi sẽ như mùa đông năm Quý dậu 1873, năm Nguyễn Tri Phương tử tiết!
++ Nguyễn Chính được lệnh về Mỹ Đức hoặc Nho Quan (Hà Nội).
(sđd., tr. 109).
++ Phòng ngự ở Bình Thuận. Mật dụ cho các tỉnh khắp nước bí mật phòng ngự.
(sđd., tr. 109).
++ Quan hưu trí Trần Đình Túc (người Quảng Trị): khâm sai đại thần; đi tàu thủy nước Pháp ra Hà Nội nhận lại thành trì, vì Pháp đã hứa sẽ trả lại. Vốn đang ở Bắc, Nguyễn Hữu Độ (tĩnh biên phó sứ) được dụ làm phó khâm sai. Hoàng Hữu Thường, Vũ Nhự cũng cùng ra Bắc Kỳ để lo việc nhận thành nói trên. Bởi lẽ, Lê Na (Rheinart) đã đưa văn thư nói về việc trả thành Hà Nội cho quan Thương bạc Nguyễn Trọng Hợp.
(sđd., tr. 109 – 110).
++ Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Chính, Bùi Ân Niên dâng sớ xin đánh, sau khi phân tích âm mưu của Pháp là muốn bức ta phải làm “hòa” ước khác; vì vậy, muốn “hòa” thì phải đánh một trận rồi mới “hòa”, để ngăn lòng tham của chúng. Tự Đức cũng nói nước đôi (“hai mang”) .
(sđd., tr. 110 – 112).
++ Trần Đình Túc, Nguyễn Hữu Độ tâu: Hà Nội thất thủ, không có quân ứng cứu; xin đánh ngay, đánh ồ ạt cả nước như đình thần (quan triều đình), các thần (quan Nội các) tâu xin, hoặc gửi sứ bộ qua nước Pháp hỏi cho ra lẽ, hoặc lập “hòa” ước mới. Vua Tự Đức trách: Trút trách nhiệm, đổ lỗi cho triều đình; và vua bảo: Đừng nói nước đôi (“hai mang”!) .
(sđd., tr. 112 – 113).
++ Trước đây, tuần phủ Nam – Ngãi Trần Nhượng đem việc Bộ Hộ (chở tiền, lãnh trưng thuế…) không hợp cách, tâu lên. Vua cho là bất nhất và đùn đẩy; quan ở Bộ Hộ và quan tỉnh bị giáng cấp, lưu dụng.
(sđd., tr. 113 – 114).
Đây là việc xảy ra trước đây, nay lại bị xới lên, trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng này, ngay tại Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường!
Xin lưu ý hai cụm từ nguyên văn: “Quan ở Bộ Lại” , “quan ở Bộ [Hộ]” (không phải là “quan Bộ Hộ” ). Chắc hẳn nhằm chỉ đến Bùi Ân Niên?

++ Bộ Binh: bổ cử nhân võ ở kinh; cử nhân võ có tú tài văn thì chuyển qua ngạch văn giai.
(sđd., tr. 115 – 116).
++ Triệu Ông Ích Khiêm về kinh.
(sđd., tr. 116).
++ Mật dụ cho các tỉnh hữu kì giữ yên vấn đề lương – giáo.
(sđd., tr. 116).
++ Thôi đánh thuế chở gạo về tỉnh cho các tỉnh phía nam.
(sđd., tr. 116 – 117).
++ Thương bạc viết thư cho tướng Pháp ở Gia Định, yêu cầu rút quân khỏi Hà Nội.
(sđd., tr. 117).
++ 13 người Nam Định bỏ đạo Thiên Chúa giáo.
(sđd., tr. 118).
++ Tham tri Bộ Công Lâm Hoành (người Quảng Trị) tâu nói: Đề phòng nạn ngoại xâm 20 năm nay, việc phòng thủ ở cửa Thuận An (Huế) sao vẫn sơ sài đến thế?
(sđd., tr. 118).
++ Lê Na (Rheinart) trách ta lo phòng thủ cửa Thuận An (Huế). Vua bảo: Trước sau Pháp chỉ muốn đem chữ “hòa” để đánh lừa ta chăng? Đồng thời, Tự Đức chỉ dụ: Phải tranh luận với y để vẫn phòng thủ.
(sđd., tr. 118 – 119).
++ Chia cất thuốc súng vì sợ như ở Hà Nội (kho thuốc súng bị phá nổ).
(sđd., tr. 119).
++ Quan Cơ mật viện – Thương bạc là nhóm Trần Tiễn Thành cho rằng so với thời thế, đánh Pháp ngay tức khắc chưa phải là kế sách nên làm; và chỉ nên sửa chữa thường theo lệ ở cửa Thuận An (bè nổi, hòm gỗ), không nên tăng cường, vì chưa chắc phòng thủ ở mặt biển là vững bền, mà thêm bị bắt bẻ; xin đình việc đắp lũy ở Thuận An; rút hết quân biền binh phái thêm về kinh để huấn luyện, lính cũ cũng phải huấn luyện nhiều hơn. Vua nghe theo.
(sđd., tr. 119 – 120).
Quốc sử quán xác định đây là ý kiến của Viện Cơ mật – Thương bạc, nhưng, khác với nhiều trang trước, ở trang này, Quốc sử quán cũng xác định luôn tên Trần Tiễn Thành (đứng tên ở tập tâu) và nhóm (tham biện, tư vụ trong Cơ mật viện), một cách minh xác, nhằm nói rõ ý kiến Trần Tiễn Thành khuynh loát cả Viện Cơ mật – Thương bạc, trong vấn đề tổ chức thực hiện cụ thể vốn thuộc về Bộ Binh này.
Sự phân hóa giữa chủ chiến với chủ hòa đã rất rõ rệt.

++ Nam Định tâu về việc khẩn điền, đào sông để tiêu nước ứ, đón nước ngọt vào ruộng.
(sđd., tr. 120).
++ Quân Thanh (Hoàng Quế Lan chỉ huy) về Bắc Ninh đóng với quân Trương Quang Đản để trấn áp.
(sđd., tr. 120).
++ Trần Tiễn Thành cử Nguyễn Văn Thi (tham biện Hải phòng Thuận An) và Lê Đại (chủ sự, viên ngoại lang Bộ Binh) làm ấn quan. Vua bảo Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Chính, Tôn Thất Thuyết từ trước đến giờ sao chưa đề cử ai.
(sđd., tr. 120 – 121).
Ghi chú bổ sung (2003):
Phải chăng những vị quan này không có ý lôi bè kết cánh? Hay nói với quan điểm đứng đắn hơn, họ không có ý liên kết, tạo thế cho những người chung một chính kiến? Hoặc họ rất dè dặt, cẩn trọng thái quá?
Thật ra, nếu nghiên cứu toàn bộ hành trạng của các vị đại quan này, với cái nhìn biện chứng, chúng ta sẽ thấy chính kiến của Trần Tiễn Thành và Nguyễn Chính là càng ngày càng chủ hòa, đến mức thỏa hiệp với Pháp, khác hẳn với chính kiến của Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là càng lúc càng chủ chiến, chống Pháp quyết liệt và rất mưu trí.
Do đó, riêng về Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, sự đề cử, tiến cử của hai vị này, lúc này, là không phù hợp với quan điểm của Tự Đức.
Xem thêm: Trần Xuân An, “Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886)” (bản thảo hoàn tất: 2002 & 2003), Nxb. Văn Nghệ TP. HCM., 2004.

+++ Tháng tư âl..
++ Ngày mùng 1 âl., nhật thực.
(sđd., tr. 121).
++ Tha và giảm thuế cho Lạng Sơn.
(sđd., tr. 121).
++ Đắp thành tỉnh Hà Tĩnh.
(sđd., tr. 121).
++ Đặt đường sông vận tải ở Bắc Ninh.
(sđd., tr. 121).
++ Hồ Trọng Đỉnh chết.
(sđd., tr. 121).
++ Quan khoa đạo Lê Doãn Thành tâu hặc Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Nguyễn Chính: Thiếu dự phòng; không đánh ngay, để lỡ sự cơ; đến lúc Pháp hứa trả thành lại dâng sớ xin đánh; Nguyễn Chính khi đi đường nghe tin báo lại về thẳng Sơn Tây, chưa thấy thi thố gì. Đình thần bàn, xin giáng 4 cấp, lưu dụng. Vua cho là phải.
(sđd., tr. 122).
++ Bộ Hộ tâu về số ruộng Thanh Hóa khai khẩn thêm.
(sđd., tr. 122 – 123).
++ Vua Khen tinh thần tử tiết của Hoàng Diệu và cho tế bài vị thờ ông.
(sđd., tr. 123).
Triều Nguyễn vốn có một khoản quân luật rất nghiêm là phạt rất nặng những quan, những tướng để mất thành, bị thất trận và khen thưởng rất trọng cho những ai tử tiết, nên hầu như phải tự sát, nếu tướng, quan nào rơi vào trường hợp ấy. Điều đó buộc tướng và quan phải có tinh thần trách nhiệm cao độ, phải thể hiện khí tiết. Tuy nhiên, mặt hạn chế cần nhận ra: nhiều tướng cũng như quan có tài năng lớn, trong thế yếu, thất cơ, hoặc bị nội ứng, là phải tự sát. Các tướng và quan cỡ ấy lại khó tìm được người để thay thế! Do đó, trong điều kiện vũ khí quân đội triều Nguyễn quá lạc hậu, tướng tài, quan giỏi lắm khi phải tử tiết một các khá oan uổng và đáng tiếc. Đình thần triều Tự Đức đã nghị xử cẩn thận từng trường hợp một, không phải trường hợp tự sát vì thất trận, để mất thành nào cũng được đề cao, thậm chí còn bị kết án, truy đoạt chức hàm. Và vì mặt tích cực kia (trách nhiệm cao, khí tiết lớn), nên triều đình vẫn tôn vinh những tấm gương tử tiết như Hoàng Diệu.
++ Lê Na (Rheinart) xin bỏ cấm buôn gạo. Không cho.
(sđd., tr. 124).
++ Trần Đình Túc báo cáo tình hình 3 tỉnh Sơn Tây, Nam Định, Bắc Ninh và đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc: Họp quân nghĩa dũng, lấp sông, đem tờ hịch yết thị, cắm chông, mai phục… Nhưng Trần Đình Túc trình bày rằng, dẫu thế nào cũng thua súng đạn tối tân của giặc Pháp (!). Chỉ sợ quân Pháp thấy vậy lại càng tấn công để khống chế như chúng đã làm ở Hà Nội, và vì thế càng khó thương thuyết. Trần Đình Túc xin vua rút về 4 chữ “khâm sai đại thần”, xin chỉ làm việc ở tỉnh Hà Nội. Vua cho Trần Đình Túc tránh trách nhiệm; bèn giáng cấp.
(sđd., tr. 124 – 125).
++ Khách buôn Hùng Tài Lộc gây hấn, đem người đánh phá cửa thành Hải Dương. Tổng đốc Lê Điều bắt chém. Lãnh sự Pháp bảo Hùng Tài Lộc là người của nước Anh. Cơ mật viện đưa thư cho lãnh sự Anh. Nguyễn Lập ở Gia Định cũng biện thuyết. Pháp cho rằng phải bồi thường. Tiền bồi thường, lại do lãnh sự Pháp tự tiện trừ ở thuế thương chính! Sứ thần hỏi lãnh sự Anh, y không hề nhận số tiền đó!
(sđd., tr. 126).
Rõ là một sự khiêu khích gấy rối của Pháp.
++ Phái viên Pháp vận nằng nặc vin cớ Lưu Vĩnh Phúc chưa rút quân để chúng vẫn chiếm đóng ở Hà Nội… Vua dụ Hoàng Tá Viêm giải quyết vấn đề Lưu Vĩnh Phúc. Hoàng Tá Viêm không tuân dụ, dâng sớ:
Pháp chưa thực tâm trả thành, lại nắm được quan khâm sai đại thần (Trần Đình Túc, Nguyễn Hữu Độ) trong tay, tha hồ muốn làm gì thì làm. Pháp muốn ta bỏ sự phòng thủ để chúng dễ tấn công. Ta phòng thủ, chúng lại yêu sách. Xin cho quan Thương bạc tranh luận với Pháp: Pháp rút tàu chiến, ta mới rút quân. Ta bảo đảm không để Sở Thương chính hề hấn gì. Phải có giấy tờ cam đoan để nước Thanh làm chứng. Nếu không, rút quân rồi, chúng tấn công là hết cách cứu viện.
Vua trách Hoàng Tá Viêm trái lệnh vua! Lại dụ Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc phải rút quân ngay.
(sđd., tr. 126 – 128).
Xin lưu ý: Hoàng Tá Viêm cãi lệnh dụ của vua Tự Đức!
+++ Tháng năm âl..
++ Vua ra lệnh trói quan tỉnh Hà Nội, giải về kinh. Nghị án và quyết án.
(sđd., tr. 128).
++ Lệnh cho Nguyễn Chính về Sơn Tây hội bàn. Hoàng Tá Viêm xin tuân lệnh rút đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc và xin giao Sơn Tây cho Nguyễn Chính. Hoàng Tá Viêm cho Sơn Tây là trọng yếu, mất Sơn Tây là rúng động cả Bắc Kỳ.
Vua bảo rút ngay đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc và quân Hoàng Tá Viêm cũng phải rút, có điều, không đùn đẩy cho Nguyễn Chính; nghĩa là không chăm vào giữ một thành Sơn Tây, mà phải ngầm giữ, cả Sơn Tây lẫn Hưng Hóa; ngầm giữ, tiến lui thật khéo, không phương hướng, không ai dòm ngó được, tức là chiến thuật hư binh; xem Pháp giở trò trống gì mà ứng phó.
Hoàng Tá Viêm chia quân Lưu Vĩnh Phúc đi các tỉnh. Lưu Vĩnh Phúc xin về Bảo Thắng sửa soạn việc nhà... (!).
(sđd., tr. 128 – 130).
++ Thưởng cho quan quân Thuận An (Thừa Thiên).
(sđd., tr. 130).
++ Đem 20 cỗ súng về Trấn Hải (Thừa Thiên).
(sđd., tr. 130).
++ Tạ Hiện: chưởng vệ lãnh đề đốc Bắc Ninh.
(sđd., tr. 131).
+++ Tháng sáu âl..
++ Lính Pháp đốt nhà, giết người ở 2 xã tại Hưng Yên. Ta phải cấp tiền gạo cho dân bị hại.
(sđd., tr. 132).
++ “Đại Nam nhất thống chí” đã xong bản thảo.
(sđd., tr. 132 – 133).
++ Đặt 6 cỗ súng và luyện binh ở Tư Hiền (Thừa Thiên).
(sđd., tr. 133).
++ Phạm Thận Duật: Xin khắc in “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” đã duyệt. Vua cho Hải Dương khắc in (nhưng mãi đến triều Kiến Phúc mới thực sự được in).
(sđd., tr. 134).
++ Pháp xin đặt đồn ở Bạch Hạc (Sơn Tây). Không cho.
(sđd., tr. 136).
++ Hồ Đăng Phong: tả tham tri Bộ Binh.
(sđd., tr. 136).
++ Nguyễn Hữu Độ: tĩnh biên phó sứ. Vũ Nhự: quyền sung tuần phủ Hà Nội.
(sđd., tr. 137).
++ Hoàng Tá Viêm tâu xin chấn chỉnh việc quân ở Thanh, Nghệ, Tĩnh.
(sđd., tr. 137 – 138).
++ Tăng cường phòng thủ cửa Thuận An (Huế).
(sđd., tr. 138 – 139).
++ Trần Đình Túc xin nghỉ.
(sđd., tr. 140).
+++ Tháng bảy âl..
++ Quảng Trị bị bão. Bộ Hộ phải thúc giục 2, 3 lần mới có danh sách để chẩn cấp. Quan binh bị cách, lưu dụng.
(sđd., tr. 140).
++ Biển Bình Thuận có tiếng vang như súng, suốt ngày, vang suốt đến Bắc Kỳ.
(sđd., tr. 140).
++ Xuất hiện thần đồng Nguyễn Văn Kỳ (sau Pháp bắt về nước).
(sđd., tr. 140).
++ Nghe Hà Nội thất thủ, quân Thanh ở Lưỡng Quảng và Vân Nam ra trấn sát biên giới. Tạ Kính Bưu (Vân Nam) lại đem trước 3 doanh sang Quán Ty (Hưng Hóa). Dân Bắc Kỳ xôn xao: Quân Thanh chiếm Bắc Kỳ để tự giữ! Vua Tự Đức sai đem thư của tổng đốc Quảng Đông đến các tỉnh Bắc Kỳ để đả thông tư tưởng. Nội dung như kế hoạch Nguyễn Văn Tường đã bàn trước đây với Đường Đình Canh. Vua Tự Đức lại ra lệnh dụ cho tùy nghi khoản tiếp quân Thanh.
Vua nước Thanh (Trung Hoa) đã có dụ cho quân Thanh về việc phòng giữ biên ải.
Trương Thụ Thanh (nay là tổng đốc Trực lệ) tâu với vua Thanh: Pháp âm mưu xâm lược Bắc Kỳ như chúng đã từng xâm lược Nam Kỳ của Đại Nam trước đây. Pháp tính kế buộc Đại Nam lập “hòa” ước mới. Sự quỷ quyệt của Pháp là lần này đánh thành Hà Nội rồi trao trả ngay. Chưa rõ thế nào, nhưng hẳn là mưu cũ…
Do đó, quân Thanh vẫn mượn tiếng đánh thổ phỉ ở Đại Nam mà thực chất mưu tiến lên, giành giữ Bắc Kỳ, khỏi lo Pháp lấn dần. Đại Nam nay khó lòng tự tính, Trung Hoa không nên bỏ lỡ việc (ý nguyên văn: Ý đồ xâm lược Bắc Kỳ của nhà Thanh!).
Vua Thanh: Cho 3 đạo quân thủy bộ tiến đóng chỗ hiểm yếu, chuẩn bị cứu viện cho Lưu Vĩnh Phúc ở Bảo Thắng (tỉnh Hưng Hóa); và cho rằng không nên chỉ làm kế đóng cửa tự giữ (tức là chiếm Bắc Kỳ để tự giữ thì tốt hơn!) .
Do đó, Pháp càng tăng cường quân đến Hưng Hóa, Sơn Tây, Bạch Hạc, Hoàng Tá Viêm điều Lưu Vĩnh Phúc về Thục Luyện, điều quân Thái Nguyên, Tuyên Quang về Sơn Tây. Vua Tự Đức: Xem quân Pháp và quân nhà Thanh động tĩnh thế nào, quân ta chỉ yên lặng đợi lệnh.
(sđd., tr. 141 – 143).
++ Lê Hữu Tá (thượng thư Bộ Công) chết.
(sđd., tr. 144).
++ Trần Đình Túc nhận dụ bỏ hàm khâm sai. Tự Đức cho là Pháp đã trả thành Hà Nội.
(sđd., tr. 144).
++ Thừa Thiên mưa to dai dẳng.
(sđd., tr. 144).
++ Phạm Thận Duật: Cơ mật viện đại thần (từ năm nào không rõ [*], đến đây được xác định chức danh).
(sđd., tr. 146).
---- (*) Vì cũng như những vị quan chống Pháp hàng đầu (Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, Hoàng Tá Viêm, Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đính), ông không có tiểu truyện riêng trong “Đại Nam liệt truyện” của Quốc sử quán triều Nguyễn! ----
+++ Tháng tám âl..
++ Sao sa, tiếng vang như sấm. Sao phướn: dưới đỏ, trên trắng (hạ tuần tháng 12 âl., mới lặn mất).
(sđd., tr. 146).
++ Đình tiệc Tiết Vạn thọ.
(sđd., tr. 146).
++ Ông Ích Khiêm: hồng lô tự khanh, biện lí Bộ Hộ.
(sđd., tr. 146).
++ Hoàng tử Ưng Đăng ra ở nhà Dưỡng Thiện.
(sđd., tr. 147).
+++ Tháng chín âl..
++ Quan tỉnh Nam Định (Vũ Trọng Bình, Đồng Sĩ Vịnh, Hồ Bá Ôn, Lê Văn Điếm) mộ quân Thanh, tiền thuê đánh quá mức, bị giáng, lưu dụng, bồi thường.
(sđd., tr. 147).
++ Dời Viện Cơ mật đến phòng Thượng Bảo (Nội các), ở bên trái Tả vu (trước đóng bên hữu); làm thêm nhà vuông để quan Cơ mật viện – Thương bạc ngồi bàn, trực đêm.
(sđd., tr. 148).
++ Bắc Kỳ được phép cất trữ tiền gạo.
(sđd., tr. 149).
++ Phủ Ứng Hòa có 2 tên Tư So, Lý Hòa nổi lên làm loạn (đốt phá, thả tù, cướp ấn phủ); quan phủ không chống đánh. Nguyễn Chính, Bùi Ân Niên tìm bắt.
(sđd., tr. 149).
(xem tiếp phần sau của tiểu mục này; vụ việc này còn diễn biến).
++ Tha thuế các xã ở Tuyên Quang…
(sđd., tr. 150).
++ Cho lãnh trưng mỏ than Nông Sơn (Quảng Nam).
(sđd., tr. 150).
++ Quan nhà Thanh Hoàng Quế Lan thống lãnh 12 doanh đóng ở Lạng Sơn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Thái Nguyên; Triệu Ốc thống lãnh 5 doanh, đóng ở Tuyên Quang, Thái Nguyên.
(sđd., tr. 150).
++ Tự Đức dụ: Trách một số quan không hiểu nghĩa lớn, lười nhác thành ra thoái thác, trốn về quê, tìm chỗ lánh việc…; và đồng thời xuống dụ bổ dụng người theo lệ rộng.
(sđd., tr. 151).
+++ Tháng mười âl..
++ Tự Đức dụ quan lại, sĩ nhân, hào mục Bắc Kỳ.
(sđd., tr. 153 – 155).
++ Trần Đình Túc lại về hưu. Nguyễn Hữu Độ: đổi bổ hộ tổng đốc Hà – Ninh. Nguyễn Hữu Độ xin từ chối, sợ Pháp kìm chế hoặc ngờ vực (*). Không cho.
(sđd., tr. 155).
---- (*) Xem tiếp sẽ rõ thực chất của Nguyễn Hữu Độ. ----
++ Nhóm Nguyễn Thông và Pháp khám xét địa giới Bình Thuận – Biên Hòa.
(sđd., tr. 155).
++ Tha thuế cho 7 châu thuộc đạo Tân Hóa (vốn là thượng du tỉnh Hưng Hóa).
(sđd., tr. 156).
++ Lệnh không được bẩm báo với quan Thanh.
(sđd., tr. 156 – 157).
++ Tặng quan Anh ở Hương Cảng một số phẩm vật (vì đã giúp ta trị tội bọn làm tiền giả).
(sđd., tr. 157).
++ Hộ bộ biện lí Ông Ích Khiêm tâu về việc khai mỏ, khai thác lâm thổ sản, mở cục đúc tiền, đặt trường diễn võ, chọn quân khỏe.
(sđd., tr. 157 – 158).
+++ Tháng mười một âl..
++ Bêu đầu tướng phỉ Lục Chi Bình.
(sđd., tr. 157).
++ Sinh nhật Trần Tiễn Thành, Vũ Trọng Bình (70 tuổi).
(sđd., tr. 158 – 159, tr. 159 – 160).
+++ Tháng mười một âl..
++ Cho Trần Hữu Viết đi học bắn súng ở Trung Hoa về.
(sđd., tr. 160).
(xem lại: sđd., tr. 23).
++ Từ khi Hà Nội thất thủ, ta đưa thư cho tổng đốc Quảng Đông Dụ Khoan, Tăng Quốc Thuyên. Nay Đường Đình Canh và một số quan Thanh đến nước ta dò xét (trong đó có tiến sĩ Đường Cảnh Tùng). Nhóm Đường Cảnh Tùng nói: Chưa thể dùng vũ trang vì chưa thừa sức, chỉ nên đấu tranh bằng lí lẽ. Do đó, Nguyễn Thuật được phái sang, nhờ tổng đốc Quảng Đông đưa thư lên vua Thanh. Triều đình lại được điện tín của Lý Hồng Chương; Phạm Thận Duật do đó cũng được lệnh đem quốc thư đi đến Thiên Tân. Nguyên Lý Hồng Chương được tin Hà Nội thất thủ, đã thương thuyết với công sứ Pháp Bảo Hải (Bourrée). Bảo Hải (Bourrée) thuận ý, gửi thư về Pháp. Vì thế Lý Hồng Chương mới điện tín sang, và Phạm Thận Duật đi Thiên Tân (đi đường 2 tháng mới đến).
(ĐNTL.CB. lại lược thuật luôn về diễn biến việc vận động ngoại giao này. Rằng chính phủ Pháp không chịu điều đình, vin vào điều 2 “hòa” ước Giáp tuất 1874: “Đại Nam tự chủ, không thần phục nước nào” . Chính phủ Pháp rút Bảo Hải (Bourrée) về nước, đưa Đức Lý Cố (Tricou) sang thay. Rồi ở Hà Nội sau đó lại xảy ra vụ Lưu Vĩnh Phúc giết Lý Ba Lợi (Henry Rivière), nên không thể đấu tranh lí luận được nữa. Lý Hồng Chương đã gửi văn thư cho Tăng Kỷ Trạch ở Anh vận động công luận các nước Anh, Nga, Phổ (Đức) như Nguyễn Văn Tường đã bàn với Đường Đình Canh năm trước. Vẫn không có nước nào trả lời! Đến tháng 8 âl., Quý mùi (1883), ““hòa” ước mới của Lãng Quốc Công [Hiệp Hòa]” (nguyên văn) lại có khoản “nước Thanh không dự việc nước ta” (nguyên văn), nên Trung Hoa trút trách nhiệm… Ngay cả việc Nguyễn [Thượng] Phiên đóng ở Quảng Đông, tổng đốc Quảng Đông cũng sợ Pháp giận! Nguyễn [Thượng] Phiên nhiều lần xin vào gặp, tổng đốc Quảng Đông đều thác bệnh, từ chối!).
(sđd., tr. 161 – 162).
Diễn biến trên là từ tháng 12 âl., Nhâm ngọ, Tự Đức năm thứ 35 (1882), đến tháng giêng âl., Giáp thân, Kiến Phúc năm thứ 1 (1884), lúc Phạm Thận Duật về đến Huế.
++ Quảng Nam đói. Tha và miễn thuế, tiền vay.
(sđd., tr. 162).
++ Quảng Trị gạo đắt. Trích thóc kho, giảm giá bán ra cho dân.
(sđd., tr. 162).
++ Đường Đình Canh (Cục Chiêu thương, Trung Hoa) xin đóng tàu nhỏ, vào các sông 7 tỉnh Bắc Kỳ chở lương thực. Không cho.
(sđd., tr. 163).
++ Án sát Bắc Ninh Tôn Thất Loan xin thôi đắp đê Văn Giang (đã vỡ đê quá nhiều lần). Vua cho tạm hoãn vài năm, xem sao.
(sđd., tr. 163).
++ Bắt được bọn nổi loạn ở Ứng Hòa (Hà Nội).
(sđd., tr. 163).
++ Ở Nam Định, Hưng Yên, có tàu Pháp đi lại.
(sđd., tr. 163).
++ Bùi Ân Niên dâng sớ: Lập các đội quân lấy danh nghĩa bắt cướp, thực ra là ngầm tiếp ứng nhau để đánh Pháp.
(sđd., tr. 163 – 164).
++ Lệnh dụ về việc bí mật phòng thủ, vì đã 3 mùa mà Pháp chưa chịu rút quân, nên khó tin ở lời chúng; chú ý trấn áp bọn Hán gian, bọn bất lương để Pháp mất hậu thuẫn.
(sđd., tr. 164).
++ Sao chổi mọc.
(sđd., tr. 165).
++ Tự Đức giáng hoàng quý phi Vũ thị (:họ Vũ) xuống trung phi. Tự Đức ốm nặng từ một vài tháng gần đây.
(sđd., tr. 165 – 166).

40) Tự Đức năm thứ 36, Quý mùi (1883): 60 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
++ Tướng Pháp ở Gia Định Lê My (Le Myre de Vilers) về nước, Tam Sung (Thomson) sang thay.
(ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 167).
++ Hà Nội xin đắp đê mới và đào sông để bớt thế nước lũ.
(sđd., tr. 168).
++ Hoàng tử trưởng Ưng Chân: Thụy quốc công; hoàng tử thứ hai Ưng Kỷ: Kiên Giang quận công.
(sđd., tr. 168 – 169).
++ Cấm giết trâu, cấm nấu rượu (định lại lệ đã có).
(sđd., tr. 169 – 170).
++ Bộ Hộ cần bàn với Cục Chiêu thương (Trung Hoa): Chở thóc thay gạo để tồn trữ lâu hơn.
(sđd., tr. 170).
++ Giáng Đoàn Văn Hội: tả tham tri Bộ Lễ.
(sđd., tr. 170).
++ Quảng Trị: dân đói. Giáng Phan Sĩ Thục, Nguyễn Tăng Dược. Đinh Nho Quang: tuần phủ Trị – Bình.
(sđd., tr. 170).
++ Tàu chở gạo của Cục Chiêu thương (Trung Hoa) bị mắc cạn, hỏng. Cấp tuất hậu.
(sđd., tr. 170).
++ Tự Đức nhọc, ốm.
(sđd., tr. 170).
++ Nam Định mộ thuê thêm quân Thanh.
(sđd., tr. 171).
++ Nguyễn Thuật đi sứ về, tâu trình tình hình biên giới: Kẻ gian, phỉ và quân Thanh dỗ mua, bắt người về nước.
(sđd., tr. 171).
++ Tạ Hiện về kinh đô Huế, nay là quyền quản doanh Hùng Nhuệ. Trước đây, quan tỉnh Bắc Ninh nghi ngờ Tạ Hiện vì ông có vợ là dân Thiên Chúa giáo. Bộ Binh của Tôn Thất Thuyết thanh minh cho Tạ Hiện.
(sđd., tr. 171 – 172).
++ Phái viên Pháp đến động Từ Thức (Thanh Hóa). Lệnh ngăn lại.
(sđd., tr. 172).
++ Tàu binh Pháp đến thêm. Quân Thanh chỉ mới sang 3 doanh. Trương Quang Đản dâng sớ: Xin dụ cho Hoàng Tá Viêm điều động Lưu Vĩnh Phúc về Sơn Tây; Lương Tuấn Tú về giáp ranh Bắc Ninh – Thái Nguyên; Nguyễn Chính chỉ đạo quân Nam Định, Ninh Bình; Bùi Ân Niên hợp sức với Hải Dương; và kỉ luật thật nghiêm. Vua đồng ý với kế họach ấy. Trương Quang Đản, Bùi Ân Niên lại tâu: Bắc Ninh gần Đồn thủy Hà Nội của Pháp; xin bàn với tướng Thanh Hoàng Quế Lan đưa quân về; Lương Quy Chính, Nguyễn Cao, Trần Xuân Soạn cũng dồn quân về Bắc Ninh. Vua lệnh cho Bùi Ân Niên chọn nơi đóng ở Hải Dương.
(sđd., tr. 172 – 173).
++ Một số dân hạt Hải Dương bị xử án về tội truyền đọc ngụy thư, trong đó có con trai Cao Bá Đạt (tức là cháu của Cao Bá Quát).
(sđd., tr. 173).
+++ Tháng hai âl..
++ Quan Hà Nội, một nửa đi đóng chỗ khác, vì ở nội thành Pháp chưa rút, đang khống chế.
(sđd., tr. 173 – 174).
++ Đóng cửa Ti Thuế quan ở sông Trà Lý.
(sđd., tr. 174).
++ Tổng đốc Định – yên Vũ Trọng Bình tâu: Pháp tăng cường quân ở Hải Dương, Hà Nội.
(sđd., tr. 174).
++ Cửa Thuận An (Huế) ngày càng bồi nông tự nhiên. Vua bảo Bộ Hộ (thượng thư Nguyễn Văn Tường): Thế là may mắn; nhưng lại âu lo về việc vận tải; nhắc nhở phải tính trước về lương thực. Trước đây, quan Bộ Hộ định bán bớt gạo kho cho dân, nay đình lại.
(sđd., tr. 174).
++ Bùi Ân Niên chiêu mộ thủ dũng.
(sđd., tr. 175).
++ Thự lí thông thương đại thần Lý Hồng Chương đã điện tín đưa người sang để hỏi bàn về tình hình đối phó với Pháp, nay lại gửi thư tiếp. Vua bảo viết quốc thư gửi Lý Hồng Chương: Đã sai Phạm Thận Duật, Nguyễn Thuật đi; Pháp lần này muốn thông sang Vân Nam (Trung Hoa) và buộc Đại Nam chịu bị “bảo hộ”; mong Trung Hoa tìm cách giúp.
(sđd., tr. 175).
++ Lệnh cho Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình chặn đường nhỏ, lấp sông nhỏ.
(sđd., tr. 175 – 176).
++ Ngày 18 tháng 2 âl., Quý mùi (1883), Pháp tấn công thành Nam Định. Giặc Pháp bắn suốt đêm ngày vẫn không hạ được thành. Ngày 19 âl., Pháp chạy tàu thủy trên sông Vị Hoàng, bắn vào thành. Trong khi đó, bộ binh Pháp sấn vào cửa đông. Vũ Trọng Bình, Đồng Sĩ Vịnh ở trong thành. Lê Văn Điếm, Hồ Bá Ôn ra ngoài thành chiến đấu, từ giờ mão (5 – 7 giờ sáng) đến giờ ngọ (11 – 13 giờ trưa). Nguyễn Chính hèn nhát, tuy đóng ở Đặng Xá (Mỹ Lộc), gần đó, vẫn không đến cứu viện. Thành Nam Định mất sau khi Lê Văn Điếm chết trận, Hồ Bá Ôn bị thương, quân vỡ.
(sđd., tr. 176).
++ Bùi Ân Niên, Trương Quang Đản ở Bắc Ninh dàn quân dọc bờ sông, định đánh hạ Đồn thủy Pháp tại Hà Nội, và đã đem quân cứu Nam Định, nhưng quân chưa tới, thành Nam đã mất. Vua bảo: Dập tắt ngay, nếu chúng dụng đến Bắc Ninh; chớ để chúng đắc chí.
(sđd., tr. 176 – 177).
++ Khâm sứ Pháp Lê Na (Rheinart) hạ cờ, về nước.
(sđd., tr. 177).
++ Tàu binh Pháp đến Quảng Yên; lính Pháp lên núi làm nhà, dựng cờ. Dụ: Thông tư cho quan tỉnh, bảo lãnh sự Pháp nói tàu ấy rút ngay, kẻo trái “hòa” ước.
(sđd., tr. 177).
++ Các đồn Lộ Châu, Triều Sơn ở cửa Thuận (Huế) được tăng cường biền binh.
(sđd., tr. 177).
++ Miễn thuế gạo nhập cho Quảng Nam, Quảng Ngãi.
(sđd., tr. 177).
++ Tăng tiền gạo cho lính trạm (giao liên…).
(sđd., tr. 177).
++ Tha lính và hoãn mộ lính cho huyện Sơn Dương (Sơn Tây).
(sđd., tr. 178).
++ Cơ mật viện – Thương bạc tâu: Nguyễn Chính và Hoàng Tá Viêm nên tùy cơ lấy lại thành Nam Định; nghiêm sức cho thân sĩ đoàn kết xã dân; binh dân cùng canh giữ để cô lập quân Pháp trong thành; không được để Pháp lấn xuống; như thế mới có thể mưu tính lấy lại thành. Vua trách: Đã trễ mất thời cơ; lẽ ra phải đánh chiếm lại ngay, lúc sĩ khí dâng cao; nay sĩ khí đã ngày càng tiêu mất, Pháp lại lan tràn, khó đánh. Lệnh cho Nguyễn Chính phải lấy lại ngay thành Nam Định để chuộc lỗi trước (không ứng cứu, bị giáng 4 cấp).
(sđd., tr. 178).
++ 500 lính kinh đô (chủ lực) tiến ra Thanh Hóa.
(sđd., tr. 178).
++ Cấp thêm lương tháng cho lính kinh (chủ lực).
(sđd., tr. 178 – 179).
++300 quân Thanh Hóa đóng giữ tại núi Tam Điệp, ở 2 đồn Nhân Sơn, Chính Đại.
(sđd., tr. 179).
++ Lấp đường sông để khỏi chia quân.
(sđd., tr. 179).
++ Tạ Hiện nghe tin mất Nam Định, xin về ngay để chiếm lại thành; được đổi lãnh đề đốc Nam Định.
(sđd., tr. 179).
++ Ngày 19 tháng 02 âl., Quý mùi (1883), Trương Quang Đản và Bùi Ân Niên phối hợp với quân thứ đẩy lùi quân Pháp (Pháp khiêu chiến, tấn công Gia Lâm). Pháp lùi về giữ phố Dốc Gạch. Ngày 20 âl., Pháp lại tấn công. Binh dõng, quân thứ Bắc Ninh nấp bắn, lại đẩy lùi quân Pháp. Chiều 20 âl., giờ mùi (13 – 15 giờ chiều), Pháp tiến lên đê. Ta đánh một trận giáp lá cà với Pháp thật dữ dội. Trận này, phó đề đốc Trần Xuân Soạn bị thương nhẹ. Các đạo quân của Trương Quang Đản, Lương Quy Chính, Bùi Ân Niên, Nguyễn Cao, Hồ Văn Phấn đều tiếp nhau đến ứng cứu. Pháp không địch nổi, rút chạy về Đồn thủy Hà Nội.
Vua khen quân ta đã 3 lần giao chiến dũng cảm, thăng thưởng cho binh, tướng. Hoàng Tá Viêm bị khiển trách, cho cách chức, lưu dụng. Lại dụ cho Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình chặn đường sông (đóng cọc, đánh đắm thuyền); Sơn Tây cũng cần hợp lực đánh Pháp và cố đánh cho được.
(sđd., tr. 180 – 182).
+++ Tháng ba âl..
++ Rút biền binh ở các sở thợ để huấn luyện; đặt súng ở phía đông bắc kinh thành.
(sđd., tr. 182).
++ Sắc dụ cho Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Chính: Khiển trách hai đại thần thống lãnh mặt trận (Hoàng Tá Viêm, thống đốc; Nguyễn Chính, kinh lược sứ Bắc Kỳ), rằng chỉ thấy hô hào suông (Hoàng Tá Viêm: “Vạn phần đánh được cả” ; Nguyễn Chính: “Khiến cho giặc không dám trông thẳng” ); khuyên Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Chính phải tính kế, đánh “để hả lòng công phẫn, [cho] lừng lẫy uy thanh của nước” (nguyên văn).
(sđd., tr. 182 – 183).
++ Thân sĩ Quảng Trị mật tâu xin đánh dẹp giặc Pháp. Vua bảo: Để triều đình tính liệu.
(sđd., tr. 183).
++ Đặt thêm 50 khẩu súng (đại bác, quá sơn) ở trước và sau đồn Lộ Châu (cửa Thuận An, tại Thừa Thiên).
(sđd., tr. 183).
++ Cấp dưỡng thân nhân của binh dõng chết trận.
(sđd., tr. 184).
++ Thống đốc Hoàng Tá Viêm tâu: Mộ được ba vạn (30.000) quân, trong đó có 3.400 quân đã luyện tập giỏi. Vua: Cần chọn quân mạnh khỏe và giỏi chiến đấu; quân nhiều mà không tinh nhuệ càng thêm vô ích.
(sđd., tr. 184).
++ Nguyễn Chính phải xét rõ về vụ thất thủ Nam Định, tâu về triều. Và Nguyễn Chính bị giáng xuống quang lộc tự khanh, sung tán lí. Hoàng Tá Viêm cũng bị giáng xuống tổng đốc… và một loạt quan tỉnh đều bị giáng, phạt… Tự Đức biểu dương các quan lính đã anh dũng chiến đấu, hi sinh. Và lại ra dụ: lập các quan tỉnh mới, chọn nơi đóng trụ sở để làm việc (vì thành đã mất).
(sđd., tr. 184 – 185).
++ Bùi Ân Niên xin độc lập chiến đấu, phối hợp với Trương Quang Đản (vì bất đồng ý kiến với Hoàng Tá Viêm), hoặc xin về kinh chịu tội. Hoàng Tá Viêm cũng tâu xin rút Bùi Ân Niên về triều, vì cho rằng Bùi Ân Niên rất am hiểu việc quân; và nên giao quân lại cho Hoàng Tá Viêm thống lĩnh. [Thật ra, đó chỉ là lời nói khéo, do không hợp nhau trong cách cầm quân, đánh trận?]. Bùi Ân Niên dâng sớ phê phán Hoàng Tá Viêm, đến mức chỉ trích gay gắt (điều quân khiển tướng vụng; rút quân, tiện cho mình, để hại cho người; chỉ nghe lời Lưu Vĩnh Phúc; ganh công…). Cuối cùng, Bùi Ân Niên vẫn sung tham tán, phối hợp với Trương Quang Đản như cũ. Nguyễn Chính sung làm tán lí, coi đạo quân khác. Tất cả đều vẫn thuộc quyền thống lĩnh của Hoàng Tá Viêm.
(sđd., tr. 185 – 187).
++ Bố chính Quảng Tây (nước Thanh) Từ Diên Húc đưa quân sang địa đầu nước ta.
(sđd., tr. 187).
++ Thống lĩnh quân Thanh là Hoàng Quế Lan. Hoàng Quế Lan đưa quân đến đóng phủ Lạng Giang, chia phái các binh tướng trấn giữ các nơi. Quân thứ tỉnh Bắc Ninh đề nghị Hoàng Quế Lan đưa quân sang sông để đóng; Hoàng Quế Lan bảo chưa có công văn từ nước Thanh. Hoàng Quế Lan cũng đề nghị phía ta mộ nhiều quân người Hoa, lại đề nghị nên đưa quân ta đến đóng gần quân Thanh, để nếu Pháp tiến theo sông Nguyệt Đức, quân Thanh sẽ đổi áo quần đánh giúp. Còn mặt khác, quân ta phải lo tính lấy (phía Từ Sơn, Gia Lâm). Vua bảo: Nước Thanh ngại gây hiềm khích, “rốt cuộc, việc ta, ta phải làm là chính”, “chớ chỉ có trông cậy vào người”
(sđd., tr. 187 – 188).
---- (*) Xem lại: Nhờ Pháp thử nghiệm quặng và than mỏ. Tự Đức bảo quan Cơ mật viện – Thương bạc: “Mọi việc mượn [nhờ] người [Pháp], tóm lại như giấc mơ mộng, không có kì nào được nên việc” (nguyên văn); phải tự trù tính làm việc. (Xem lại: ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 6). ----
++ Phê phán linh mục Trần Lục (Ninh Bình) nịnh hót quân Pháp (xúi giục bãi bỏ tuần ti, khám xét cửa sông ở Thanh Hóa, Ninh Bình).
(sđd., tr. 188).
++ Cho dân huyện, đạo Tân Hóa (vốn là thượng du tỉnh Hưng Hóa) vay tiền.
(sđd., tr. 188).
++ Nâng giá cước cho chủ thuyền vận tải.
(sđd., tr. 188 – 189).
++ Hồ Bá Ôn bị trương trước đây, khi chiến đấu ở thành Nam Định, đến nay chết. Vua khen dũng cảm, truy tặng.
(sđd., tr. 189).
++ Gạo hơi thiếu. Bộ Hộ xin chiểu giá cấp tiền lương thay gạo lương.
(sđd., tr. 189 – 190).
++ Lệnh cho các loại thuyền chở gạo, gỗ, đá… ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh về kinh.
(sđd., tr. 190).
++ Hoàng Tá Viêm tâu: Đường Cảnh Tùng (người cùng làng với Lưu Vĩnh Phúc) có lòng nghĩa phẫn, bàn luận việc quân rất có lí; xin thông tư cho tổng đốc Quảng Đông để giữ Đường Cảnh Tùng ở lại hợp sức với Hoàng Tá Viêm.
(sđd., tr. 190).
+++ Tháng tư âl..
++ Tướng phỉ Bắc Ninh (Khỏa, Câu) bị chém chết.
(sđd., tr. 190).
++ Tha tù Hưng Hóa, cho sung quân.
(sđd., tr. 191).
++ Cơ mật viện tâu: Quan võ xung trận, quan văn trù tính, điều khiển (phản bác quan điểm của khâm phái Gia Định Nguyễn Lập là chỉ dùng quan võ đánh trận…).
(sđd., tr. 191).
Cơ mật viện ở thời điểm này: Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. [Phạm Thận Duật đã đi Thiên Tân [Trung Hoa]).
Lúc này, sự phân hóa chính kiến (chủ hòa [Trần Tiễn Thành] và chủ chiến [Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết] đã rất rõ rệt).
Xin lưu ý thêm: Quốc sử quán không ghi chép nhiều và cụ thể về vai trò của từng đại thần Cơ mật viện một. Ngay cả Tôn Thất Thuyết, với chức năng thượng thư Bộ Binh, trong thời điểm chiến tranh đã nổ ra ở Bắc Kỳ này, lẽ ra ông phải nổi bật, thế nhưng tên họ Tôn Thất Thuyết cũng rất mờ nhạt. Và cả Nguyễn Văn Tường cũng thế. Và nói chung, vai trò của nhóm chủ chiến chỉ thật sự nổi bật (có tính quyết định) ở giai đoạn 1883 – 1885.

++ Vi Ê (Lý Ba Lợi, Henry Rivière) có hành vi ngang ngược (bán gạo kho Cục Chiêu thương ở Hải Dương; thu thuế các loại…).
(sđd., tr. 191).
++ Quân ở tàu binh Pháp đuổi nhân viên thu thuế tại Mễ Sở (Hưng Yên).
(sđd., tr. 192).
++ Nha Hải phòng kinh kì tâu: Xin cắm hàng rào gỗ và lấp sọt đá ở cửa Lộ Châu (Thuận An, Huế). Vua y cho.
(sđd., tr. 192).
++ Hoàng Tá Viêm điều động quân thứ Sơn Tây và đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc về đóng tại Hoài Đức (Hà Nội). Sau đó, lệnh cho Lưu Vĩnh Phúc ra khiêu chiến. Quân Pháp không ra giáp trận, định kế đánh úp nơi đóng quân của quân ta và quân Lưu Vĩnh Phúc. Hoàng Tá Viêm nghe tin quân Pháp kéo tới vào lúc sáng sớm ngày 13 tháng 4 âl. (Quý mùi [1883]), nên ngay lập tức, Lưu Vĩnh Phúc được lệnh mai phục. Khi giặc Pháp đến Cầu Giấy, đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc vùng dậy đánh quyết liệt. Cánh quân tả: Dương Trứ Ân chết trận. Cánh quân hữu: Ngô Phượng Điển bị thương. Đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc hơi lùi. Trước tình huống ấy, Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Thủ Trung xông vào trận đạn, quyết đánh. Quân Pháp thua, bỏ chạy. Quân Lưu Vĩnh Phúc đuổi theo, chém chết Vi Ê (Lý Ba Lợi, Henry Rivière) và 2 sĩ quan Pháp. Ngoài ra, quân Pháp còn chết 20 tên lính, bị thương nặng 60 tên và bị thương nhẹ rất nhiều.
Vua Tự Đức và triều thần rất mừng.
Lưu Vĩnh Phúc: thăng đề đốc (nhị phẩm); Hoàng Thủ Trung: thăng tuyên úy sứ (tòng tứ phẩm), lãnh chức lãnh binh quan; Ngô Phương Điển: thăng phó tuyên úy sứ (tònh lục phẩm), lãnh chức phó lãnh binh quan… Hoàng Tá Viêm: khai phục nguyên hàm. Dương Trứ Ân: truy tặng phó lãnh binh quan…
Lãnh sự Pháp đưa thư xin nhận xác Vi Ê (Lý Ba Lợi, Henry Rivière) và 2 sĩ quan Pháp. Không cho. Quân thứ Sơn Tây tạm chôn xác giặc, đợi xét.
(sđd., tr. 192 – 194).
++ Phát chẩn cho dân đói kém tại Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình.
(sđd., tr. 194).
++ Biết được quân thứ Sơn Tây và quân Lưu Vĩnh Phúc chuyển xuống phố Hà Nội, quân thứ Bắc Ninh (do Bùi Ân Niên, Trương Quang Đản quản lãnh) cũng hội lại, cùng đánh giặc Pháp. Súng lớn đặt trên đê sông Nhị Hà, bắn suốt mấy ngày. Thuyền binh Pháp bị tổn thương. Quân thứ Sơn Tây rút. Quân thứ Bắc Ninh cũng rút. Tự Đức lại động viên, khích lệ tấn công.
(sđd., tr. 194).
++ Bố chính Quảng Tây Từ Diên Húc sang nước ta. Bùi Ân Niên đến gặp. Từ Diên Húc nói: Lần này sang, quyết giúp Đại Nam, nhưng kẹt khoản 2 “hòa” ước Giáp tuất 1874, đành phải giúp ngầm; “nếu quả là cùng xâm phạm [cả Pháp lẫn Hoa đều vi phạm “hòa” ước Giáp tuất 1874] thì tất phải chiến tranh”. Trung Hoa đã giúp cho Lưu Vĩnh Phúc súng ống. Vua sai Bộ Binh viết thư hỏi thăm, động viên.
(sđd., tr. 195).
++ Trần Đình Túc, đã về hưu, thấy việc quân nhu khẩn cấp, xin từ chối nửa lương suốt đời.
(sđd., tr. 195).
++ Nguyễn Lập ở Gia Định về quê chữa bệnh vì ốm; Nguyễn Thành Ý thay.
(sđd., tr. 195).
++ Người Khách (Hoa kiều) mạo làm phái viên Tây dương. Y liền bị lệnh chém.
(sđd., tr. 195).
++ Pháp đã thua, sai người về Gia Định cứu viện. Nguyễn Thành Ý tâu về Huế. Vua dụ: Phải đánh ngay để lấy lại 2 tỉnh Hà Nội, Nam Định; “vả lại, thế cưỡi hổ đã thành; ta không tính (đánh) chúng, chúng cũng tính (đánh) ta; tính (đánh) trước thì thắng; nên cùng lòng hợp sức tính (đánh) ngay” (nguyên văn). Và thông tư cho Phạm Thận Duật ở Thiên Tân (Trung Hoa), Nguyễn [Thượng] Phiên ở Quảng Đông (Trung Hoa), báo với Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Thuyên, phối hợp đánh ngay, để khỏi sinh khó khăn.
(sđd., tr. 197).
++ Giảm thuế cho các nơi mất mùa.
(sđd., tr. 197).
+++ Tháng sáu âl..
++ Thuyền buôn, vì triều đình sợ giúp lương cho giặc, nên có lệnh cấm ra Nam Định.
(sđd., tr. 197).
++ Tàu binh Pháp qua sông Hát đến sông Nhật Chiểu (Sơn Tây), bị quan quân huyện Phúc Thọ chặn bắn (chết 1 lính Pháp). Tàu Pháp rút ngay.
(sđd., tr. 197 – 198).
++ Cấm nhân dân Bắc Kỳ không được bán gạo, chở thuê cho khách buôn ra nước ngoài. Gần đây, Pháp tự tiện thu thuế, cho xuất cảng gạo nhiều. Phải cấm dân, vì sợ dân đói.
(sđd., tr. 198).
++ Pháp trục xuất Nguyễn Thành Ý về kinh đô Huế (cùng với phó lãnh sự Trần Doãn Khanh). Nguyễn Thành Ý: thự hữu tham tri Bộ Binh.
(sđd., tr. 198).
++ Lê Liêm: tuần phủ Thuận – Khánh.
(sđd., tr. 198).

G. CHƯƠNG BẢY

XVII. THỜI LÀM ĐỒNG PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN, VẪN ĐẢM NHIỆM VÀ KIÊM QUẢN CÁC CHỨC VỤ CŨ: THƯỢNG THƯ BỘ HỘ, ĐẠI THẦN VIỆN CƠ MẬT – THƯƠNG BẠC, ĐẠI THẦN KIÊM QUẢN CỤC THUYỀN CHÍNH (HÀM & TƯỚC: THÁI TỬ THÁI PHÓ, THỰ VĂN MINH ĐIỆN ĐẠI HỌC SĨ, KÌ VĨ BÁ)


++ Tư Đức làm sẵn di chiếu và di chúc (*). Ngày 14 tháng 6 âl., Quý mùi (1883), Tự Đức triệu 3 Cơ mật viện đại thần Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết vào cùng chứng kiến chính tay nhà vua phê vào tờ di chiếu: Ưng Chân nối ngôi; Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết làm phụ chính và đồng phụ chính đại thần; Hoàng Tá Viêm: trấn Bắc đại tướng quân (lo việc bình Tây, định Bắc)…
(sđd., tr. 198 – 202).
---- (*) Xin xem toàn văn di chiếu và di chúc của Tự Đức trong ĐNTL.CB., tập 35, sđd., số trang đã ghi trên. ----
++ Ngày 16 tháng 6 âl., Tự Đức mất vào giờ thìn (7 – 8 giờ sáng), tại điện chính Kiền [:Càn] Thành. Di chiếu được mở ở điện Cần Chính, trước bá quan. Ưng Chân khóc lạy, nhận mệnh vào điện Hoàng Phúc cư tang. Ngay sau đó, Ưng Chân lên ngôi, lấy niên hiệu là Dục Đức; nhưng làm vua chỉ được 3 ngày, liền bị truất phế (*).
(sđd., tr. 202).
---- (*) Ưng Chân (Dục Đức) bị truất phế vì có chính kiến thân Pháp, thân tả đạo Thiên Chúa giáo và vì bản thân vi phạm những quy chế về cung cấm [cho “người lạ” vào ra], vi phạm những điển lệ về tang khó…). ----



Hết CHƯƠNG SÁU (phần 2 / trọn chương)
Xin xem tiếp CHƯƠNG BẢY
ở tệp 7
:

http://tranxuanantsbnnvt2.blogspot.com/


Xếp chữ xong phần 2 chương sáu (trọn chương), vào lúc 16 giờ 45 phút,
ngày thứ năm (thứ sáu cũ), 10-02 HB6 ( 2006 )
[13 tháng giêng, Bính tuất HB6 ]
tại Tp. HCM., Việt Nam.


Trần Xuân An.

GHI CHÚ VỀ TÁC GIẢ

TRẦN XUÂN AN

(có bài kí bút danh: Trần Ngôn Sử)

Sinh ngày 10. 11. 1956 tại Huế;
Nhân tộc: Kinh (Việt Nam);
Quê gốc: Quảng Trị;
Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt ĐHSP. Huế (1974 – 1978);
Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983;
Hiện nay, chuyên sáng tác, nghiên cứu
(Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM.).

1971, cùng bạn bè chủ trương tập san Đất Vàng, trong giới học sinh ở Tam Kỳ (Quảng Nam – Đà Nẵng), với bút hiệu Huyên Đình (Người Mẹ).
1973, “Tiếng chuông xưa” , bài thơ lãng mạn đầu tiên in trên Tuổi Ngọc.
1975, được tặng thưởng “Một trong mười bài thơ hay nhất trong năm” của báo Văn nghệ Giải phóng.
1991, giải Sáng tạo trẻ, Hội VHNT. Quảng Trị.

DANH MỤC
TÁC PHẨM, SOẠN PHẨM, BIÊN KHẢO
CỦA TÁC GIẢ
(tính đến 1-2006)

Tác phẩm đã xuất bản và đã đăng kí bản quyền tại Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật Việt Nam:

1. Nắng và mưa, thơ, Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.
http://www.giaodiem.com tháng 7-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm
2. Hát chiêu hồn mình, thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananthitap2.blogspot.com/
3. Tôi vẫn ở trên đường, thơ, Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1993.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananthitap3.blogspot.com/
4. Lặng lẽ ở phố, thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuanantthitap4.blogspot.com/
5. Kẻ bị ném vào bão, thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananthitap5.blogspot.com/
6. Hát với đời ơi thương mến, thơ, Nxb. Trẻ, 1996.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananthitap6.blogspot.com/
7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1998.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuanantruongcatho7.blogspot.com/
8. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, 1999.
http://www.giaodiem.com tháng 7-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm
Blogger tháng 12-2005
http://tranxuanancmnlamaixanh.blogspot.com/
http://tranxuanancmnlamaix2.blogspot.com/
9. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananngoitruongthgieng.blogspot.com/
10. Sen đỏ, bài thơ hoà bình, tiểu thuyết, 1999, Nxb. Thanh Niên, 2003.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuanansendobthhbinh.blogspot.com/
11. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM.
http://www.giaodiem.com tháng 11-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_index.htm
Blogger tháng 12-2005
http://tranxuananpcdtnvt1a.blogspot.com/ & … 2a … 2b … 2c …
12. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003; NXB. Văn Nghệ TP. HCM., 2005
http://www.giaodiem.com tháng 7-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm
Blogger tháng 12-2005
http://tranxuananbinhtho.blogspot.com/

Tác phẩm đã hoàn tất bản thảo:

13. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba).
Website Giao Điểm:
http://www.giaodiem.com tháng 6-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_index.htm
14. Thơ những mùa hương, thơ.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuanantthitap9.blogspot.com/
http://tranxuananthitap9.blogspot.com/
15. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, thơ.
http://www.giaodiem.com tháng 9-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm
16. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn, 1999.
http://www.giaodiem.com tháng 10-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1005_index.htm

Soạn phẩm biên khảo đã hoàn tất bản thảo:

17. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), thơ – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003.
http://www.giaodiem.com tháng 8-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/805_index.htm
18. Tiểu sử biên niên Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – “kẻ thù lớn nhất của chủ nghĩa thực dân Pháp” (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001.
Blogger tháng 2-2006
http://tranxuanantsbnnvt.blogspot.com/
http://tranxuanantsbnnvt2.blogspot.com/
19. Những trang Đại Nam thực lục về Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp… (Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.
20. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), “những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được”, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003. Website Giao Điểm:
http://www.giaodiem.com
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/505_index.htm
21. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004.
http://www.giaodiem.com tháng 9-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm

Địa chỉ:
71B Phạm Văn Hai,
Phường 3, quận Tân Bình
(cửa hiệu PHAN HUYÊN)
TP. HCM.
ĐT.: 08.8453955
& 0908 803 908
Email: tranxuanan_vn@yahoo.com


TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI TRUY CẬP
CÁC ĐỊA CHỈ WEBs / BLOGs
(bấm vào các đường LINKs sau đây):

I. THƠ : _________________________
________________________________________________

http://tranxuanantthitap1.blogspot.com/
http://tranxuananthitap2.blogspot.com/
http://tranxuananthitap3.blogspot.com/
http://tranxuanantthitap4.blogspot.com/
http://tranxuananthitap5.blogspot.com/
http://tranxuananthitap6.blogspot.com/
http://tranxuanantruongcatho7.blogspot.com/
http://tranxuananthitap9.blogspot.com/

II. TIỂU THUYẾT : _________________
________________________________________________

http://tranxuananngoitruongthgieng.blogspot.com/
http://tranxuanansendobthhbinh.blogspot.com/
http://tranxuanancmnlamaixanh.blogspot.com/
http://tranxuanancmnlamaix2.blogspot.com/

III. PHÊ BÌNH – TIỂU LUẬN : ________
________________________________________________

http://tacphamtranxuanangiaodiem.blogspot.com/
http://tranxuanantieuluan.blogspot.com/
http://tranxuanantieuluan9b.blogspot.com/
http://tranxuananbinhtho.blogspot.com/

IV. TRUYỆN – SỬ KÍ –
KHẢO CỨU TƯ LIỆU LỊCH SỬ :
____________
________________________________________________

http://tranxuananpcdtnvt1a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt2a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt2b.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt2c.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt3a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt3b.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt4a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt4b.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt4c.blogspot.com/

http://tranxuanantsbnnvt.blogspot.com/
http://tranxuanantsbnnvt2.blogspot.com/


V. TRANG PHỤ : PHẢN HỒI : ĐỒNG CẢM – TRAO ĐỔI – LÀM RÕ & ĐÍNH CHÍNH _____________
_________________________________________

http://tranxuanan-trphu.blogspot.com/
http://tranxuananp-trphu.blogspot.com/


HOẶC CÓ THỂ BẤM VÀO DÒNG CHỮ
VIEW MY COMPLETE PROFILE
Ở BẢNG ABOUT ME
[ có thể xem như trang chủ { # homepage # } ] –
http://www.blogger.com/profile/14904482
– ĐỂ TỪ CÁC ĐƯỜNG LINKs TẠI ĐÓ,
ĐỌC NHỮNG TÁC PHẨM KHÁC CỦA TÁC GIẢ
TRÊN WEBs / BLOGGER.


NGOÀI RA, CÓ THỂ TRUY CẬP THÊM
CÁC TÁC PHẨM SÁNG TÁC, KHẢO LUẬN, BIÊN SOẠN
CỦA TÁC GIẢ
TRÊN TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ GIAO ĐIỂM
(xin bấm vào các đường LINKs sau đây):

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/505_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/805_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1005_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1205_index.htm

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_txa-ky-content.htm

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_I06/106_index.htm

__________________________________

Ngày thứ năm (thứ sáu cũ), 10-02 HB6 ( 2006 )
[ 13 tháng giêng, Bính tuất HB6 ]
tại Tp. HCM., Việt Nam.


Trần Xuân An.

7.2.06

TIỂU SỬ BIÊN NIÊN KÌ VĨ PCĐT. NGUYỄN VĂN TƯỜNG (tệp 5)

TRẦN XUÂN AN
(biên soạn)

TIỂU SỬ BIÊN NIÊN
KÌ VĨ PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN
NGUYỄN VĂN TƯỜNG
(1824 – 1886)

(tiếp theo)
(Tệp 5)
(chương sáu / phần 1)


E. CHƯƠNG SÁU

XII. THỜI LÀM THƯỢNG THƯ BỘ HÌNH, ĐẠI THẦN VIỆN CƠ MẬT – THƯƠNG BẠC VỚI TƯỚC HIỆU KÌ VĨ BÁ, ĐỒNG KIÊM SUNG ĐẠI THẦN NHA THƯƠNG BẠC

+++ Tháng mười âl.
(tiếp theo).
++ Nguyễn Tư Giản: kiêm sung Nha Thương bạc. Nguyễn Tư Giản dâng sớ xin từ chối. Vua cho rằng, về khoa ngôn ngữ, Nguyễn Tư Giản hình như chưa giỏi bằng Nguyễn Văn Tường; Nguyễn Văn Tường vốn đã am hiểu, thông thạo (đi sứ, giao tiếp với Tây, với tướng nhà Thanh từ tháng 12 âl., Đinh mão [1867 --> "68 (*)] đến nay), do đó không lãnh chức ở Thương chính cũng lãnh chức của Thương bạc. Vua buộc Nguyễn Văn Tường phải nghe lệnh, Nguyễn Tư Giản cũng không được từ chối, vì cả hai đều muốn khước từ.
(sđd., tr. 126 – 127).
---- (*) Như đã chú thích phía trước, người biên soạn (Trần Xuân An) xin đề nghị quy ước: 1867 --> “68, có nghĩa là khoảng cuối năm 1867, đầu năm 1868. ----
+++ Tháng mười một âl..
++ Quan Thương bạc đưa thư cho tướng Pháp ở Gia Định, nhờ mua tàu thủy đánh giặc biển.
(sđd., tr. 127).
++ Phạm Phú Thứ về quê thăm, nay dẫn Ông Ích Khiêm cùng ra Huế, xin vua cho Ông Ích Khiêm ra Hải – Yên làm việc với Phạm Phú Thứ, vì Ông Ích Khiêm đã khỏi bệnh tâm hỏa…
(sđd., tr. 128 – 129).
++ Người Pháp cho rằng được tặng trâu, dê là bị khinh. Cơ mật viện – Thương bạc xin vua đổi tặng ngựa thổ ngơi.
(sđd., tr. 129).
++ Vua dụ về việc lập vua nối ngôi về sau cho ba hoàng tử được chọn, trong đó có câu: “bóng câu không lường được thì tất chỉ người hiền là cho [được kế vị], vì thiên hạ được người [hiền] là khó” “giao cho Sử quán làm án nhất định, sau có nịnh hót, mê hoặc mà thay đổi, thì thất cả thần tử của bản triều đều được đem pháp luật mà giết đi, để cho lẽ phải của nước được vững”.
(sđd., tr. 129 – 131).
++ Cơ mật viện – Thương bạc tâu: Bọn côn đồ Bắc Kỳ không thỏa chí ngầm đến Gia Định giả thác yêu cầu Pháp; cần phải đề phòng bọn chúng (kiểu dạng Pi E [Pierre] Tạ Văn Phụng…). Bộ Hình (*) của Nguyễn Văn Tường được lệnh nghị xử thật nặng Nguyễn Văn Phương, dẫu y chỉ trốn đất Bắc vào Nam, ở thời điểm Nam Kỳ đã do giặc Pháp cai trị.
(sđd., tr. 131 – 132).
---- (*) Từ đây, người biên soạn (Trần Xuân An) sẽ khảo sát Nguyễn Văn Tường, ngoài tên họ, còn ở ba cụm từ chỉ chức vụ: thượng thư Bộ Hình, Cơ mật viện đại thần, quản lí Thương bạc đại thần. Riêng “Cơ mật viện đại thần”, phải hiểu là một nhóm người (từ 3 đến 5 đại thần). Xin xem thêm “Lưu ý” ở tiểu mục phía dưới. ----
++ Tự Đức ra dụ hiểu thị sĩ dân Bắc Kỳ.
(sđd., tr. 132 – 133).
++ Nguyễn Tư Giản kiêm sung đã nhiều chức trách, nên thôi việc ở Viện Cơ mật; Trần Bình sung Cơ mật viện đại thần.
(sđd., tr. 136).
Lưu ý: Viện Cơ mật và Thương bạc, gọi tắt là Viện – Bạc, bởi trong Cơ mật viện ở giai đoạn này, công tác đối ngoại, gồm ngoại giao và ngoại thương, đặc biệt được ưu tiên hàng đầu, cực kì quan trọng. Viện – Bạc chỉ đạo trực tiếp cho Nha Thương bạc
Đại thần Cơ mật viện – Thương bạc: Trần Tiễn Thành. Nguyễn Văn Tường, Lê Bá Thận, Trần Bình (tứ trụ).

++ Bộ Hình do Nguyễn Văn Tường đảm trách vận dụng luật để cứu xét một vụ án ở Quảng Nam, đưa ra mức án có giảm nhẹ hơn so với quan tỉnh, nhưng hơi nặng so với đình thần (quan tỉnh: lăng trì [: tùng xẻo cho đến khi chết hẳn]; Bộ Hình: chém ngay lập tức; đình thần: chém ngay lập tức nhưng cho cứu xét rồi thi hành án ngay). Vua trách Nguyễn Văn Tường chưa kịp nắm vững luật (mới nhậm chức).
(sđd., tr. 136 – 137).
++ Bộ Hình của Nguyễn Văn Tường tâu xin định lại lệ xử thêm bậc (mức phạt) trong khóa thanh tra, truy bồi do quan chức thi hành công vụ không được việc. Vua chuẩn theo đề nghị.
(sđd., tr. 137 – 138).
+++ Tháng mười hai âl..
++ Trần Đình Túc, Nguyễn Tăng Doãn bị giáng cấp, phạt bổng, vì trái lệnh, cho tàu thủy Tây chở hàng của người buôn Trung Hoa, và cho phái viên Pháp 100 thước vuông ta đất để di táng An Nghiệp Ngạc Nhe ( Françis Garnier).
(sđd., tr. 140).
++ Phạm Phú Thứ tâu xin cho đoàn thuyền Đồ Phổ Nghĩa (Đô Phối, Jean Dupuis) chở hàng cho người Hoa buôn bán. Vua cho, bảo phải nộp thuế.
(sđd., tr. 140).
++ Vua bảo Viện Cơ mật định liệu về chỗ ở tại Bảo Thắng (Hưng Hóa) của Lưu Vĩnh Phúc, vì ngại Pháp thù hiềm y, lo y ngáng trở việc thông thương của chúng, sinh khích biến.
(sđd., tr. 141).
++ Tự Đức phân tích, đánh giá về lính Bắc Kỳ: Do thói tệ nên nhát; đề xuất biện pháp chấn chỉnh, chuyển thành quân tinh nhuệ như vốn đã thành truyền thống trong lịch sử.
(sđd., tr. 142 – 143).
++ Giảm bớt việc tu bổ chùa chiền (do Bộ Công đảm trách) trong điều kiện khó khăn chung.
(sđd., tr. 145).
++ Sứ bộ Phan Sĩ Thục vào báo cáo tình hình nước Trung Hoa nhà Thanh (Đại Thanh) hiện thời: tô giới, nhượng địa; được truyền bá Thiên Chúa giáo; mở cục kĩ nghệ; quân lính tập súng Tây; mức sống dân bị quẫn bách; quyên nộp (mua hàm bán chức) sinh thói tệ…
(sđd., tr. 146 – 147).
++ Tự Đức ra đạo dụ mở rộng đường ngôn luận, tâu nói để vua biết hết lòng dân.
(sđd., tr. 147 – 148).
++ Bộ Hình do Nguyễn Văn Tường đảm trách tâu xin định lại điều lệ bắt kẻ phạm chuộc tội (lấy công truy bắt được kẻ vị truy nã để chuộc tội); không chuẩn cho bọn tái phạm được lập công chuộc tội kiểu ấy lần thứ hai.
(sđd., tr. 149 – 150).
++ Tự Đức âu lo về tình trạng người Pháp ngầm giúp hậu duệ nhà Lê để lật đổ nhà Nguyễn như trước đây, nên vua lại ra đạo dụ cho sĩ dân Bắc Hà.
(sđd., tr. 153 – 157).
++ Vua nước Đại Thanh (Trung Hoa) Đồng Trị chết. Hoàng tử Tái Quát lên ngôi: Quang Tự.
(sđd., tr. 157).

32) Tự Đức năm thứ 28, Ất hợi (1875): 52 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
++ Ngày mùng một Tết, triều đình nhận được tập tâu đánh thắng bọn giặc biển Đám Dài ở Phù Long, thuộc tỉnh Quảng Yên, của tuần phủ Hồ Trọng Đỉnh (Liễn [?]). Vua và các hoàng thân, đại thần uống trà, làm thơ, đọc thơ mừng tin báo tiệp.
(ĐNTL.CB., tập 33, sđd., tr. 159).
++ Chuẩn lệ định nha, bộ, viện đề cử thuộc viên.
(sđd., tr. 159 – 161).
++ Thự Văn Minh điện đại học sĩ, thượng thư Bộ Binh, Cơ mật viện đại thần Trần Tiễn Thành vốn rất được Tự Đức trọng đãi, gần đây đau bụng, xin nghỉ việc, nay lại vào triều, hai lần lạy tạ vua.
(sđd., tr. 161).
++ Duyệt binh lớn.
(sđd., tr. 163).
++ Ông Ích Khiêm: quyền tán tương, ra Bắc. Vua thường khen Ông Ích Khiêm đỗ cử nhân lúc mới 15 tuổi, nhưng cũng thường trách là hăng hái mà vô lễ; nay khuyên Ông Ích Khiêm cố làm nho tướng.
(sđd., tr. 163 – 164).
++ Sai linh mục lãnh chức chủ sự Ti Hành nhân (thông ngôn) phiên dịch sách Tây (ngữ pháp, kĩ thuật quân sự, luật quân đội…). Linh mục thông ngôn Nguyễn Hoằng (Hoán) ấy và cả linh mục Đăng (Dangelzer) đều cho rằng không rành từ chuyên môn kĩ thuật, công nghệ máy móc… Đành chờ người phái đi Tây du học về sẽ dịch.
(sđd., tr. 164 – 165).
++ Bộ Hình của Nguyễn Văn Tường dâng bản thống kê về hình án để đọng (giam lâu chưa xét xử), ở kinh đô và tỉnh ngoài. Vua giao cho Bộ Hình xét xử cả 4 quan tỉnh vì để đọng án, gây đau khổ cho dân; khuyên Bộ Hình phải ra sức làm gương.
(sđd., tr. 165 – 166).
+++ Tháng hai âl..
++ Định thể chế đình nghị về việc mật hay không mật (ở Viện Cơ mật, ở Tả vu, ở Viện Tả Đãi lậu).
(sđd., tr. 166).
++ Định lệ thưởng phạt người tiến cử (tiến cử người hiền tài, thần đồng đích thực; đánh giá sai về người được tiến cử hoặc do thiên vị…).
(sđd., tr. 168 – 169).
++ Bộ Binh của Trần Tiễn Thành để trì trệ không xét vụ Vũ Duy Trinh, vốn là tên giặc ra đầu thú, nay là viên ngoại lang Bộ Công, ngôn ngữ, cử chỉ không giống sĩ phu. Bộ Lại của Nguyễn Tư Giản lại dâng tờ tâu đề cử làm án sát! Khoa đạo (Viện Đô sát) tâu hặc.
(sđd., tr. 169 – 170).
++ Nguyễn Uy giải chức. Tham tán Tôn Thất Thuyết: tuần phủ, hộ lí tổng đốc Ninh – Thái kiêm hiệp đốc các việc quân thứ Ninh – Thái – Lạng – Bằng. Nguyên thự tuần phủ Hà Nội Phạm Thận Duật trả chức từ tháng 10 âl., Giáp tuất (1874), nay mới được bổ nhiệm: thăng thụ tuần phủ Bắc Ninh. Tôn Thất Thuyết khiêm tốn tâu: Ít học, bệnh nhiều, xin vẫn là tham tán, không dám nhận chức mới. Vua bảo đã xem xét, phải chấp hành.
(sđd., tr. 170).
++ Sửa định luật lệnh (Vũ Khoa, Phan Sĩ Thục, Chu Duy Tĩnh, Ngô Quý Thông đảm trách) để làm “Đại Nam tụ trân điển lệ hội biên” (nhưng sau lại hoãn làm).
(sđd., tr. 172 – 173).
++ Bộ Hình của Nguyễn Văn Tường tâu xin định lại lệ nộp tiền chuộc tội xuy trượng. Có 4 ưu điểm trong việc cải cách này:
1) Các tội nhân bị đánh trượng có thể bị chết. Phải thấy rõ thực trạng đó.
2) Bình đẳng, không phân biệt người trong kinh, ngoài tỉnh, tất thảy đều được nộp tiền thay vì phải chịu phạt roi, trượng, theo một lệ.
3) Người nghèo khó không có tiền để chuộc tội, nên giảm cho 50%.
4) Luật lệ phải thống nhất và cách thu tiền chuộc phải có quy chế, không để cho các quan tùy tiện xê xích, dễ sinh tiêu cực.
(sđd., tr. 175 – 176).
++ Ban cho Phạm Văn Nghị (tiến sĩ) 100 lạng bạc vì bị Pháp thù ghét, phải ở ẩn.
(sđd., tr. 176).
+++ Tháng ba âl..
++ Khâm phái đại thần Nguyễn Văn Tường, phó khâm phái Phạm Ý cùng chánh khâm sứ và phó khâm sứ nước Pháp: Ba Long Bô, Lê Nho (thiếu tá hải quân Brossard de Corbigny và Regnault de Premesni) trao “hòa” ước 22 khoản, kí kết ngày 15-3-1874, tại sân trước lầu Ngọ Môn (Huế). Lễ hỗ giao: 11-3 âl., Tự Đức năm thứ 28 (14-4-1875). Sứ Pháp vào yết kiến vua Tự Đức tại điện Cần Chính, kính bưng bội tinh và phẩm nghi để cung tặng theo nghi thức ngoại giao. Triều đình cũng kính tặng phẩm vật, khánh vàng đáp lễ.
(sđd., tr. 177 – 178).
Lưu ý: Bội tinh, khánh vàng… đều là lễ vật ngoại giao (“hữu nghị”!).
++ Vua khiển trách các hoàng thân, quan viên, khi làm nghi lễ ngoại giao đã sơ suất, lộ vẻ tò mò, lạ lẫm trước người Pháp (có lẽ lần đầu tiên thấy tận mắt “bọn mắt xanh, mũi lõ, da bạch tạng, tóc râu ngô”, theo cách nói của người mình thời bấy giờ). Bốn người bị phạt lương từ 3 tháng đến 1 năm.
(sđd., tr. 179 – 180).
++ Định việc khâm sứ Pháp đóng ở kinh đô, gồm 14 khoản (do Nguyễn Văn Tường, Phạm Ý và Ba Long Bô [Brossard de Corbigny], Lê Nho [Regnault de Premesni] hội đồng nghĩ định, giao cho đình thần xét tâu, xin chuẩn định; lập biên bản, sao làm hai bản cho hai nước). Trong đó, đáng lưu ý: Khâm sứ Pháp ngang với tham tri nước ta; khâm sứ Pháp đến công thự Thương bạc đại thần phải đưa giấy thông báo trước, sắc thư nước Pháp phải do đại quan nước ấy mặc triều phục Pháp bưng đến giao cho Thương bạc đại thần nước ta xem xét; lãnh sự nước ta đóng ở Gia Định cũng như lãnh sự các nước; binh thuyền nước Pháp đến Thuận An (Huế) không quá 1 chiếc, không được chở binh khí…
(sđd., tr. 180 – 181).
++ Bắt đầu làm tạm bằng tranh tre dinh thự thương chính ở Ninh Hải (Hải Dương) và Đồn thủy Hà Nội (chưa xây gạch ngói thực).
(sđd., tr. 181).
++ Dân theo Thiên Chúa giáo ở Nghệ An, Hà Tĩnh đến tỉnh, đạo, kêu đòi bồi thường. Vua xuống dụ phân tích tình trạng mùa đông 1873 và mùa xuân 1874: Giáo dân làm hậu thuẫn cho Pháp; các nhà nho Văn thân sát tả [chủ yếu là sát tả!] và bình Tây (trong khi triều đình tiến hành “sách lược thỏa hiệp tạm thời”); có thể các quan khi được lệnh đánh dẹp cuộc chiến lương – giáo (như Lê Bá Thận, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Chính, Nguyễn Khuyến [tam nguyên Yên Đổ], Hoàng Hữu Xứng…, nhất là các viên đã được phái đi trước như Hồ Uy [Oai], Chu Đình Kế, Lê Dụ…) lại nhân thể đánh dẹp cả hai, “ngọc đá đều cháy”, vừa dẹp phe Văn thân, vừa đánh bọn giáo dân theo Pháp; chủ yếu là do dân lương, dân giáo giết nhau, đốt nhà cửa của nhau. Vua lại phê phán giáo dân Thiên Chúa giáo kiện tụng bậy. Có câu trong nguyên văn: “Dân giáo của ngươi nhiều người bị chết, dân lương há không chết nhiều ư? Bảo rằng của cải dân giáo mất nhiều, dân lương bị mất, so với ngươi, há lại chẳng gấp đôi ư? Nếu hết thảy phải đền [cho] ngươi, thì dân lương bị mất, ai sẽ phải đền [cho dân lương]?...” . Tuy vậy, trong bản dụ của vua Tự Đức, vẫn có câu sợ mất lòng, khích biến Pháp: “lại thù hằn người Pháp [đã bỏ rơi các ngươi, đã thỏa hiệp với triều đình], còn ra thế nào?”
(sđd., tr. 186 – 189).
++ Ba Long Bô (Brossard de Corbigny], giám mục Ngô Gia Hậu (Gauthier), giám mục Hòa (Croc) vẫn kiện tụng đòi bồi thường cho giáo dân Nghệ – Tĩnh.
(sđd., tr. 190).
++ Nha Thương bạc viết thư ngoại giao cho tướng Pháp tại Gia Định (yêu cầu: đánh giặc biển; buôn gạo Nam Kỳ ra, vì dân miền ngoài thiếu đói; không nên căm thù Lưu Vĩnh Phúc; chưa thể thông thương đường sông lên Vân Nam, Trung Hoa).
(sđd., tr. 190 – 191).
++ Trị tội bọn quan lại cơ hội, làm tay sai cho Pháp lúc Pháp chiếm Nam Định (1873): Đào Trọng Kỳ (tri phủ Kiến Xương), Lê Đình Quyên, Nguyễn Văn Quy (hiệp quản).
(sđd., tr. 191).
(xem thêm: “Quốc triều hương khoa lục” , sđd., số thứ tự: 2465, tr. 370).
++ Ruộng lộc điền cho công thần được phong tước (công, hầu, bá, tử, nam).
(sđd., tr. 192 – 193).
+++ Tháng tư âl..
++ Vũ Trọng Bình: tả tham tri Bộ Lại (bỏ chức tuần phủ Nghệ An).
(sđd., tr. 196).
++ Ông Ích Khiêm bị giải về kinh đợi án (theo lời tâu của Tôn Thất Thuyết), lại mắc bệnh tâm hỏa, về quê.
(sđd., tr. 198).
++ Vũ Trọng Bình lại ra Bắc vì đê Văn Giang vỡ.
(sđd., tr. 198 – 199).
+++ Tháng năm âl..
++ Pháp làm Nha Thương chính Hải Dương; linh mục Nguyễn Hữu Cư (người Việt, còn có tên là Thơ) làm tham biện Ti Thương chính tỉnh ấy; linh mục Nguyễn Hoằng (người Việt, còn có tên là Hoán) làm Ti Hành nhân, thuộc Nha Thương bạc.
(sđd., tr. 202).
++ Pháp giết chết cử nhân Bình Thuận Nguyễn Hữu Huân và Âu Dương Lân (cùng Văn thân và một số người Hoa chống Pháp).
(sđd., tr. 203).
++ In 200 bản thương ước 20-7 âl., Giáp tuất (31-8-1874), phát hành cho các tỉnh và người buôn nước Trung Hoa.
(sđd., tr. 207).
++ Làm Sở Thương bạc ngoài Thành nội, trước cửa Đông nam (cửa Thượng Tứ).
(sđd., tr. 208).
++ Nha Thương bạc viết thư thương thuyết với Phủ súy Pháp về vụ La Đăng [Dujardin] nghi ngờ Tôn Thất Thuyết tấn công (vì vào tháng 10 âl., Giáp tuất [1874], tướng Pháp còn sai La Đăng [Dujardin] chở thức ăn đến cho Đồ Phổ Nghĩa [Jean Dupuis] bằng tàu thủy Sắc Tê [?], do đó quân ta không thể làm ngơ…).
(sđd., tr. 208).
++ Thi đình (phúc hạch cử nhân thi hội trúng cách). Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Tư Giản sung chức đọc quyển; Trần Văn Chuẩn, Bùi Ân Niên [Bùi Dị]: duyệt quyển. Lấy đỗ tiến sĩ: Phạm Như Xương…; đồng tiến sĩ: … Hoàng Hữu Thường, Tống Duy Tân…, Trần [Văn] Dư (Rư)…; phó bảng: … Tạ Thúc Dĩnh…
(sđd., tr. 208 – 209).

XIII. THỜI LÀM THƯỢNG THƯ BỘ HỘ, ĐẠI THẦN VIỆN CƠ MẬT – THƯƠNG BẠC, ĐẠI THẦN QUẢN LÍ SỰ VỤ NHA THƯƠNG BẠC

+++ Tháng sáu âl..

++ Nguyễn Văn Tường: đổi bổ thượng thư Bộ Hộ, vẫn sung Cơ mật viện đại thần, quản lí công việc Thương bạc (*). Trần Bình: đổi bổ thự thượng thư Bộ Hình, kiêm coi Bộ Công (vì Phạm Ý có tang mẹ, nghỉ 3 tháng).
(sđd., tr. 211).
---- (*) Từ đây, người biên soạn khảo sát nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường trong ĐNTL.CB. kỉ IV, ngoài tên họ Nguyễn Văn Tường được ghi rõ, còn qua 3 chức danh: thượng thư Bộ Hộ; quản lí Thương bạc đại thần; và riêng “Cơ mật viện đại thần” là gồm một nhóm đại thần (thường là tứ trụ triều đình), tùy ngữ cảnh mà xác định. ----
++ Định lại lệ phái thuyền đến các nước thông thương để mua vật hạng và để quan sát, tìm hiểu tình hình các nước. Viện – Bạc [Cơ mật viện – Nha Thương bạc] và Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường cùng Bộ Công của Trần Bình bàn bạc: nhân thể, buôn kiếm lãi, lấy thu bù chi cho công quỹ (công quỹ vốn bị cạn kiệt).
(sđd., tr. 213).
++ Trương Quang Thủ ở Nghệ “đầu thú” (nguyên văn).
(sđd., tr. 214).
++ Khâm sứ Pháp Lê Na (Rheinart) đến cửa biển Thuận An (Huế). Bộ Lễ phái người đón tiếp. Lê Na (Rheinart) đến Sứ quán, đệ giao quốc thư cho Nha Thương bạc do Nguyễn Văn Tường đảm trách. Lê Na (Rheinart) là khâm sứ thường trú đầu tiên tại kinh đô, theo “hòa” ước Giáp tuất (1874).
(sđd., tr. 214).
++ Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường: thu thuế thiếc, sản xuất ở Vân Nam (Trung Hoa), chở xuống Hà Nội để đưa sang Quảng Đông (Trung Hoa).
(sđd., tr. 217).
+++ Tháng bảy âl..
++ Quan tỉnh Hải Dương Phạm Phú Thứ thông tư về nạn sâu bọ, nước lụt cho Bộ Hộ. Vua trách, phải tự liệu; không vì nước thì vì dân!
(sđd., tr. 218).
++ Bộ Hộ (thượng thư Nguyễn Văn Tường) cải cách thuế ruộng: từ Hà Tĩnh trở ra Bắc, vốn xưa nay thuế ruộng công rất nặng, thuế ruộng tư lại rất nhẹ; do đó, có khuynh hướng biến ruộng công thành ruộng tư (bọn cường hào, địa chủ câu kết tập trung ruộng vào tay). Nay cải cách lại, theo cách đánh thuế ruộng từ Quảng Bình vào Nam: ruộng công, ruộng tư bằng nhau (tùy theo hạng). Vua chuẩn cho.
(sđd., tr. 220).
(xem thêm: ĐNTL.CB., tập 34, sđd., tr. 332 – 333).
Phải chăng từ đấy bài ca dao sau xuất hiện và truyền miệng trong dân gian:
“Từ nay tôi cạch đến già
Tôi không dám cấy ruộng bà nữa đâu
Ruộng bà vừa xấu vừa sâu
Vừa bé hạt thóc vừa lâu đồng tiền
Tôi về cấy ruộng công điền
Hạt thóc đã lớn quan tiền trao tay”.

++ Nguyễn Tư Giản có học trò là Phan Văn Nhã; y làm giả ấn quan phòng tỉnh Thanh Hóa, nộp đơn chờ bổ nhiệm ở Bộ Lại. Nguyễn Tư Giản và 2 người khác đều đóng ấn, kí tên. Biện lí Tôn Thất Phan tâu hặc. Nguyễn Tư Giản bị cách chức; vua chuẩn cho đến miền núi khẩn hoang chuộc tội. Thượng thư Bộ Lễ Lê Bá Thận kiêm coi Bộ Lại.
(sđd., tr. 220 – 221).
++ Tổng đốc [Nghệ] An – [Hà] Tĩnh Nguyễn Chính tâu xin giúp đỡ dân ở đấy trước đây bị đốt nhà, chết người, do lương, giáo thù nhau.
(sđd., tr. 222).
++ Thương bạc đại thần Nguyễn Văn Tường cùng khâm sứ Pháp Lê Na (Rheinart) giao thương ước cho nhau ở dinh Nha Thương bạc.
(sđd., tr. 222).
++ Định rõ các tờ mật tâu của đình thần từ nay đều do Viện Cơ mật cất giữ để giữ bí mật tốt.
(sđd., tr. 222 – 223).
++ Bộ Hộ (thượng thư Nguyễn Văn Tường): xin định rõ lệ biên phiếu thu thuế quan.
(sđd., tr. 223 – 224).
+++ Tháng tám âl..
++ Thự tổng đốc Hải – Yên, tổng lí Thương chính Phạm Phú Thứ không có lòng “hòa hảo” (!) với người Pháp. Vua dụ phải lưu lại mặc dù đã “khiển trách” (!).
(sđd., tr. 224).
++ Vua trách Bộ Binh của Trần Tiễn Thành không luyện tập cho quân lính.
(sđd., tr. 224).
++ Quân thứ Tuyên Quang và quân nước Thanh bắt sống tướng phỉ Cờ vàng Hoàng [Sùng] Anh (*), xử lăng trì, bêu đầu…
(sđd., tr. 225 – 226).
---- (*) Hoàng Sùng Anh (tàn dư Thái Bình thiên quốc biến tướng) là một trong vài tên tướng giặc Cờ đã khiến nhân dân, quan quân hai nước Đại Nam và Đại Thanh hao tổn nhiều nhất về người và của. ----
++ Sơn phòng sứ Thanh Hóa Trương Quang Đản tâu xin lập hệ thống sơn phòng khắp nước.
(sđd., tr. 226 – 227).
++ Vua chuẩn cho việc định lệ dân Thiên Chúa giáo được đi thi, làm quan, chiểu y “hòa” ước Giáp tuất (1874), theo sự tâu trình của đình thần (cạnh tên chua vào 2 chữ “giáo dân”; tham dự tế lễ, triều mừng phải theo tục lệ nước ta…).
(sđd., tr. 228).
++ Thưởng cho các hộ dệt vải nhung ở Hà Nội; khuyến khích lập xưởng thợ cơ khí: xe, thuyền, súng, khí cụ, đồng hồ…
(sđd., tr. 230 – 231).
+++ Tháng chín âl..
++ Khâm sứ Pháp Lê Na (Rheinart) đến Nha Thương bạc hội thương, yêu cầu cho biện lí Bộ Công Nguyễn Văn Chất cùng đến xã Dương Xuân, Nguyệt Biều. Với mục đích chọn đất làm trụ sở, Lê Na (Rheinart) dùng mánh khóe, chuẩn bị sẵn 30 giáo dân để giúp y đóng cọc cuộc đất. Do đó, quan Thương bạc và khâm sứ Pháp đi đến chỗ mất hòa khí. Tướng Pháp tại Gia Định và vua Tự Đức phải trao đổi thư hòa giải. Nguyên văn lời Tự Đức: “không nên làm nhục nhau” . Vua quy trách do quan Thương bạc khinh thường, nghe lời để bị vấp mánh khóe của Lê Na (Rheinart). Quan Thương bạc Nguyễn Văn Tường, quan huyện hương thủy bị giáng cấp, lưu nhiệm (*) (**).
(sđd., tr. 232).
---- (*) Xem: Delvaux, “Những người bạn cố đô Huế (BAVH., 1916), tập 3, nhiều người dịch và hiệu đính, Nxb. Thuận Hóa, 1997, tr. 33. Để rõ hơn, xin xem: Bửu Kế, “Chuyện triều Nguyễn”, Nxb. Thuận Hóa, 1990, tr. 79 – 80.
(**) Bổ sung thêm tư liệu tham khảo (2003), người biên soạn (Trần Xuân An) ghi bằng tay vào bản vi tính 2001: Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, “Châu bản triều Tự Đức (1847 – 1883)”, Vũ Thanh Hằng, Trà Ngọc Anh, Tạ Quang Phát tuyển dịch, Nxb. Văn Học, 2003, tr. 223, 233 (các tiểu mục: 893, 926 và 928). ----

++ Lãnh sự Pháp ở Hải Dương xin đi thượng du. Quan Viện – Thương bạc tâu lên. Vua không cho. Quan Thương bạc viết thư nói rõ cho tướng Pháp tại Gia Định để y bảo lãnh sự Pháp tuân lệnh.
(sđd., tr. 233).
++ Định lệ Nha Thương chính mỗi cuối tháng phải làm bản báo cáo gửi về Bộ Hộ.
(sđd., tr. 234).
++ Tôn Thất Thuyết: đổi làm hiệp đốc quân vụ đại thần quân thứ Tuyên Quang, Hưng Hóa, vì Pháp nghi kị Tôn Thất Thuyết. Phạm Thận Duật: hộ lí tổng đốc Ninh – Thái, thay Tôn Thất Thuyết.
(sđd., tr. 235 – 236).
++ Giáng tuần phủ Thuận – Khánh Lê Đình Tuấn, đổi bổ lĩnh bố chính sứ Hà Nội; bố chính sứ Hà Nội Trương Gia Hộ lĩnh tuần phủ Thuận – Khánh. Nguyên do: Pháp gửi văn thư trình bày việc Lê Đình Tuấn che chở cho Trần Khai Kim (người Thanh), vốn là người mộ nghĩa. Quan Viện – Thương bạc tâu xin hoán đổi để khỏi mất lòng, khích biến người Pháp lúc này. Vua dặn Trương Gia Hội cứ giúp đỡ người Nam Kỳ mộ nghĩa nhưng chớ để lộ thanh tích (tiếng tăm, dấu vết), mới ổn thỏa.
(sđd., tr. 236 – 237).
++ Thự tổng đốc Bình – Phú Hoàng Văn Tuyển: thượng thư Bộ Công.
(sđd., tr. 238).
++ Ngô Gia Hậu (Gauthier, giám mục) đến kinh đô Huế kêu kiện về cuộc xung đột lương – giáo ở Nghệ An. Lê Na (Rheinart) đưa thư cho Nha Thương bạc, lời lẽ bất mãn. Phan Huy Khiêm sung làm khâm sai ra truy xét.
(sđd., tr. 240).
++ Gia thế Tôn Thất Đính (thân sinh Tôn Thất Thuyết), vua cần biết, để khuyên Tôn Thất Thuyết về việc hàm dưỡng, ôn luyện, trở thành một nho tướng.
(sđd., tr. 245 – 246).
+++ Tháng mười âl..
++ Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường tham gia xử án với Bộ Hình của Trần Bình.
(sđd., tr. 248 – 249).
++ Sung quản lí Thương chính và Hải phòng tỉnh Hải Dương Nguyễn Hữu Độ về kinh đô, vào chầu vua, tâu về đê chính, lưu dân, thương chính (lời lẽ tỏ ra có tinh thần chống Pháp, cảnh giác với mưu đồ của chúng). Vua thăng thự hồng lô tự khanh, biện lí Bộ Lại, làm việc ở Nha Thương bạc của Nguyễn Văn Tường.
(sđd., tr. 253 – 254).
++ Nguyễn Văn Tường tâu xin đặt Nha Kinh lí Sơn phòng tỉnh Quảng Trị, lấy hai huyện Thành Hóa, Hướng Hóa lệ thuộc vào, đặc biệt lưu ý khai khẩn quanh đồn Trấn Lao (huyện Thành Hóa); và nhắc đến thời ông làm bang biện ở đấy (1866 – 1868), có ý tâu xin tăng cường việc phòng thủ: Thời đoạn này, phải phòng thủ, vậy mới thực tế.
(sđd., tr. 255).
(xem lại: ĐNTL.CB., tập 31, sđd., tr. 89).
+++ Tháng mười một âl..
++ Hoàng Văn Tuyển: Cơ mật viện đại thần.
(sđd., tr. 256).
Đại thần Cơ mật viện – Thương bạc lúc này: Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Lê Bá Thận, Trần Bình, Hoàng Văn Tuyển.
++ Tàu thủy nước Pháp lên thẳng thượng du Bắc Kỳ, vẽ bản đồ, tìm quặng mỏ trái phép.
(sđd., tr. 257 – 258).
++ Bắt đầu đánh thuế dầu hồi (tinh dầu của cây hồi).
(sđd., tr. 257).
++ Nguyễn Văn Tường muốn từ chối khéo chức quản lí Thương bạc, giao cho Nguyễn Hữu Độ (lúc này bản chất cơ hội, tay sai của y chưa bộc lộ rõ). [Vả lại, Nguyễn Văn Tường phải kiêm nhiệm nhiều; công tác ở Nha Thương bạc trong thời đoạn “thỏa hiệp tạm thời” , “chịu khuất” để chấn chỉnh nội lực của Đất nước, gặp việc trái lòng phải nén lại, rất khó chịu] (*). Vua không cho.
(sđd., tr. 258).
---- (*) Đây là lần thứ hai, Nguyễn Văn Tường muốn từ khước công việc quản lí Thương bạc sự vụ. (Xem lại: ĐNTL.CB., tập 33, sđd., tr. 126 – 127). ----
++ Tha thuế năm Tự Đức thứ 26, Quý dậu (1873) cho Hà Nội.
(sđd., tr. 258).
++ Tham biện Thương bạc Nguyễn Hữu Độ đến Gia Định tiễn Du Bi Lê (Dupré) về nước Pháp.
(sđd., tr. 259).
++ Quan Thương bạc tâu: Một người Ý và một người làm thuê cho Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) nay lại muốn làm cho ta, nhưng sứ Pháp Lê Na (Rheinart) bảo không nên. Vua phê vào tờ tâu với ý ngờ Pháp muốn cô lập nước ta (như đã ràng buộc trong thương ước 1874) và nhắc nhở rằng: Nếu Pháp hoạnh lắm, ta phải tiến thoái không ngại chúng.
(sđd., tr. 262 – 263).
+++ Tháng mười hai âl..
++ Bộ Hộ vâng lệnh hậu thưởng cho tướng sĩ nước ta ở biên giới Bắc Kỳ và cả quân Thanh, hiện do Triệu Ốc làm tướng, đang giúp ta tiễu phỉ.
(sđd., tr. 266).
++ Lại đổi 3 đạo Quảng Trị, Phú Yên, Hà Tĩnh làm 3 tỉnh như trước 1851.
(sđd., tr. 267).

33) Tự Đức năm thứ 29, Bính tí (1876): 53 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
++ Tuần phủ Hưng Yên Nguyễn Đức Đạt dâng sớ xin gia hạn hoãn việc thi hành theo lệ thuế mới về ruộng (công, tư bằng nhau; thống nhất trên cả nước) thêm 3 năm. Vua khiển trách (dẫn chứng: tuần phủ Nam Định Nguyễn Trọng Hợp tâu là tiện ích cho dân).
(ĐNTL.CB., tập 33, sđd., tr. 269).
++ Quan khâm mệnh chọn ngày tế giao là Nguyễn Văn Tường. Nguyễn Văn Tường gieo thẻ, không chọn được ngày tốt. Vua nhân đó bỏ lệ gieo thẻ xin ngày.
(sđd., tr. 270).
++ Pháp cấp giấy phép cho thầy thuốc nước Đồ Bà (Xà Bà, Java) trái phép. Quan tỉnh Bình Thuận xin bỏ qua (không vin “hòa” ước, phê phán Pháp), nhưng phải dò xét.
(sđd., tr. 271).
+++ Tháng hai âl..
++ Du Bi Lê (Dupré) về Pháp; Bô Giang (Bossant) sang thay.
(sđd., tr. 273).
++ Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường cùng Bộ Binh, Bộ Công dâng sớ phân tích các mặt về giặc biển và đề xuất biện pháp tiễu trừ.
(sđd., tr. 274 – 275).
++ Lê Đình Tuấn bị giáng làm bố chính Hà Nội, chưa kịp lãnh chức, lại được thăng hộ lí tuần phủ [Quảng] Trị – [Quảng] Bình. Vua triệu đến bảo ban, dặn dò lưu ý về nơi quan yếu là Cam Lộ (Quảng Trị).
(sđd., tr. 275).
+++ Tháng ba âl..
++ Vua nhắc nhở chiểu “hòa” ước Giáp tuất (1874) để xử trí giáo dân tranh kiện.
(sđd., tr. 276).
++ Lãnh sự Pháp đến Đông Triều (Quảng Yên) tìm mỏ than. Vua cho.
(sđd., tr. 276).
++ Đánh thuế ruộng công và ruộng tư bằng nhau ở Bắc Kỳ. Có 5 tỉnh gặp khó khăn, nộp tiền thay thóc.
(sđd., tr. 276).
++ Xung đột giữa thuộc viên khâm sứ Pháp và lính phủ Văn Lãng quận công (Hồng Dật). Lê Na (Rheinart) trình quan Thương bạc. Cuối cùng quan Viện – Bạc hội đồng xét xử.
(sđd., tr. 277).
++ Đốc học Pháp Trương Vĩnh Ký (người Vĩnh Long / Gia Định) từ Thanh Hóa đi Nam Định, Ninh Bình du khảo về bác vật.
(sđd., tr. 278).
++ Thu thêm một ít thóc thuế để nộp vào nghĩa thương (thay vì ruộng xã thương), từ Quảng Bình vào Nam (hai năm sau sẽ thi hành ở các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra).
(sđd., tr. 279 – 290).
++ Bộ Hộ, Bộ Binh thuê dân phu để phu trạm được nhẹ bớt việc.
(sđd., tr. 280).
++ Đình thần phân tích về lệnh cấm đi buôn đường biển: Nay đã lỗi thời và có hại, cần bỏ lệnh cấm ấy, để phát triển ngoại thương, tạo thế cạnh tranh với người Hoa, người Tây.
(sđd., tr. 281 – 282).
+++ Tháng tư âl..
++ Lê Na (Rheinart) vẫn không được dựng trụ sở ở Dương Xuân, Nguyệt Biều, mặc dù y đã dùng mánh khóe hồi tháng 9 âl., Ất hợi (1875). Đến nay, y đã được làm trụ sở: Sứ quán Pháp, bên kia sông Hương (*). Quan Thương bạc thần giao giấy cho y, y kí tên vào biên nhận.
(sđd., tr. 283 – 284).
---- (*) Nơi đối diện với cửa Thượng Tứ, chếch về phía Đập Đá, Vĩ Dạ, nay là Đại học Sư phạm Huế. ----
++ Tào chính, Thương chính kết hợp thành một nha (Trần Như Sơn trông coi), vẫn thuộc Bộ Hộ do Nguyễn Văn Tường đảm trách chung.
(sđd., tr. 284).
++ Thượng thư Bộ Công sung Cơ mật viện đại thần Hoàng Văn Tuyển tiết lộ việc cơ mật với đồng sự, bị phạt trượng, cách chức, không được bổ dụng. Vua ân giảm, cho làm việc chuộc tội ở Nha Thương chính. Tôn Thất Tĩnh (thự tổng đốc Thanh Hóa): thượng thư Bộ Công.
(sđd., tr. 285 – 286).
++ Khâm sứ Pháp đưa văn thư xin cho lãnh sự Hà Nội đi thăm xét thượng du.
(sđd., tr. 286).
++ Gần đây, ống chạy trạm có gãy rời. Dụ: Cần nghiêm ngặt về vấn đề giao liên ở các trạm (bưu cục…).
(sđd., tr. 286).
+++ Tháng năm âl..
++ Hiệp đốc quân thứ Thái Nguyên Tôn Thất Thuyết đệ gửi tập tâu chê trách thống đốc Hoàng Tá Viêm. Vua trách Tôn Thất Thuyết, khuyên phải cố gắng trở thành trí tướng, nho tướng, nhân tướng.
(sđd., tr. 291 – 292).
++ Từ tháng 3 âl., tàu chiến của Pháp chạy trên các tuyến sông không được sự thỏa thuận trong “hòa” ước Giáp tuất (1874). Quan Cơ mật viện – Thương bạc tâu, xin viết văn thư trách (chỉ được đi ngoài biển và từ sông Cấm đến Hà Nội).
(sđd., tr. 293 – 294).
++ Trần Ngọc Trúc và sáu nghĩa sĩ Nam Kỳ trốn khỏi đảo tù Côn Lôn, về Bình Thuận. Pháp đòi nã bắt. Trương Gia Hội phải theo lệnh vua giải giao cho Pháp, vì không giấu được, bị lộ.
(sđd., tr. 296).
+++ Tháng năm nhuận âl..
++ Tham biện Thương bạc Nguyễn Hữu Độ đến Gia Định nhận thuyền, súng đạn Pháp chuyển tặng theo “hòa” ước Giáp tuất (1874).
(sđd., tr. 297).
++ Thượng thư Bộ Binh Trần Tiễn Thành tuổi cao, khí suy, khiến việc ở Bộ Binh trì đọng. Vua cho chỉ trông coi tổng quát và xử lí việc quan trọng để được rảnh rỗi xem xét việc đình nghị.
(sđd., tr. 298).
++ Bô Giang (Bossant) về nước, Du Bi Lê (Dupré) sang thay.
(sđd., tr. 298).
++ Bãi bỏ Nha Thương chính kinh kì; công việc của Nha này vẫn thuộc Bộ Hộ do Nguyễn Văn Tường đảm trách.
(sđd., tr. 300).
++ Đỗ Đệ thăng thụ hữu tham tri Bộ Hộ.
(sđd., tr. 301).
+++ Tháng sáu âl..
++ Đình thần cho rằng công việc Bộ Hộ quá nhiều, xin tách Tào chính, Thương chính ra. Người quản lí Tào – Thương phải được Bộ Hộ cố vấn. Tạm chuẩn.
(sđd., tr. 302).
++ Vua Tự Đức tự phê bình về việc chưa lấy lại được 6 tỉnh Nam Kỳ. Đình thần hai lần xin nhà vua chỉ truyền kín chỉ dụ ấy trong nội bộ ấn quan, đừng phổ biến ra ngoài, sợ lòng dân thêm xao động.
(sđd., tr. 305 – 306).
+++ Tháng bảy âl..
++ Tìm hỏi người Tây có năng lực giúp được về kĩ thuật trị thủy (đê điều).
(sđd., tr. 308).
++ Giám mục Pháp Phu Chi Nhi (Puginier) ở Hà Nội lại chêm thêm vào việc kiện cáo của giáo dân Thanh Hóa, muốn lập ruộng đạo điền. Vua phạt quan tỉnh vì không biết bác bỏ đi.
(sđd., tr. 310 – 311).
+++ Tháng tám âl..
++ Bộ Binh và Nguyễn Văn Tường thương thuyết với Lê Na (Rheinart) về việc cho người hướng dẫn kĩ thuật súng Tây.
(sđd., tr. 312 – 313).
++ Phạm Thận Duật khỏi ốm, về kinh, nhận chức tả tham tri Bộ Lại, kiêm tả phó đô ngự sử Viện Đô sát.
(sđd., tr. 314).
++ Bộ Hộ (thượng thư Nguyễn Văn Tường) tâu về số ruộng khẩn hoang của Trần Đình Túc, Nguyễn Lâm trước đây. Trần Đình Túc được thưởng.
(sđd., tr. 317).
++ Các tổng đốc, tuần phủ như Phạm Phú Thứ (Hải – Yên), Trần Đình Túc (Hà – Ninh), Trần Hy Tăng (Hà Nội), Nguyễn Tăng Doãn (Hải Dương) đều kiêm thêm việc quản lí thương chính.
(sđd., tr. 318).
++ Lê Na (Rheinart) vào chầu, chúc mừng nhân Tiết Vạn thọ.
(sđd., tr. 318).
+++ Tháng chín âl..
++ Kê La Đích (Kergaradec), lãnh sự ở Hà Nội, lên sông Thao xem xét đường sông.
(sđd., tr. 322).
++ Nguyễn Uy (Oai) chết.
(sđd., tr. 322 – 323).
++ Vua đặt tên 5 chiếc tàu thủy Pháp tặng theo “hòa” ước: Lợi Tái, Lợi Tế, Lợi Đạt, Lợi Dụng, Lợi Phiếm.
(sđd., tr. 324).
++ Định lệ dân lương, dân Thiên Chúa giáo kêu kiện.
(sđd., tr. 324).
++ Vua Tự Đức động viên việc tiến cử.
(sđd., tr. 324 – 325).
++ Đường trạm của ta chỉ nhận chuyển thư từ của tướng Pháp, lãnh sự Pháp, không nhận chuyển cho linh mục, giám mục.
(sđd., tr. 325 – 326).
++ Lãnh sự Pháp đến biển Thị Nại (Bình Định) mở việc buôn bán.
(sđd., tr. 328).
+++ Tháng mười âl..
++ Lãnh sự Hà Nội Kê La Đích (Kergaradec) đi thám xét thượng du Bắc Kỳ.
(sđd., tr. 340).
++ Biện lí Bộ Hình Nguyễn Hữu Hoán đến Gia Định thưởng cho tướng Pháp.
(sđd., tr. 340).
++ Lê Na (Rheinart) về nước (do bị bệnh), Hoắc Đạo Sinh (Philastre) sang thay, làm khâm sứ ở Huế.
(sđd., tr. 341).
++ Cho người buôn thuộc nước Thanh lãnh trưng các thuế sản vật. Nếu có thói tệ, trừng trị ngay.
(sđd., tr. 345).
+++ Tháng mười một âl..
++ Tự Đức làm bài kí “Thuyền ngũ lợi” (*). Đó là bài kí tặng Nguyễn Văn Tường, và có ý nói: Mới tặng danh, và mong chờ báo đáp thiết thực bằng tài ngoại giao của Nguyễn Văn Tường.
(sđd., tr. 347).
---- (*) Xem nguyên văn và bản dịch trong “Tự Đức thánh chế văn tam tập”, tập 2, Tủ sách Cổ văn, UBDT. PQVK. ĐTVH. xb., Sài Gòn, 1973, tr. 223 – 227. ----
++ Chuẩn bị điển lễ của hoàng tử; cất vào hòm sắt văn bản về điển lễ ấy. Nếu trái, sẽ bị xử trọng hình.
(sđd., tr. 348 – 350).
++ Người buôn nước Thanh chở tiền đồng cổ ra khỏi nước ta. Nghiêm cấm.
(sđd., tr. 352).
++ Hoắc Đạo Sinh (Philastre) muốn học sách Nho. Tạo điều kiện cho y.
(sđd., tr. 352).
++ Tuần phủ Nam – Ngãi Trần Văn Thiều (vi phạm có tình tiết về việc cho lãnh trưng thuế thuốc phiện) bị phạt trượng tột bậc và bị tội đồ.
(sđd., tr. 353).
---- Từ tháng mười hai, năm Ất sửu (1865), triều đình Tự Đức đã bỏ lệnh cấm nhân dân sử dụng thuốc phiện, nhưng hạn chế tối đa bằng cách đánh thuế thật nặng (chỉ người giàu có mới hút nổi), nhằm bù đắp vào ngân sách cạn kiệt do khoản “bồi thường chiến phí” ngược ngạo, thực dân Pháp và Tây Ban Nha đã ép buộc nước ta phải trả cho chúng (“hòa” ước Nhâm tuất [1862]). Hệ quả này cũng nằm trong chiến lược toàn cầu của thực dân Phương Tây, chẳng hạn như ở Trung Hoa, “cuộc chiến tranh thuốc phiện” đã được thực dân Anh tiến hành, buộc nhà Thanh phải kí kết “hòa” ước Nam Kinh từ 20 năm trước (1842). Về sau, khi đã áp đặt được ách nô lệ, thực dân Pháp đã đầu độc nhân dân ta không những bằng ma túy, mà còn bằng rượu, với những thủ đoạn kinh tế, tài chính và cả thủ đoạn hành chính thâm độc. ----
+++ Tháng mười hai âl..
++ Lãnh tổng đốc Nguyễn Chính ở Nghệ An tâu xin gia hạn thêm sáu tháng để phân xử vấn đề lương – giáo, và xin Nha Thương bạc đem sổ bồi thường thông báo cho Phủ súy Pháp tại Gia Định, để y hiểu bảo dân Thiên Chúa giáo. Quan [Thương bạc? Viện – Bạc? các đình thần? (*)] dâng tập tâu phân tích mối thù lương – giáo (giáo dân thù về nhà cửa bị đốt, nay đã thôi; nhưng thù về án mạng, nay giáo dân còn buộc phải đền bù); và sợ rằng, triều đình đem sổ bồi thường trình bày cho Pháp, không khỏi bỉ mặt (mất quốc thể), Pháp lại dòm ngó [vào bí mật quốc gia]; đề nghị cứ kết án, buộc bồi thường, nếu không bồi nổi thì khoan giảm (biện pháp có vẻ hình thức để đối phó trước tình huống với mục đích để Pháp cùng giáo dân không trách được). Vua chuẩn: Mật sức cho Nguyễn Chính.
(sđd., tr. 356 – 357).
---- (*) Trong nguyên văn, chỉ có một chữ “quan”. Người biên soạn (Trần Xuân An) nghĩ rằng, đây là công việc trực tiếp của Nha Thương bạc, nên chắc hẳn tập tâu ấy là của quan Thương bạc Nguyễn Văn Tường. ----
++ Tôn Thất Thuyết muốn xuống tóc đi tu ở chùa Phật giáo. Vua trách, khuyên phải lo việc nước.
(sđd., tr. 358).
++ Công việc tiễu phỉ ở biên giới phía Bắc vẫn chưa xong. Quan điểm tiễu phỉ của Hoàng Tá Viêm: phủ dụ; khác với quan điểm của Tôn Thất Thuyết: chủ đánh, tiêu diệt. Dẫu sao, nước ta vẫn phải nhờ quân Thanh kéo quân sang, hội đánh.
(sđd., tr. 360 – 362).
Pháp mặc dù đã cam kết giúp ta tiễu phỉ (ở “hòa” ước Giáp tuất [1874]), nhưng Pháp vẫn thiếu thiện chí, thậm chí lại điêu toa ngầm giúp bọn phỉ.

34) Tự Đức năm thứ 30, Đinh sửu (1877): 54 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
++ Tự Đức xuống dụ, nói về tình trạng sức khỏe ốm yếu, bệnh tật, lo phiền của bản thân nhà vua, mong các quan gắng sức.
(ĐNTL.CB., tập 34, sđd., tr. 6 – 15).
++ Thống lãnh nước Thanh Tô Nguyên Chương đem 3 doanh quân đến Bắc [Kạn], Thái [Nguyên] để đánh dẹp phỉ, nhưng lại rút quân về, vì tình hình đã thư.
(sđd., tr. 15 – 16).
++ Tướng Pháp tại Phủ súy Gia Định đệ tiến phẩm vật. Đáp lễ.
(sđd., tr. 16).
++ Hộ lí tuần phủ Trị – Bình Lê Đình Tuấn: thăng thụ thị lang, thự tả tham tri Bộ Hình.
(sđd., tr. 18).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) phụng chuẩn, giao cho sứ Pháp một ít vàng sống do Trương Gia Hội dâng lên, để nhờ thử nghiệm.
(sđd., tr. 19).
+++ Tháng hai âl..
++ Tỉnh Quảng Trị đói kém, ở kinh đô Huế giá gạo đắt. Bộ Hộ cho tạm ứng gạo lương của quan, lệnh cho nhà giàu không được tích trữ đầu cơ.
(sđd., tr. 20).
++ Hộ bộ tả thị lang Vũ Khoa: thự tuần phủ Trị – Bình. Vua căn dặn về vấn đề lương – giáo chưa yên; việc lo xa là phải kinh lí Cam Lộ.
(sđd., tr. 24 – 25).
+++ Tháng ba âl..
++ Mối thù giữa Lưu Vĩnh Phúc và người Pháp lại rắc rối, vì Pháp muốn đuổi Lưu Vĩnh Phúc khỏi Bảo Thắng (tỉnh Hưng Hóa) để chúng tiện đường lên Vân Nam (Trung Hoa).
(sđd., tr. 29 – 34).
+++ Tháng tư âl..
++ Một chiếc tàu Xích Mao (Hồng Mao, Anh) đến cửa biển Hải Dương buôn bán. Thuyền các nước, gồm cả Xích Mao, đến thông thương, đều chịu thuế như điều ước thương mại Giáp tuất (1874).
(sđd., tr. 34).
++ Thượng thư Bộ Hình Trần Bình kiêm quản Bộ Lại.
(sđd., tr. 37).
++ Lạng Sơn: vẫn còn phỉ quấy nhiễu.
(sđd., tr. 40).
+++ Tháng năm âl..
++ Nguyễn Thông tâu xin cho hơn 50 người Nam Kỳ mộ nghĩa khai khẩn. Vua y cho, dặn giấu kín hình tích.
(sđd., tr. 42 – 43).
++ Thi đình (phúc thí cử nhân thi hội trúng cách). Hộ bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần, tước hiệu Kì Vĩ bá Nguyễn Văn Tường: đọc quyển. Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Thuật: duyệt quyển. Đỗ đồng tiến sĩ xuất thân: Phan Đình Phùng (*)…
(sđd., tr. 43 – 44).
---- (*) Anh hùng chống Pháp thời Cần vương (1885 – 1896…) về sau. ----
++ Tha thóc thuế và tiền vay cho 6 huyện thượng du Hải Dương.
(sđd., tr. 48).
++ Hoàng Hữu Xứng (tả thị lang Bộ Lại): kiêm coi Viện Đô sát (*).
(sđd., tr. 48).
---- (*) Hoàng Hữu Xứng là vị quan được triều thần, nhân dân nhận định là rất thanh liêm (lời Phạm Phú Thứ). ----
+++ Tháng sáu âl..
++ Đình lệnh khuyến khích dân lạc quyên. Nhân xem danh sách tâu xin khen thưởng do Bộ Hộ lập, vua ra dụ với quan điểm chứa giàu ở dân, “dân giàu là mẹ [nuôi nấng, đùm bọc] dân nghèo” (!) (*).
(sđd., tr. 49 – 50).
---- (*) Theo hình ảnh người giàu có nhân từ trong các thuyết giáo hóa cổ xưa. ----
++ Tôn Thất Thuyết lại xin nghỉ bệnh (đã nhiều lần trong mấy năm nay).
(sđd., tr. 50).
++ Tướng Pháp phái đưa tàu thủy Bô Liêm (Bourayne) giúp ta đánh giặc biển.
(sđd., tr. 51).
++ Ban cấp cho Hoắc Đạo Sinh (Philastre) một bộ luật để y học tập, tham khảo. Y cho luật nước ta là kĩ kưỡng và thích hợp.
(sđd., tr. 53).
++ Rắc rối giữa Phạm Phú Thứ và Nguyễn [Thượng] Phiên. Đều bị giáng.
(sđd., tr. 53 – 54).
+++ Tháng bảy âl..
++ Thượng thư Bộ Hình Trần Bình chấm thi hội có hành vi ám muội, bị giáng chức, cho làm việc chuộc tội ở Sử quán.
(sđd., tr. 57 – 58).
Đại thần Cơ mật viện – Thương bạc [Viện – Bạc]: Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Lê Bá Thận. Chỉ còn 3 người!
++ Bố chính sứ Bắc Ninh Hoàng Diệu: thăng thư Hình bộ hữu tham tri.
(sđd., tr. 62).
+++ Tháng tám âl..
++ Sứ bộ sang Pháp đáp lễ: tuần phủ Hà Nội Trần Hy Tăng, mang hàm Lễ bộ tả tham tri, chánh sứ; Lại bộ tả thị lang Trần Nhưọng, phó sứ; Công bộ biện lí Hoàng Văn Vận, bồi sứ. Nguyễn Hữu Độ rất được Pháp khen và yêu tin (xin lưu ý!), vua lại bổ làm tuần phủ Hà Nội!
(sđd., tr. 63 – 64).
---- (*) Gần như đồng thời, triều đình cử sứ bộ sang Trung Hoa, Pháp phản đối dữ dội (18-9-1877). Xem: Dương Kinh Quốc, “Việt Nam, những sự kiện lịch sử”, tập 1, Nxb. KHXH., 1981, tr. 181; và các tư liệu khác về thời điểm này ----
++ Hoàng Hữu Xứng: trả việc ở Viện Đô sát [để về quê cư tang].
(sđd., tr. 64).
++ Sơn phòng sứ Quảng Trị Phan Khắc Kiệm dâng sớ: Thổ dân Cam Lộ gieo neo.
(sđd., tr. 64).
++ Bùi Viện, cử nhân người Nam Định, sung chức chánh quản đốc Nha Tuần tải thuộc Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường.
(sđd., tr. 65).
++ Nguyễn Thành Ý, Vũ Văn Phú đem vật hạng sang Pháp đấu xảo. Pháp đã bàn với Viện Cơ mật về việc đó. Nguyễn Lập vào Gia Định thay Nguyễn Thành Ý.
(sđd., tr. 65 – 66).
+++ Tháng chín âl..
++ Du Bi Lê (Dupré) về Pháp; La Phong (Lafont) sang thay.
(sđd., tr. 67).
++ Quan Viện – Bạc được phái đi ban cấp cho Hoắc Đạo Sinh (Philastre) bộ “Ngự chế Việt sử tổng vịnh” .
(sđd., tr. 68).
++ Chánh, phó tổng tài Sử quán Trần Tiễn Thành, Lê Bá Thận bị giáng 1 cấp, lưu nhiệm.
(sđd., tr. 70).
+++ Tháng mười âl..
++ Tuần phủ Hải Dương Nguyễn Tăng Doãn: tả tham tri Bộ Lại, chánh sứ; Tôn Thất Phan: phó sứ; Hoàng Văn Vận: bồi sứ. Có sự thay đổi nhân sự sứ bộ sang Pháp như vậy. Vua dặn: Nếu có cơ hội mới bàn về chuyện lục tỉnh Nam Kỳ (lấy về lại).
(sđd., tr. 71 – 72).
++ Hồ Đăng Phong (bố chính sứ Bình Thuận): lãnh tuần phủ Thuận – Khánh, thay Trương Gia Hội (đang ốm).
(sđd., tr. 72).
+++ Tháng mười hai âl..
++ Người nhà Hoắc Đạo Sinh (Philastre) đâm chết một người tên Đá (làm thuê).
(sđd., tr. 88).
++ Tàu thủy Pháp không chịu nộp thuế, bị đắm. Quan ở Viện Cơ mật định không cho cứu hộ để cảnh cáo!
(sđd., tr. 88).

35) Tự Đức năm thứ 31, Mậu dần (1878): 55 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
++ Ngũ tuần đại khánh Tự Đức. Vua ban ân chiếu.
(ĐNTL.CB., tập 34, sđd., tr. 92 – 96).
++ Tướng Pháp ở Gia Định, khâm sứ ở kinh đô, lãnh sự, thống nhiếp của 3 sở thương chính đều tiến dâng phẩm vật.
(sđd., tr. 97).

XIV. THỜI VẪN TIẾP TỤC LÀM THƯỢNG THƯ BỘ HỘ, ĐẠI THẦN VIỆN CƠ MẬT – THƯƠNG BẠC, ĐẠI THẦN QUẢN LÍ SỰ VỤ NHA THƯƠNG BẠC, ĐƯỢC THĂNG THỤ HÀM HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SĨ

++ Trần Tiễn Thành: thực thụ Văn Minh điện đại học sĩ. Nguyễn Văn Tường: thăng thụ hiệp biện đại học sĩ… Nguyễn Tư Giản được về kinh làm việc ở Viện Hàn lâm…
(sđd., tr. 97 – 98).
++ Bình Thuận động đất 3 lần. Quan Cơ mật viện – Thương bạc theo lệ tâu xin vua tự kiểm xét về hình ngục, dân tình…
(sđd., tr. 99 …).
++ Cấp súng đạn Pháp tặng cho Hà Nội.
(sđd., tr. 103).
+++ Tháng hai âl..
++ Phủ Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị), từ tháng 8 âl., Bính tí (1876) đến tháng 8 âl., Đinh sửu (1877), bị dịch, mất mạng 4. 326 người (chủ yếu ở Hải Lăng, Minh Chính).
(sđd., tr. 108).
++ Định lại điều ước thu thuế quan tấn 1 lần (cho các nha thương chính).
(sđd., tr. 109 – 110).
++ Định đổi quốc hiệu: Đại Hưng, Đại Hóa, nhưng rồi vẫn để như cũ: Đại Nam.
(sđd., tr. 110).
++ Cấp tiền hàng tháng cho Nha Thương chính học chữ Tây.
(sđd., tr. 110 – 111).
+++ Tháng ba âl..
++ Quan Cơ mật viện – Thương bạc tâu: Xin bảo cho Lưu Vĩnh Phúc để nghiêm cấm lính trong đoàn quân của y, vì vừa xảy ra vụ Hoàng Tài Gia suýt đâm phái binh Pháp (sinh khích biến).
(sđd., tr. 113).
++ Linh mục Lê Ấn (người Việt) ở làng Xuân Hòa (*), huyện Gio (Do) Linh, tỉnh Quảng Trị, mưu họp dân, kiện quan, nhưng thực ra chỉ là vu khống.
(sđd., tr. 114).
---- (*) Người biên soạn (Trần Xuân An) bổ sung (2003) bằng bút vào bản vi tính 2001: Xem thêm: TS. Cao Huy Thuần, “Các giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1957 – 1914)” (Les missionnaires et la politique colonial française au Viet Nam, 1857 – 1914), Nguyên Thuận dịch, Nxb. Hà Nội, 2003, tr. 343… ----
++ Thu thuế mỏ than Quảng Yên.
(sđd., tr. 114).
++ Lương Văn Tiến (giám đốc Hải phòng ở Hải Dương) chiêu phủ thành công dân Thanh xiêu tán ở Quảng Yên, được thăng hàm.
(sđd., tr. 115).
+++ Tháng tư âl..
++ Bố chính sứ Trà Quý Bình tâu xin cấp ruộng tế tự cho Trương Định và con trai của ông (đều là nghĩa sĩ Nam Kỳ; quê gốc: Bình Sơn, Quảng Ngãi). Cơ mật viện cho rằng người khởi nghĩa như cha con Trương Định ở Nam Kỳ rất nhiều, chờ điều nghiên về thanh tích, sẽ thi hành cho tất cả một lượt. Vua bảo nên cấp ngay, cho vợ và người trong họ tế tự.
(sđd., tr. 118).
++ Vua chuẩn y việc mở trường học chữ Tây cho Nha Thương chính Hải Dương.
(sđd., tr. 118).
++ Quan Nha Thương bạc hỏi bàn với sứ Pháp về một số thư người Pháp, người Ý xin kinh doanh, khai thác mỏ… Nhưng họ đều có vẻ thiếu thành thật, vớ vẩn…
(sđd., tr. 119 – 120).
+++ Tháng năm âl..
++ Bộ Hộ tiểu trình về phép nhiếp ảnh. Cho dựng nhà chụp ảnh cạnh Sở Thương bạc.
(sđd., tr. 125 – 126).
++ Lãnh thượng thư Bộ Hộ Nguyễn Văn Tường tâu xin đào sông xuyên Việt (phía Bắc kinh đô Huế). Vua đã cho Phan Sĩ Thục, Lê Đĩnh đi khảo sát; thấy trở ngại, nên đình. Tờ tâu của Nguyễn Văn Tường khá dài. Đây là một ý tưởng rất đặc sắc và phản ánh yêu cầu bức thiết (đường biển lắm hải tặc) nhưng khó thực hiện.
(sđd., tr. 126 – 128).
(xem nguyên văn trong ĐNTL.CB., sđd.).
++ Khai mỏ vàng Tĩnh Nê ở Cao Bằng.
(sđd., tr. 128).
+++ Tháng sáu âl..
++ Phạm Phú Thứ tâu xin bỏ cấm người buôn mua gạo một tháng. Không cho, vì sợ gạo thiếu, sinh ra nạn đói.
(sđd., tr. 130).
+++ Tháng bảy âl..
++ Vua đi xe ngự đến đàn chay tế chiến sĩ trận vong Nam Kỳ, Bắc Kỳ ở chùa Linh Mụ (Huế).
(sđd., tr. 135 – 136).
++ Lê Bá Thận (Bộ Lễ) bị phạt trượng, tội đồ.
(sđd., tr. 137 – 139).
Đại thần Cơ mật viện – Thương bạc chỉ còn 2 người: Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường.
+++ Tháng tám âl..
++ Sứ bộ sang Tây về (riêng Nguyễn Thành Ý đi đấu xảo còn ở lại). Nguyễn Tăng Doãn vẫn làm tả tham tri Bộ Lại, lại được sung Cơ mật viện – Thương bạc đại thần.
(sđd., tr. 145).
Đại thần Cơ mật viện – Thương bạc lúc này đã gồm 3 người: Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Tăng Doãn.
++ Phạm Thận Duật về kinh: tả phó đô ngự sử Đô sát viện.
(sđd., tr. 145 – 147).
++ Đúng ngày chính lễ ngũ tuần đại khánh của nhà vua, Tự Đức ban ân chiếu.
(sđd., tr. 150 – 156).
++ Hoàng Tá Viêm về kinh chúc thọ.
(sđd., tr. 157).
++ Đặc cách rót rượu vua dùng ban cho các hoàng thân, đại thần: Miên Định, Hoàng Tá Viêm, Lê Sỹ, Nguyễn Văn Tường.
(sđd., tr. 157).
++ Thưởng ngoại giao khâm sứ, lãnh sự Pháp.
(sđd., tr. 156 – 157).
+++ Tháng chín âl..
++ Thưởng ngoại giao giám mục, linh mục Nghệ An (chúc thọ vua ở nhà thờ Thiên Chúa giáo của họ).
(sđd., tr. 162).
++ Tướng nước Thanh Lý Dương Tài làm phản, trở thành phỉ quấy nhiễu Lạng Sơn.
(sđd., tr. 163 – 165).
+++ Tháng mười âl..
++ Vua xem nhật báo “Hương Cảng (*) tân văn” bàn về việc chấn hưng, thông thương và chống kẻ dám khinh rẻ (các khoản: 1. đóng tàu; 2. đúc súng; 3. học ngoại ngữ; 4. luyện tập quân), sai Viện Cơ mật xét nghĩ. Cơ mật viên phân tích, nhận định về tình hình và sức ì ở nước ta, đồng thời vạch kế hoạch. Tuy nhiên, Viện Cơ mật còn quá dè dặt: Quyết tâm canh tân chưa cao, do sự bao vây ngoại giao, sự “cấm vận” của Pháp và do sức ì nội tại nói trên (**). Vua cho là phải. Riêng việc học chữ và tiếng Tây thì cho thi hành ngay.
(sđd., tr. 165 – 167).
---- (*) Hồng Kông.
(**) Lưu ý: bản tâu của Cơ mật viện được chép lại, bị lược ý, thể hiện chưa rõ. Xem thêm về bản tâu xin bỏ lệnh cấm buôn đường biển, vào tháng ba, Tự Đức năm thứ 29, Bính tí (1876), trong ĐNTL.CB. tập 33, sđd., tr. 281 – 282. ----

++ Người Hoa, Người Tây, người Phổ (Đức) xin trưng thuế mỏ than. Cơ mật viện – Thương bạc: Khi đào được quặng, phải báo ngay.
(sđd., tr. 169).
++ Nguyễn Tăng Doãn: thăng thự thượng thư Bộ Lại, sung Cơ mật viện đại thần. Phạm Thận Duật: thụ thượng thư Bộ Hình, phó tổng tài Sử quán, kiêm quản Quốc tử giám đại thần.
(sđd., tr. 174).
++ Cấp đá lửa Nam – Ngãi cho việc quân.
(sđd., tr. 175 – 176).
+++ Tháng mười một âl..
++ Mưa lụt, đói kém. Biện pháp điều hòa lương thực.
(sđd., tr. 176).
++ Hoàng Diệu, Lâm Hoành, Đàm Khắc Nhượng, Đoàn Dao xin bỏ cấm tiền đồng khác kiểu để đánh thuế. Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường cũng bàn nghị lại và tâu lên. Trong đó có câu: “Tốn đồng, kẽm, công thợ, vật liệu của người, mà sung vào tiền hiệu thuế quan của ta, tưởng cũng hơi tiện”. Ý tưởng đó xuất phát từ nguyên tắc định mệnh giá đồng tiền: Mệnh giá = giá vật liệu (đồng, kẽm) + tiền công + tiền than củi đốt lò. Vua chuẩn y, và cho dùng cả tiền nước Thanh ở Lạng Sơn, Cao Bằng (*).
(sđd., tr. 176 – 177).
---- (*) Đại để như đồng tiền vàng trên cơ sở giá vàng thế giới ở một số nước, ở vài khu vực tiền tệ hiện nay (đồng tiền vàng EURO là một đơn cử).
Vấn đề là kiểm định chất lượng kim loại (đồng, kẽm, vàng)! Hiện nay, mệnh giá tiền vàng mới được tính như công thức trên. Ngày xưa, tính tiền đồng theo công thức ấy, dẫn đến sự bất tiện trong khi mang theo (Vì giá trị lớn phải đi đôi với khối lượng lớn. Nói cụ thể là phải gánh bằng quang thúng, chở bằng xe, khi cần sử dụng một số tiền đồng có giá trị lớn trong mua bán).
Trong những người tâu xin bỏ lệnh cấm nhân dân sử dụng tiền sềnh này, có những người yêu nước, trung nghĩa, đã trở thành anh hùng liệt sĩ trong lịch sử như Hoàng Diệu, Lâm Hoành (Hoằng)…
Xem trích đoạn nguyên văn trong ĐNTL.CB., sđd., số trang ghi trên. ----

++ Sứ bộ sang Pháp, Pháp khoản tiếp tốt; nay bố chính sứ Bình Thuận Trần Lưu Huệ đến Gia Định tặng vật phẩm đáp lễ.
(sđd., tr. 180).
++ Sứ bộ sang Xiêm: Nguyễn Hiệp (tức Nguyễn Trọng Biện), Đinh Văn Giản. Đồng thời, lại đưa Hồ Khác Hài sang Xiêm (Thái Lan) học chữ và học tiếng.
(sđd., tr. 182 – 183).
+++ Tháng mười hai âl..
++ Thu thuế mỏ sắt.
(sđd., tr. 183).
++ Vua hỏi Nguyễn Tăng Doãn, Nguyễn Thành Ý việc sang Tây.
Nguyễn Tăng Doãn tâu:
1. Pháp tăng cường quân đội, kinh tế để trả thù Phổ (Đức).
2. Pháp có bến tàu buôn bán khắp các châu (kể cả Phi, Mỹ), gồm 15 sở. Trong đó, Nam Kỳ là lớn nhất.
3. Nước Pháp đã thành nước dân chủ, có quốc hội lưỡng viện (thượng, hạ viện). Mọi vấn đề không thể quyết định ở quốc trưởng được.
4. Các nước Phương Tây đang liên kết với nhau.
Và tập tâu khác: về kĩ nghệ tàu chạy hơi nước, xe lửa, các phong tục (nhảy đầm, ngoại tình…).
Vua giáng Nguyễn Tăng Doãn về hàm cũ là tả tham tri, vẫn lãnh thượng thư; Nguyễn Thành Ý bị cách, lưu nhiệm.
(sđd., tr. 183 – 186).
Có lẽ Tự Đức bị chạm nọc do cơ chế dân chủ ở Phương Tây (riêng về lãnh vực cơ chế chính trị)!
++ Nhật báo Hương Cảng đưa tin ngoa về hậu duệ nhà Lý nước ta câu kết với giặc ở Thái [Nguyên]. Tướng Pháp ở Gia Định sợ trở ngại việc thương mại, đưa thư tỏ ý đánh giúp. Quan Nha Thương bạc viết thư đáp, rằng giặc đã trốn xa.
(sđd., tr. 187).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) bàn định về Bùi Viện, Nguyễn Hữu Thục… trong sự rắc rối tiền nong thâm thủng, mặc dù xác định rằng họ có lòng đảm đương công việc. Nguyễn Trọng Hợp nhận chức thay Nguyễn Hữu Thục.
(sđd., tr. 187).
++ Phùng Tử Tài (tướng nhà Thanh) đem 26 doanh quân sang nước ta đánh giặc Lý Dương Tài (làm phản).
(sđd., tr. 189).
++ Hoắc Đạo Sinh (Philastre) dâng thư chúc nhân dịp Tết Nguyên đán nước ta.
(sđd., tr. 189 – 190).
++ Vua bàn cùng các quan thuộc Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường về việc các tỉnh Bình Định, Phú Yên đói kém và cách chẩn cứu. Bộ Hộ tâu đáp lời.
(sđd., tr. 190 – 191).
++ Trước đây, tổng đốc Định – Yên Nguyễn Trọng Hợp dâng tập tâu về sự thiếu hụt và nhũng tệ. Điều tra: Quan nguyên bố chính sứ Nam Định là Vũ Khoa, và Sơn Phòng sứ Nam Định là Dương Khuê, có vay mượn… Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường được dụ xét xử. Một số quan lại bị thi hành án.
(sđd., tr. 192).

36) Tự Đức năm thứ 32, Kỉ mão (1879): 56 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
++ Năm nay gặp tiết thất tuần đại khánh của Từ Dũ, vua và hoàng thân, văn võ đình thần đến cung Gia Thọ chúc mừng. Ban ân chiếu.
(ĐNTL.CB. tập 34, sđd., tr. 193 – 195).
++ Lê Bá Thận phải tội, bị giam ở lao Thừa Thiên; đến khi lâm bệnh nặng, cho về nhà; nay đã chết.
(sđd., tr. 195).
++ Thuyền buôn Pháp thương mang theo súng ống, không nộp cho quan tấn thủ (quan giữ cửa biển). Quan Cơ mật viện – Thương bạc cho là trái “hòa” ước, bàn thương thuyết với lãnh sự Pháp.
(sđd., tr. 196).
++ Tuần phủ Trị – Bình Vũ Khoa, Sơn phòng sứ Hà Nội Dương Khuê (nhà thơ) bị cách chức, cho làm việc chuộc tội. Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường phụng dụ, xét nghĩ (công tố viên, phải vận dụng đúng luật). Nội các đổi nghĩ (thay đổi quyết nghị), vua gia ân. Dân Quảng Trị ái mộ Vũ Khoa (người Hương Thuỷ, Thừa Thiên) kí tên vào đơn và bỏ ra 15.000 quan tiền, kêu ở Công chính đường, xin tha cho Vũ Khoa. Đình thần không cho. Vũ Khoa và Dương Khuê đều phải đi làm việc chuộc tội.
(sđd., tr. 197 – 198).
++ Phan Sĩ Thục: tuần phủ Trị – Bình.
(sđd., tr. 198).
++ Nguyễn Thành Ý xin đem học trò đã được chọn phái đi học cơ khí ở cửa biển Thu Long (Trung Hoa). Quan Cơ mật viện – Thương bạc sợ mất quan cách (thể diện quan) của Nguyễn Thành Ý. Vua so sánh với quan Tây, và cho rằng thánh nhân (Khổng, Lão) cũng làm tiểu lại, có nhục gì đâu.
(sđd., tr. 198 – 199).
+++ Tháng hai âl..
++ Tàu công nước Anh đến Hải Dương. Pháp cản Phạm Phú Thứ tặng quà, khoản đãi. Phạm Phú Thứ không nghe. Quan Cơ mật viện – Thương bạc cho rằng khoản tặng còn ít, xin chiểu lệ tặng tàu Pháp, nhưng lại hậu hĩnh hơn để bày tỏ thiện cảm với Anh, khỏi bị Pháp độc quyền (ngoại giao, thương mại, thông tin…).
(sđd., tr. 203).
+++ Tháng ba âl..
++ Chuẩn định lệ xét xử người đốc thu thuế, lãnh trưng thuế.
(sđd., tr. 209 – 210).
+++ Tháng ba nhuận âl..
++ Người Thanh muốn dẫn người Nhật Bản đến buôn bán ở các đảo Quảng Yên.
(sđd., tr. 212).
++ Vua Tự Đức khen Pham Thận Duật am hiểu, hòa nhã. Tự Đức phê phán quan khoa đạo hiểu lầm ý vua, và khẳng định là không phân biệt Nam, Bắc khi dùng người.
(sđd., tr. 212 – 213).
+++ Tháng tư âl..
++ Định lại điều lệ cấm gạo ở Bắc Kỳ (cấm xuất khẩu gạo).
(sđd., tr. 216).
++ Khuyến khích cử hiền tài, định phép thi. Tự Đức lưu ý đến sự am hiểu tình hình quốc tế và công kĩ nghệ.
(sđd., tr. 217 – 218).
++ Quan Bộ Hộ bàn về thuyền vận tải.
(sđd., tr. 220 – 221).
++ Tổng đốc Hải Dương Phạm Phú Thứ mật tâu về việc người buôn Tây, Hoa, bọn Hán gian mưu gây biến ở Bắc Kỳ. Theo tham biện Sở Thương chính (linh mục Nguyễn [Hữu] Cư): Người buôn Tây có tên là Mô Răng Đi Ni (?) đã báo cho biết như vậy. Lí do: Nước ta cấm buôn nghiêm mật, chúng sinh oán, đã chung nộp tiền mua súng ống. Nguồn tin dân gian cũng thế. Lãnh sự Pháp cũng có ý ấy. Do nghe ngóng được vậy, Phạm Phú Thứ xin bỏ cấm xuất khẩu gạo 2 hoặc 3 tháng. Vua bảo: Thương ước đã thỏa thuận; tình hình hậu duệ nhà Lê vẫn ổn; việc cấm xuất khẩu gạo là tùy tình hình sản xuất; do đó, Phạm Phú Thứ chỉ nói thác việc… Khâm phái ngự sử Dương Quán tâu hặc: Phạm Phú Thứ cho người Thanh lén mua, xuất cảng gạo; giám đốc Hải phòng Lương Văn Tiến (anh em ngoại với Phạm Phú Thứ) cậy thế chở gạo ra nước ngoài. Tự Đức chuẩn cho Lê Điều, Trần Văn Úc ra điều tra. Phạm Phú Thứ vẫn tâu báo cho Cơ mật viện về ý đồ muốn định lại thương ước, chiếm thành Hà Nội của lãnh sự Pháp Công Tăng Tinh (Constantine). Vua cho rằng Phạm Phú Thứ đọa triều đình; nếu có thật thì cũng phải làm cho ổn thỏa, đừng gây khích biến để chứng tỏ lời mình là đúng.
(sđd., tr. 221 – 223).
++ Đường quan Bộ Hộ, Bộ Binh và Nguyễn Trọng Hợp (tuần phủ Nam Định) bị giáng cấp, lưu nhiệm vì thuyền đi tuần giặc bắn, cướp.
(sđd., tr. 225).
+++ Tháng năm âl..
++ Lê Đình Tuấn: thương biện Cơ mật viện sự vụ.
(sđd., tr. 227).
++ Sứ bộ Nguyễn Hiệp sang Xiêm về, báo cáo tình hình: 1. Xiêm nghị hòa với 9 nước: Phú, Y Pha Nho (Espagnol) Phổ (Đức), Mỹ, Bút ([Bồ?] Portugal ?), Ý, Bồ (Portugal), Hà Lan… (*), nhưng nước Anh vẫn cầm trịch… Do đó, không mất đất, mất quyền (!?). 2. Về lãnh sự Pháp (Phú) ở Xiêm: không muốn cho Đại Nam giao thiệp rộng.
(sđd., tr. 233 – 235).
---- (*) Đúng ra, còn có thêm: Bỉ, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy. Đến 1898: Nga (Russia). Tổng cộng: 12 nước (xem Nguyễn Văn Hồng, Vũ Dương Ninh, Võ Mai Bạch Tuyết, “Lịch sử thế giới cận đại”, tập 3, sđd., tr. 392). ----
+++ Tháng sáu âl..
++ Tướng Pháp La Phong (Lafont) về nước, Lư Mi Đa (Le Myre de Vilers) sang thay.
(sđd., tr. 236).
++ Hoắc Đạo Sinh (Philastre) về nước, Lê Na (Rheinart) sang làm khân sứ ở kinh đô Huế.
(sđd., tr. 236).
++ Bộ Binh, Bộ Công xin đúc súng. Vua bảo hoãn, đợi quan Cơ mật viện – Thương bạc nghĩ cách chọn phái người đi học phương pháp đúc mới.
(sđd., tr. 236).
++ Tôn Thất Thuyết bị bệnh, về Thanh Hóa điều trị. Có chỉ dụ, khỏi thì về kinh. Nay ông dâng sớ xin bàn việc với quan tỉnh. Vua bảo: Tôn Thất Thuyết có chứng nóng vội chưa khỏi; cứ tạm làm việc với quan tỉnh.
(sđd., tr. 236 – 237).
++ Tha thuế cho 18 xã, động ở Quảng Yên.
(sđd., tr. 237 – 238).
++ Nguyễn Hữu Độ tâu bày một số vấn đề. Vua cho là nói dễ, làm khó, chớ khoe khoang. Nguyễn Hữu Độ xin tự đương chức kính lí tuần tuyên. Vua đồng ý.
(sđd., tr. 239 – 242).
++ Xét mộ người học chữ Tây, công nghệ Tây.
(sđd., tr. 248).
+++ Tháng bảy âl..
++ “Đại Nam thực lục đệ tam kỉ” (kỉ Thiệu Trị) đã được khắc in xong.
(sđd., tr. 254).
++ Trần Tiễn Thành và Nguyễn Văn Tường tâu xin tha giảm án cách chức cho Đinh Hội (72 tuổi). Nhờ vậy, Đinh Hội chỉ bị giáng chức.
(sđd., tr. 259).
++ Trần Đình Túc (*), Nguyễn Hữu Độ bị vua trách vì tư báo cho lãnh sự Pháp không hợp quy định giữ bí mật (Hoàng Tá Viêm, Phùng Tử Tài chuyển quân; Pháp ngờ sợ, hỏi việc).
(sđd., tr. 260).
---- (*) Khảo sát cho đến cuối đời Trần Đình Túc, sẽ thấy ông là một vị đại quan mặc dù chủ hòa nhưng vẫn có lòng trung thành với triều Nguyễn và yêu nước. Trong trường hợp này, chỉ có Nguyễn Hữu Độ là kẻ đã làm tay sai cho Pháp; và bản chất của y càng bộc lộ rõ ở những năm về sau. Xin xem tiếp, “hồi sau sẽ rõ”. ----
+++ Tháng tám âl..
++ Cơ mật viện – Thương bạc được lệnh viết thư hỏi Pháp: Về âm mưu gây biến theo lời đe dọa của Mô Răng Đi Ni (?); về Kê La Đích (Kergaradec, lãnh sự ở Hà Nội) báo cáo với Phủ súy Pháp việc ta cấm xuất khẩu gạo khiến cho con buôn Tây oán hận; về nhật báo nước ngoài đưa tin Pháp đem thuyền chiến đến nước ta. Để giải quyết sự hiềm khích giữa Pháp và ta (Phạm Phú Thứ ưu đãi cho người buôn nước Thanh [Trung Hoa], khó ngặt với người buôn Tây), quan Cơ mật viện – Thương bạc xin thay Phạm Phú Thứ. Vua không chuẩn, chỉ mật dụ cảnh cáo Phạm Phú Thứ, khuyên đừng nên khích biến.
(sđd., tr. 262).
(xem lại: sđd., tr. 221 – 223).
Xin lưu ý: Viện – Bạc xin điều động Phạm Phú Thứ về triều, thay bằng Lê Điều (một người có tinh thần chống Pháp).
++ Pháp muốn đuổi Lưu Vĩnh Phúc khỏi Bảo Thắng (tỉnh Hưng Hóa). Nguyễn Hữu Độ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Huy Kỷ, Hoàng Tá Viêm tâu, ý kiến khác nhau. Đình thần phê phán Phạm Phú Thứ, Nguyễn Hữu Độ, đặc biệt cho rằng Nguyễn Hữu Độ theo “lời của tay buôn lão luyện mưu lợi” (người buôn Pháp…). Ở thời điểm này, triều đình đã biết rõ bản chất xấu xa của Nguyễn Hữu Độ.
(sđd., tr. 263 – 265).
++ Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Tăng Doãn (người Quảng Trị) chết.
(sđd., tr. 267).
+++ Tháng chín âl..
++ Thượng thư Bộ Lễ Đỗ Đệ, hữu tham tri Bộ Lại Hoàng Diệu sung làm chánh phó sứ toàn quyền bàn định thương ước với sứ thần Y Pha Nho Đôn Man Cô Ra Đô Ni (Ordonnez [?]).
(sđd., tr. 271).
++ Quân ta và quân Thanh bắt sống được tên tướng làm phản Lý Dương Tài, giải hắn về Trung Hoa.
(sđd., tr. 271 – 272).
++ Miễn giảm thuế cho hạ du Bắc Ninh.
(sđd., tr. 273).
+++ Tháng mười một âl..
++ Quan ở Nội các là nhóm Bùi Ân Niên tâu: Xin nghiêm cấm tiền giả của người buôn nước Thanh (Trung Hoa). Đình thần duyệt bàn, đề xuất biện pháp khiến cho con buôn người Hoa tự bỏ vì thấy không lợi nếu đúc tiền giả đem sang, và dùng cả biện pháp hình luật.
(sđd., tr. 279 – 280).
+++ Tháng mười hai âl..
++ Phạm Thận Duật có tang, ở quê, nay về kinh, tâu về việc trồng trọt cứu đói bằng các loại rau củ. Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường thông báo cho các tỉnh.
(sđd., tr. 284 – 285).
++ Thương ước Đại Nam – Tây Ban Nha (Y), gồm 12 khoản.
(sđd., tr. 290 – 295).
++ Tổng đốc Hải – Yên Lê Điều xin để Phạm Phú Thứ ở lại Hải Dương vài tháng để giúp ông am hiểu công việc.
(sđd., tr. 296).

37) Tự Đức năm thứ 33, Canh thìn (1880): 57 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
++ Lê Na (Rheinart) vào triều làm lễ chúc mừng.
(ĐNTL.CB., tập 34, sđd., tr. 297).
++ Tôn Thất Tĩnh: hữu tham tri Bộ Hộ.
(sđd., tr. 297).
++ Giảm thuế cho Quảng Nam.
(sđd., tr. 298).
++ Ban bút nghiên cho Lê Na (Rheinart).
(sđd., tr. 298).
++ Bộ Hộ (Nguyễn Văn Tường) bàn về việc xin định lại lệ trừng phạt về sổ sách chi tiêu ẩn lậu số mục.
(sđd., tr. 303).
+++ Tháng hai âl..
++ Định lệ nhất thiết nghiêm cấm tiền dị dạng.
(sđd., tr. 304).
++ Thái tử thiếu bảo, tổng đốc Nghệ – Tĩnh Nguyễn Chính: thượng thư Bộ Lại, Cơ mật viện đại thần
(sđd., tr. 306).
Đại thần Cơ mật viện – Thương bạc: Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Chính và Phạm Thận Duật (?) (*).
---- (*) Theo một số tư liệu, Phạm Thận Duật đã vào Cơ mật viện – Thương bạc từ năm này. ----
++ Khâm sứ Pháp Lê Na (Rheinart) xin đặt Nha Điện báo Bắc Kỳ. Viên ngoại lang Bộ Công Lê Văn Xuân cùng phái viên các tỉnh khám xét, làm việc.
(sđd., tr. 327).
++ Vua trách Phạm Phú Thứ nghe lời Pháp xin cho khai mỏ (trái “hòa” ước, vì lên thượng du, đến các tỉnh) và xin bỏ cấm buôn gạo.
(sđd., tr. 328).
++ 7 huyện thượng du Hải Dương đói kém.
(sđd., tr. 328).
++ Hà Nội đói. Nghệ An, Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên … có nhiều người chết đói.
(sđd., tr. 329 – 330).
+++ Tháng ba âl..
++ Thi hội: đầu đề về chia đều thuế ruộng ở Bắc Kỳ.
(sđd., tr. 330).
++ Pháp bắt được giặc biển người Hoa.
(sđd., tr. 331).
++ Phan Đình Bình (bố chính sứ Bắc Ninh) gần đây dâng sớ tâu về tình hình chấp hành thuế ruộng chia đều (ruộng công, ruộng tư bằng nhau) và về khoản thu thêm thuế ruộng tư, mỗi hộc thêm một bát cho nghĩa thương (quỹ cứu đói). Tập tâu có nhiều điểm tỏ ra bất đồng với chủ trương. Đến nay, quan Bộ Hộ Nguyễn Văn Tường tâu: “Ruộng công là của dân, mà thuế so ra có phần nặng; ruộng tư phần nhiều do bọn cường hào gian ác chiếm riêng, mà thuế so ra có phần nhẹ” ; nay đổi ra thuế chia đều là muốn cho dân nghèo khỏi bị bọn cường hào áp chế và để thống nhất trong cả nước; còn phần thuế ruộng tư thu thêm là để làm quỹ cứu đói; chỉ có bọn đàn anh giàu có ở Bắc Ninh kêu ca mà thôi! (*).
(sđd., tr. 332 – 333).
Đây là một nét tích cực lớn của thượng thư Bộ Hộ Nguyễn Văn Tường. Xin xem nguyên văn ĐNTL.CB., sđd., số trang đã ghi.
++ Viết thư cảm ơn lãnh sự ở Gia Định về việc đưa giúp dân Quảng Ngãi bị giạt vào đảo Côn Lôn trở về.
(sđd., tr. 337).
++ Đinh Hội: phó đề đốc quân thứ Ngãi – Định.
(sđd., tr. 337).
+++ Tháng tư âl..
++ Thu quyển thi hội, chuẩn bị thi đình. Vua Tự Đức bảo: “Chủ khảo cốt phải được người [giỏi, công bằng – ct.], thì học trò mới phục” (nguyên văn), nên chuẩn lấy Nguyễn Văn Tường làm chủ khảo.
(sđd., tr. 338, tr. 340).
++ Phạm Ý chết.
(sđd., tr. 338).
++ Hà Nội đói.
(sđd., tr. 339).
++ Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Công nhận xét thành lũy tỉnh Lạng Sơn quá rộng, khó giữ.
(sđd., tr. 339).
++ Tự Đức bảo Bộ Hộ cần xem xét: bọn lãnh trưng thu thuế quá đáng, không khỏi hại dân.
(sđd., tr. 339 – 340).
++ Thự hiệp biện đại học sĩ, lãnh thượng thư Bộ Hộ, Kì Vĩ bá Nguyễn Văn Tường và tả tham tri Bộ Hình Lê Đình Tuấn sung chức đọc quyển; Bùi Văn Quế, Hà Văn Quan: duyệt quyển. Đây là kì thi điện (thi đình). Đỗ tiến sĩ: Nguyễn Đình Dương…; đồng tiến sĩ: … Hoàng Văn Hòe…
(sđd., tr. 340).
++ Lê Na (Rheinart) (khâm sứ Pháp tại kinh đô) không được thăm xét mỏ than ở Quảng Nam, bèn giả thác ra việc mật, tâu thẳng lên vua, ngầm gièm quan Viện – Bạc đại thần ăn của lót trả ơn của người Hoa, ngờ người Pháp có mưu đồ gì khác… Quan Viện – Bạc xin đưa thư cho Phủ súy Pháp và gửi kèm bản sao thư của Lê Na (Rheinart) gồm các lời vu khống kể trên. Vua Tự Đức cho rằng: Lê Na (Rheinart) nói không phải (nói sai); chủ súy Pháp và Lê Na (Rheinart) cũng đều bênh nhau; vậy ta nên nhịn sự nhỏ để khỏi lỡ việc lớn, mới là khéo xử; nhưng cần bí mật thông tư cho Nguyễn Thành Ý để NguyễnThành Ý nói cho chủ súy y biết.
(sđd., tr. 341).
++ Pháp vẫn cố tình ngăn trở nước ta thông sứ hữu nghị với Xiêm. Quan Cơ mật viện – Thương bạc đem khoản 3 “hòa” ước ra để đấu tranh. Pháp lẫn bịa việc, ngăn trở!
(sđd., tr. 341 – 342).
+++ Tháng năm âl..
++ Lãnh sự Pháp ở Hải Dương tâu về việc lạm thu thuế gỗ do người Hoa lãnh trưng.
(sđd., tr. 346).
++ Tổng đốc Hải – Yên Lê Điều tâu: xin thuê người Tây làm nhân viên dẫn thủy; ông lại vẽ bản đồ đường sông và lòng sông dâng lên (giao Viện Cơ mật giữ).
(sđd., tr. 346 – 347).
++ Tướng súy Pháp ở Gia Định Ngu My Đa (?) về Pháp, Lê My (Le Myre de Vilers) sang thay.
(sđd., tr. 347).
++ Trần Đình Túc về hưu.
(sđd., tr. 349).
+++ Tháng sáu âl..
++ Đường cảng ở sông Vĩnh Định thuộc Hải Lăng, Quảng Trị (đoạn chảy qua Đa Nghi, Hội Yên, Đan Quế, Kim Long, Kim Giao) bị bồi nông. Khơi vét đã xong.
(sđd., tr. 351).
++ Tha giảm thuế năm nay và năm trước cho 5 châu tỉnh Hưng Hóa.
(sđd., tr. 351 – 352).
++ Đỗ Đệ, Hồ Trọng Đỉnh (Liễn [?]) giao thương ước với sứ thần Y Pha Nho (Espagnol).
(sđd., tr. 352).
++ Tướng súy Pháp cung tiến cá sấu.
(sđd., tr. 352).
+++ Tháng bảy âl..
++ Định rõ lại lệ cấm tiền dị dạng (tiền sềnh).
(sđd., tr. 355 – 356).
++ Lãnh sự Pháp xin mua gạo xuất khẩu. Quan Viện – Bạc là nhóm Trần Tiễn Thành (*) xin bỏ cấm 2 tháng ở 4 tỉnh không mất mùa (Ninh Bình, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương) như một cách quyền nghi! Vua cho.
(sđd., tr. 356).
---- (*) Quốc sử quán triều Nguyễn xác định rõ danh tính Trần Tiễn Thành (đứng tên ở tập tâu) trong sự việc cụ thể này. Cơ số bình thường ở Viện – Bạc gồm 4 đại thần và 12 tham biện, tư vụ… ----
++ Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường chước định điều lệ thu thuế quan.
(sđd., tr. 360 – 361).
++ Quan Viện – Bạc nghị xử thuộc viên của điển nông sứ Phan Trung: 2 thuộc viên này tự tiện giết người.
(sđd., tr. 363 – 364).
Được giao nhiêm vụ công tố viên, quan Viện – Bạc phải vận dụng đúng luật (tội danh, mức án). Quyền đổi nghĩ (thay đổi quyết nghị), vua có thể giao cho đình thần. Quyền ân giảm luôn luôn thuộc về nhà vua.
+++ Tháng tám âl..
++ Phạm Phú Thứ và Lê Tiến Thông về kinh đợi án, xin vào bái yết. Vua không cho và quở trách rất nặng: Phạm Phú Thứ thiên vị, kiêu ngạo, không chịu sửa đổi; Lê Tiến Thông ỷ vào người bà con bên ngoại (Phạm Phú Thứ)…
(sđd., tr. 364 – 365).
+++ Tháng chín âl..
++ Vũ Trọng Bình vào kinh, yết kiến. Vua hỏi về Bắc Kỳ. Ông tâu đáp: “Lòng người đều muốn được yên, nhưng cho lòng người có thể tin cậy, tôi là người ngu cũng chưa dám chắc”
(sđd., tr. 368 – 369).
++ Nguyễn Văn Tường bị lời gièm, xin trả việc ở Bộ Hộ. Người tâu (Tôn Thất Thuyết) cho rằng: Nguyễn Văn Tường tâu xin bỏ cấm tiền dị dạng, để cùng bọn người buôn tiền ấy chia lợi, mọt nước hại dân; dân kinh đô đồn rầm lên. Vua Tự Đức dụ: Tôn Thất Thuyết ít học, không thông, nóng nảy, nói càn, không đáng kể đến; lời đồn ở kinh đô cũng không có căn cứ…; không thể dẹp lời gièm ở đời, xưa nay đều thế, nên có câu: “Chống rét không gì bằng cách mặc hai lần áo” ; dẹp lời gièm không gì bằng cách luôn luôn tu tỉnh. Vua không cho từ chức, đổi chức.
(sđd., tr. 370).
(xem lại: sđd., tr. 176 – 177).
Hoàng Diệu, Lâm Hoành (Hoằng), Đàm Khắc Nhượng, Đoàn Dao là 4 người khởi đầu việc tâu xin bỏ lệnh cấm sử dụng tiền sềnh (tiền dị dạng). Chẳng lẽ Hoàng Diệu, Lâm Hoành… là đầu mối ăn của đút lót của bọn người Hoa buôn tiền sềnh? Và đã bao nhiêu lần đình nghị (cả triều đình bàn luận) thử bỏ lệnh ấy và lại cấm lệnh ấy!
Thật ra, chính nhân dân Huế bị bọn “giặc miệng giáo dân” lừa bịp (De Champeaux quyết đập tan tành uy tín Nguyễn Văn Tường); Tôn Thất Thuyết mới từ Thanh Hóa vào, cũng vô tình mắc mưu ấy.

++ Tự Đức bảo đình thần: Trần Tiễn Thành già yếu; do đó đọng việc ở Bộ Binh…
(sđd., tr. 370 – 371).
++ Hồ Trọng Đỉnh: tả tham tri Bộ Hộ, kiêm coi Viện Đô sát.
(sđd., tr. 371).
+++ Tháng mười một âl..
++ Tự Đức sai quan tỉnh Hải Dương thưởng cấp phái viên Pháp (ngoại giao!).
(sđd., tr. 383).
++ Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Văn Tường trước đây nghe viên ngự y Đỗ Văn Tuyển nói về mạch vua: Tì kém, cần “thiên sinh ô truật”. Vì vậy, khi gửi mua thuốc cho mình, ông gửi mua cùng loại ấy để đồng thời tiến lên vua. Vua cho là vua tôi cùng bệnh, càng thương nhau.
(sđd., tr. 388).

XV. THỜI TIẾP TỤC LÀM THƯỢNG THƯ BỘ HỘ, ĐẠI THẦN VIỆN CƠ MẬT – THƯƠNG BẠC, ĐẠI THẦN QUẢN LÍ SỰ VỤ NHA THƯƠNG BẠC, ĐẠI THẦN KIÊM QUẢN CỤC THUYỀN CHÍNH (VẪN HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SĨ, KÌ VĨ BÁ)

++ Theo lời tâu xin của Bộ Hộ, đình thần đã bàn, nay bắt đầu lập ra Cục Thuyền chính để đảm đương việc phát triển, điều hòa kinh tế. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lí, điều hành các thuyền trong nước. Chu Đình Kế, Lê Tiến Đức đảm nhiệm. Hai ông tâu bày về sự khởi đầu khó khăn. Do đó, Nguyễn Văn Tường sung làm kiêm quản đại thần.
(sđd., tr. 388 – 393).
++ Lãnh đề đốc quân thứ Tuyên Quang Trần Mân (trước đây cùng Nguyễn Văn Tường đánh thắng giặc ở Thanh Dã, Thái Nguyên) vừa mới chết.
(sđd., tr. 394 – 395).
++ Vũ Trọng Bình hưởng ứng việc lập Cục Thuyền chính, nên được đổi bổ làm tổng đốc [Nam] Định – [Hưng] Yên, kiêm trông coi việc tuần tiễu, vận tải ở phía Bắc.
(sđd., tr. 395).
++ Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường lo việc thu mua bạc đĩnh, bạc lạng, bạc đồng và có biện pháp khuyến khích nộp thuế lãnh trưng bằng bạc để chi dùng cho việc quân ở biên giới phía Bắc.
(sđd., tr. 396).
+++ Tháng mười hai âl..
++ Khởi công làm thêm nhà lợp ngói ở của biển Thuận An (Thừa Thiên), theo lời tâu xin của quan ở Nha Thuyền chính.
(sđd., tr. 404 – 405).
++ Bộ Hộ của Nguyễn Văn Tường dâng sổ kế toán về đinh điền, tiền thóc, vàng bạc trọn năm.
(sđd., tr. 406).

38) Tự Đức năm thứ 34, Tân tị (1881): 58 tuổi.
+++ Tháng giêng âl..
++ Tạm thuê thuyền nước Thanh ra Bắc tải gạo.
(ĐNTL.CB., tập 35, sđd., tr. 5).

XVI. THỜI THÔI GIỮ CHỨC ĐẠI THẦN QUẢN LÍ SỰ VỤ NHA THƯƠNG BẠC; VẪN ĐẢM NHIỆM VÀ KIÊM QUẢN CÁC CHỨC VỤ CŨ: THƯỢNG THƯ BỘ HỘ, ĐẠI THẦN VIỆN CƠ MẬT – THƯƠNG BẠC, ĐẠI THẦN KIÊM QUẢN CỤC THUYỀN CHÍNH (VẪN VỚI HÀM HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SĨ, TƯỚC HIỆU KÌ VĨ BÁ)

++ Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Văn Tường thôi làm quản lí Thương bạc sự vụ. Bùi Ân Niên (Bùi Dị) thay thế.
(sđd., tr. 6).
---- (*) Có lẽ cũng nên trích dẫn một đoạn báo cáo của De Champeaux gửi Phủ súy Pháp tại Gia Định: “Hôm qua tôi đã tiếp kiến quan Thương bạc. Ông đến báo cho tôi biết là ông đã từ chức thượng thư Ngoại giao… Tôi không ngờ việc vận động nhỏ của tôi chống thượng thư đó lại có kết quả nhanh đến thế… Vì thấy rằng không thể mở rộng các mối quan hệ chính trị nếu cứ phải giao thiệp với quan Thương bạc mãi, tôi đã nghĩ phải buộc ông ta từ chức và [buộc] thay ông ta bằng một người ít chống đối ảnh hưởng của ta hơn… Quan Thương bạc vẫn còn là thượng thư Bộ Hộ và thứ trưởng Viện Cơ mật. Với tư cách sau, ông vẫn còn có thể chống đối chúng ta. Muốn thoát nạn, ta còn phải đập ông tan tành cả ở phía ấy” (De Champeaux, gửi thống đốc Nam Kì, từ Huế, 06.02.1881 [mùng tám Tết Nguyên đán Tân tị], AOM. Aix, Amiraux 12923, dẫn theo Yoshiharu Tsuboi, NĐNĐDVP. & TH., UB. KHXH.TU. Tp. HCM. xb., 1993, tr. 270). Xin khảo chứng, đối chiếu với bài dụ của Tự Đức, ngày 19.5 âl., TĐ. 34 [1881] (trích từ: Thơ văn Tự Đức, tập II, “Ngự chế văn tam tập”, bài “Đuổi viên hành nhân Nguyễn Hoằng” (linh mục), Nxb. Thuận Hóa, 1996, tr. 176 – 177).
Tuy vậy, với chức năng Cơ mật viện đại thần, gọi đầy đủ từ ngữ là đại thần Viện Cơ mật – Thương bạc hay gọi tắt là quan Viện – Bạc (một nhóm người, thường là tứ trụ triều đình), Nguyễn Văn Tường vẫn tiếp tục góp phần chỉ đạo về công tác đối ngoại (xem: ĐNTL.CB. ,tập 35, sđd., tr. 39). ----

++ Nhờ Pháp thử nghiệm quặng và than mỏ. Tự Đức bảo quan Cơ mật viện – Thương bạc: “Mọi việc mượn [nhờ] người [Pháp], tóm lại như giấc mơ mộng, không có kì nào được nên việc” (nguyên văn); phải tự trù tính làm việc.
(sđd., tr. 6).

Tạm hết PHẦN 1 của CHƯƠNG SÁU.
Xin xem tiếp PHẦN 2 của chương sáu này
ở tệp 6.


Xin lưu ý: Trong cuốn sách này, người biên soạn (Trần Xuân An) có sử dụng một số từ ngữ khá cũ, theo bản dịch của Viện Sử học. Chắc hẳn Tổ Phiên dịch VSH. có dụng ý gợi lại hơi hướm ngôn ngữ Việt thế kỉ XIX. Người biên soạn cũng học tập theo tinh thần ấy (có nhiều từ ngữ phải chua thêm). Tuy nhiên, về khía cạnh trình bày, tôi cố gắng thực hiện thật sáng rõ, rạch ròi từng đề mục, kể cả loại tiểu mục, tránh nhược điểm trình bày kiểu “hủ nút” ở bản in (nhà xuất bản KHXH.) thời thập niên 60, 70 / XX… (Phải chăng có dụng ý đối với ĐNTL.CB., một bộ sách mà một số “sử gia Đàng Ngoài, maoism” có thế lực xếp vào loại “phổ biến hạn chế” ?)
Người biên soạn kính mong được sự phê bình, góp ý, chỉ bảo của người đọc.
TXA.

Việt Nam, TP. HCM.,
Thứ hai (thứ ba cũ), chiều ngày 07-02 HB6 ( 2006 )
[ mùng 10 tháng giêng, Bính tuất HB6 ]: xếp chữ xong phần 1 chương sáu.
Trần Xuân An.